5 đột phá định hình tương lai công nghệ CDN mới nhất

5 đột phá định hình tương lai công nghệ CDN mới nhất

Trong kỷ nguyên số hóa, tốc độ là yếu tố quyết định thành công. CDN đang trở thành chìa khóa vàng giúp truyền tải nội dung nhanh chóng. Hãy khám phá xu hướng công nghệ CDN mới nhất và cách chúng mang lại trải nghiệm người dùng vượt trội. Cùng Thủ Đô Multimedia cập nhật trong bài viết này nhé!

CDN là gì

CDN là viết tắt của cụm từ “Content Delivery Network”, tức là mạng phân phối nội dung. Hệ thống này bao gồm nhiều máy chủ được đặt ở nhiều vị trí khác nhau trên toàn cầu, giúp cung cấp nội dung như hình ảnh, video và trang web cho người dùng một cách nhanh chóng và ổn định, bất kể vị trí địa lý của họ.

Tình hình hiện tại của công nghệ CDN

Tìm hiểu về Công nghệ CDN hiện tại

Mạng phân phối nội dung (CDN) đã có những bước tiến vượt bậc để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng internet hiện đại. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của công nghệ CDN

Phạm vi phủ sóng toàn cầu và khả năng mở rộng:

Công nghệ CDN ngày nay được xây dựng với mạng lưới hàng nghìn máy chủ biên trải dài trên khắp thế giới. Hệ thống này cho phép nội dung được phân phối nhanh chóng và hiệu quả tới người dùng ở mọi nơi, giảm độ trễ và đảm bảo hiệu suất ổn định.

Công nghệ CDN lưu trữ đệm tiên tiến:

Không chỉ dừng lại ở lưu trữ nội dung tĩnh, các CDN hiện đại đã cải thiện khả năng lưu trữ nội dung động, giúp giữ các tài nguyên được truy cập thường xuyên gần với người dùng hơn. Điều này giảm áp lực lên máy chủ gốc và tăng tốc độ phân phối dữ liệu.

Tính ổn định và đáng tin cậy cao:

Với các cơ chế dự phòng và chuyển hướng lưu lượng thông minh, công nghệ CDN đảm bảo hoạt động liên tục ngay cả khi một máy chủ hoặc trung tâm dữ liệu gặp sự cố. Điều này duy trì sự liền mạch trong việc cung cấp dịch vụ.

Hỗ trợ các giao thức tiên tiến:

Các giao thức hiện đại như HTTP/2 và QUIC được CDN áp dụng, mang lại hiệu suất vượt trội so với HTTP truyền thống. Chúng không chỉ giảm độ trễ mà còn cải thiện thời gian tải trang, giúp trải nghiệm của người dùng trở nên mượt mà hơn.

Ngoài ra, CDN còn hỗ trợ các giải pháp tùy chỉnh nội dung, bao gồm tối ưu hóa phát trực tuyến video và hình ảnh. Nhờ đó, nội dung luôn được hiển thị với chất lượng tối ưu phù hợp với thiết bị và điều kiện mạng của người dùng, tăng tốc độ tải và giảm tiêu thụ băng thông.

Tuy nhiên, công nghệ CDN vẫn gặp nhiều hạn chế nhất định:

Phụ thuộc vào nhà cung cấp: Các doanh nghiệp sử dụng CDN phải phụ thuộc vào hạ tầng và chính sách của nhà cung cấp. Nếu nhà cung cấp gặp sự cố hoặc có thay đổi bất ngờ, điều này có thể ảnh hưởng đến dịch vụ của họ.

Phụ thuộc vào vị trí địa lý: Hiệu quả của CDN phụ thuộc nhiều vào vị trí của các máy chủ biên so với người dùng cuối. Trong một số trường hợp, nếu máy chủ không được phân bố gần người dùng, hiệu suất phân phối nội dung có thể bị ảnh hưởng.

Chi phí đầu tư cao đối với các doanh nghiệp nhỏ và hoặc những tổ chức chưa có nguồn lực mạnh

Đánh giá công nghệ CDN hiện tại đã có những sự phát triển vượt bậc so với những thời CDN truyền thống. Khi mà để tải một bức ảnh mất hàng giờ đồng hồ. Tuy còn một số hạn chế nhất định nhưng hạn chế này là nhỏ và có thể khắc phục được. Cùng Thủ Đô Multimedia tìm những giải pháp hữu ích cho vấn đề này ngay sau đây nhé!

5 xu hướng mới nổi định hình tương lai của công nghệ CDN

Công nghệ CDN đang phát triển vượt bậc với các xu hướng nổi bật sau đây mở ra những cơ hội mới cho việc phân phối nội dung hiệu quả và tối ưu hơn:

1. Công nghệ AI và máy học

Công nghệ sử dụng Ai và máy học trong CDN

Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy đang thay đổi cách thức hoạt động của CDN bằng việc tự động hóa và tối ưu hóa quy trình. Những công nghệ này dự đoán lưu lượng truy cập, điều chỉnh chiến lược lưu trữ đệm và cân bằng tải một cách linh hoạt. 

AI cũng hỗ trợ phân tích dữ liệu lớn, đưa ra quyết định thông minh trong định tuyến, bảo mật, và cải thiện hiệu suất ngay cả khi lưu lượng tăng đột biến.

Theo báo cáo từ MarketsandMarkets, thị trường tích hợp AI trong công nghệ CDN dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 25% hằng năm từ năm 2024, nhờ nhu cầu cao về phân tích dữ liệu thời gian thực. Một ví dụ nổi bật là Google Cloud CDN, sử dụng AI để tự động định tuyến lưu lượng đến các máy chủ gần nhất, giảm thời gian tải xuống tới 40% so với các phương pháp thông thường.

2. Công nghệ Multi CDN

Sử dụng multi CDN trong phân phối nội dung số

Để tối ưu hóa khả năng tiếp cận và đảm bảo tính liên tục, nhiều doanh nghiệp áp dụng chiến lược đa CDN. Việc kết hợp nhiều nhà cung cấp cho phép họ phân bổ lưu lượng thông minh. Giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động và nâng cao trải nghiệm người dùng với phạm vi phủ sóng địa lý rộng hơn và hiệu suất tối ưu.

Áp dụng công nghệ CDN hiện đại, cho phép doanh nghiệp chọn nhiều hơn một đối tác chiến lược CDN. Một doanh nghiệp thương mại điện tử lớn có thể sử dụng Akamai tại Mỹ và Cloudflare tại châu Âu để đảm bảo tốc độ truy cập tối ưu cho khách hàng ở từng khu vực.

3. Tích hợp 5G

Tích hợp công nghệ 5G vào giải pháp CDN

Mạng 5G đang nâng cấp khả năng của CDN bằng băng thông lớn hơn và độ trễ thấp hơn. Đặc biệt hữu ích trong phát trực tuyến video 4K, thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR). 

Tốc độ vượt trội và độ trễ thấp của 5G cũng hỗ trợ hiệu quả các kiến trúc điện toán biên, tạo tiền đề cho trải nghiệm người dùng vượt trội.

4. Công nghệ CDN hướng đến bền vững

Tính bền vững là ưu tiên hàng đầu trong sự phát triển của CDN. Các nhà cung cấp chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, tối ưu hóa hạ tầng để giảm tiêu thụ điện năng, và tham gia vào các sáng kiến bù đắp carbon. 

Điều này không chỉ giảm thiểu tác động môi trường mà còn củng cố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

5. Cá nhân hoá nội dung

Nhờ phân tích hành vi và dữ liệu người dùng, CDN có thể tùy chỉnh nội dung phù hợp với từng cá nhân. Từ video phát trực tuyến, nội dung web, đến quảng cáo, mọi thứ đều được điều chỉnh để tăng mức độ tương tác và sự hài lòng của người dùng. Đồng thời cải thiện tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Thủ đô Multimedia áp dụng công nghệ mới vào giải pháp CDN

Sigma Multi CDN Selector là gì?

Sigma Multi CDN Selector là một giải pháp Mạng phân phối nội dung (CDN) tiên tiến, được phát triển bởi Sigma để tối ưu hóa hiệu suất phân phối nội dung trên toàn cầu. Giải pháp này sử dụng công nghệ AI để tự động xác định và lựa chọn mạng CDN mạnh nhất cho mỗi yêu cầu phân phối nội dung.

Các tính năng chính của Sigma Multi CDN Selector

Tự động chuyển đổi CDN

Giải pháp có khả năng tự động chọn lựa CDN tốt nhất tại thời điểm yêu cầu từ người dùng. Khi có sự thay đổi về hiệu suất hoặc tải lượng của một CDN, hệ thống sẽ chuyển sang CDN khác để đảm bảo việc phân phối nội dung mượt mà và nhanh chóng, giảm thiểu độ trễ cho người dùng cuối.

Ứng dụng công nghệ AI

AI của Sigma Multi CDN Selector liên tục phân tích dữ liệu thời gian thực từ các mạng CDN khác nhau, như băng thông, độ trễ, và tình trạng máy chủ. Từ đó, hệ thống đưa ra các quyết định tối ưu về việc lựa chọn CDN sao cho hiệu suất phân phối là tốt nhất cho người dùng cuối.

Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng

Nhờ vào khả năng tối ưu hóa tự động và liên tục điều chỉnh sự phân phối nội dung, người dùng sẽ có được trải nghiệm mượt mà hơn khi truy cập vào các trang web hoặc dịch vụ trực tuyến, đặc biệt là trong các trường hợp có lưu lượng truy cập cao hoặc vào giờ cao điểm.

Giải pháp linh hoạt cho doanh nghiệp 

Các doanh nghiệp có thể tích hợp Sigma Multi CDN Selector vào hạ tầng mạng hiện tại của mình, tận dụng các CDN khác nhau để tối ưu hóa phân phối nội dung cho từng thị trường và nhóm khách hàng cụ thể, đồng thời giảm thiểu chi phí khi sử dụng một dịch vụ CDN duy nhất.

Sigma Multi CDN Selector là công nghệ CDN mới khi giải pháp này được tích hợp AI trong việc phân phối CDN phù hợp nhất cho từng khách hàng. Trước đây để làm được điều đó cần khối lượng nhân sự lớn, để điều chỉnh tín hiệu bằng tay đến từng CDN cụ thể. 

Hãy tưởng tự AI trong CDN như một người giao hàng thông minh nhất

Hãy tưởng tượng AI trong CDN giống như một nhân viên giao hàng siêu thông minh:

  • Dự đoán nhu cầu: Nhân viên này biết bạn sẽ đặt món gì và chuẩn bị sẵn để giao đến ngay khi bạn cần mà không mất thời gian chờ đợi.
  • Đi đường ngắn nhất: AI chọn tuyến đường nhanh nhất và ngắn nhất, để đảm bảo không kẹt xe (lưu lượng lớn) và giao đến bạn trong lúc nóng hổi (dữ liệu tải nhanh)
  • Đảm bảo an toàn: Nếu phát hiện nguy cơ tắc đường hoàn toàn, nhân viên sẽ nhanh chóng thay đổi lộ trình hoặc gọi hỗ trợ để đảm bảo không làm gián đoạn dịch vụ.

Đột phá mới – Trải nghiệm tuyệt vời

Sigma Multi CDN Selector là một giải pháp tiên tiến trong lĩnh vực công nghệ phân phối nội dung. Đặc biệt nhờ ứng dụng AI để mang lại hiệu quả vượt trội so với các hệ thống CDN truyền thống. Với những tính năng nổi bật, công cụ này hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tối ưu nguồn lực và giảm chi phí một cách đáng kể.

Điểm đột phá mới chính là CDN liên tục giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của nhiều mạng CDN. Sigma Multi CDN Selector đảm bảo nội dung luôn được phân phối nhanh nhất và ổn định nhất. Điều này đặc biệt hữu ích với những ngành đòi hỏi tốc độ và sự ổn định cao như phát trực tuyến hay thương mại điện tử.

Triển khai giải pháp này, khách hàng của bạn luôn có một trải nghiệm xem mượt mà, sống động từng phút giây và đắm chìm tận hưởng sản phẩm số của doanh nghiệp.

Kết luận

Trong thời đại mà tốc độ và hiệu suất là yếu tố then chốt, CDN đã và đang chứng minh vai trò quan trọng trong việc cách mạng hóa cách chúng ta phân phối và trải nghiệm nội dung số. Từ những cải tiến vượt bậc như tích hợp AI, học máy, cho đến chiến lược Multi CDN và các sáng kiến bền vững, công nghệ này không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng.

Những giải pháp tiên tiến như Sigma Multi CDN Selector chính là minh chứng cho sự đổi mới không ngừng, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, cải thiện tốc độ phân phối và tăng cường bảo mật.

Trong tương lai, với sự xuất hiện của các công nghệ mới như 5G, cá nhân hóa nội dung và thậm chí là điện toán lượng tử, CDN sẽ tiếp tục định hình cách thức chúng ta tương tác và tiếp nhận nội dung trên internet. Doanh nghiệp nào nắm bắt được xu hướng này sớm chắc chắn sẽ có lợi thế lớn trong việc cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, đồng thời vững bước trên con đường chuyển đổi số.

Thủ Đô Multimedia chắc chắn có thể giúp doanh nghiệp của bạn đi nhanh hơn trong việc truyền tải nội dung số. Đặt lịch để được tư vấn miễn phí ngay tại đây nhé! Chúng tôi sẽ phản hồi bạn nhanh chóng.

SIGMA MEDIA SERVER: Nâng cao hiệu suất Video Streaming

SIGMA MEDIA SERVER: Nâng cao hiệu suất Video Streaming

Nếu doanh nghiệp và các tổ chức truyền hình đang tìm kiếm một giải pháp đảm bảo trải nghiệm Video streaming ổn định, chất lượng cao cho khán giả. Sigma Media Server từ Thủ Đô Multimedia chính là lựa chọn không thể bỏ qua. Đây là giải pháp tối ưu giúp nâng cao sức mạnh truyền tải nội dung, mang đến trải nghiệm phát sóng mượt mà và sống động hơn bao giờ hết. Hãy khám phá chi tiết trong bài viết này!

Tổng quan về Video Streaming

Video streaming là gì?

Video streaming là một công nghệ cho phép người dùng xem video trực tuyến mà không cần tải toàn bộ nội dung về máy trước. Thay vào đó, dữ liệu video được truyền tải liên tục từ máy chủ đến thiết bị của người dùng qua Internet. Công nghệ này đã trở thành một phần quan trọng trong việc tiêu thụ nội dung số hiện đại.

Khi người dùng bắt đầu xem video, dữ liệu sẽ được tải xuống từng phần nhỏ (gọi là gói) và phát ngay lập tức. Điều này làm giảm thời gian chờ đợi và trải nghiệm của người xem.

Các loại Video Streaming

  • Streaming theo yêu cầu (On-demand Streaming): Người dùng có thể chọn nội dung để xem bất cứ lúc nào, ví dụ như Netflix hay YouTube.
  • Live Streaming: Nội dung được phát trực tiếp như các sự kiện thể thao hoặc chương trình truyền hình.
  • Streaming trò chơi (Game Streaming): Người chơi có thể tham gia vào trò chơi trực tuyến mà không cần tải về toàn bộ dữ liệu game.

Để thực hiện video streaming, cần có:

  • Kết nối Internet: Tốc độ tối thiểu khoảng 2 Mbps cho video chất lượng SD và từ 5 đến 9 Mbps cho HD hoặc 4K13.
  • Thiết bị phát: Máy tính, điện thoại thông minh hoặc thiết bị phát trực tuyến như Chromecast.
  • Giao thức truyền tải: Sử dụng các giao thức như RTMP, HLS hoặc MPEG-DASH để đảm bảo dữ liệu được truyền tải hiệu quả và liên tục.

Video Streaming: Cơ hội lớn và Thách thức không nhỏ

Cạnh tranh khốc liệt giữa những nhà phát sóng Video streaming

Giải trí luôn là một ngành được chú ý và phát triển mạnh mẽ trong tất cả các quốc gia, dù có chính thức sản xuất ra những bộ phim ảnh hay là mua lại bản quyền. Thì video giải trí luôn là sản phẩm được đông đảo người dùng đón nhận. Thời đại số hoá, video streaming càng được tận dụng, cải tiến và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Thị trường nền tảng video trực tuyến được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR 13,23%, từ 848,78 triệu USD lên 1.804,16 triệu USD trong 5 năm tới, cho thấy nhu cầu ngày càng cao đối với dịch vụ này.

Livestream thương mại điện tử:

Xu hướng livestream đang trở thành một công cụ quan trọng trong marketing và bán hàng, cho phép người tiêu dùng mua sắm trực tiếp trong các buổi phát sóng. Điều này không chỉ tạo ra trải nghiệm mua sắm liền mạch mà còn tăng cường sự tương tác giữa người bán và khách hàng.

Sự phổ biến của smartphone:

Việc sử dụng smartphone ngày càng gia tăng đã thúc đẩy khả năng xem video trực tiếp mọi lúc, mọi nơi. Điều này làm cho streaming trở nên thuận tiện hơn và dễ dàng tiếp cận hơn với đông đảo người dùng.

Nhu cầu nội dung phong phú:

Người tiêu dùng hiện đại có xu hướng ưu tiên xem video hơn là đọc nội dung văn bản. Theo thống kê, 4/5 người dùng thích xem video hơn các hình thức nội dung khác. Điều này cho thấy video streaming không chỉ là một xu hướng mà còn là một phần thiết yếu trong cách thức tiêu thụ nội dung hiện nay.

Đối mặt với thách thức trong công nghệ Video Streaming

Trong ngành giải trí, việc mang đến trải nghiệm mượt mà và thích thú cho người dùng là một mục tiêu lớn nhưng đi kèm với nhiều thách thức nhỏ. Với sự gia tăng của nhu cầu xem video, các nền tảng truyền phát đối mặt với thách thức nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Trong hành trình mang đến trải nghiệm tối ưu và vượt trội cho khách hàng, doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, trăn trở:

Tốc độ tải và độ trễ trong truyền tải nội dung

Một trong những thách thức lớn nhất trong video streaming là đảm bảo tốc độ tải nhanh và độ trễ thấp, đặc biệt khi người dùng ở các vị trí địa lý khác nhau. Độ trễ cao và tốc độ tải chậm có thể dẫn đến tình trạng giật, lag, hoặc thời gian tải dài, khiến người xem dễ bỏ qua hoặc ngắt kết nối.

Cùng là xem một trận đấu bóng đá, nhưng nhà hàng xóm “reo hò với cú tweed bất ngờ vào lưới” còn nhà bạn thì chờ đợi hồi hộp mà không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Đó chính là hai trải nghiệm khác nhau về độ trễ, một bên là độ trễ thấp và một bên là độ trễ cao. Đừng để khách hàng luôn là người “đi sau” khi thưởng thức chương trình yêu thích của họ. Như vậy thì các nhà truyền hình phát rất có thể bị giảm doanh thu. 

Chèn quảng cáo sao cho hiệu quả

Chèn quảng cáo liên tục trên kênh phát sóng

Nhiều nền tảng phát video có tích hợp quảng cáo để tạo nguồn thu, tuy nhiên, việc chèn quảng cáo một cách thiếu mượt mà khiến người xem dễ dàng Skip out. Điều đó làm doanh nghiệp không có nhiều doanh thu quảng cáo trên sản phẩm của mình. 

Ngày nay xu hướng chèn quảng cáo đã thay đổi hoàn toàn, không còn thủ công như trước đây. Khách hàng khó có thể skip quảng cáo khi xem video mà cần phải xem full quảng cáo. Đây là công nghệ mới mà nhiều doanh nghiệp chưa cập nhật.

Chất lượng truyền phát trực tiếp (live streaming)

Với sự kiện phát trực tiếp, việc duy trì chất lượng cao và ổn định là vô cùng cần thiết. Các sự cố về đường truyền hoặc chất lượng hình ảnh kém trong khi phát trực tiếp có thể làm mất đi tính chân thực và hấp dẫn của sự kiện, gây ấn tượng xấu với khán giả. Đây là thách thức lớn đối với các sự kiện thể thao, âm nhạc, hoặc hội thảo trực tuyến.

Rất nhiều các nhà tổ chức sự kiện gặp tình trạng sập live khi đang phát trực tuyến giữa hàng nghìn, triệu khán giả. Đặc biệt là những buổi phát trực tuyến game show, khi lượng fan đông đảo truy cập vào hệ thống live, thì hệ thống quá tải và sập live. Đó là một sự cố, nhưng chủ yếu là thách thức mà doanh nghiệp cần phải lường trước được. Để có giải pháp cho những lần live tiếp theo.

Khi doanh nghiệp đã hoàn tất sản phẩm, việc truyền tải video đó đến người xem còn quan trọng hơn. Bởi đây là giai đoạn cuối trong hành trình doanh thu. Doanh nghiệp cần tìm đối tác chiến lược toàn diện để có giải pháp tốt nhất trong truyền tải video streaming.

Các giải pháp chính để tối ưu hóa hiệu suất Video streaming

Khi nói về thách thức trong công nghệ video streaming, có nhiều vấn đề mà Thủ Đô Multimedia có thể giải quyết bằng các giải pháp của mình. 

Giải pháp Sigma CDN 

Tối ưu hóa tốc độ phân phối nội dung qua mạng lưới phân phối nội dung mạnh mẽ.  Giúp giảm thiểu độ trễ và đảm bảo tốc độ tải ổn định ngay cả khi số lượng người truy cập tăng cao. Điều này cực kỳ quan trọng trong việc giữ chân người xem và cải thiện sự hài lòng.

Có nhiều nhà phân phối CDN trên thế giới, nhưng Thủ Đô Multimedia sử dụng công nghệ hiện đại. Cho phép dễ dàng phát hiện và chuyển dịch các nguồn CDN tự động và cực kỳ nhanh chóng. Làm cho video luôn mượt mà từng milimet. 

Giải pháp SSAI (Server-Side Ad Insertion) 

Giải pháp Sigma SSAI

Công nghệ chèn quảng cáo liền mạch là một sự đột phá, khi mà người xem cần chờ đợi hết quảng cáo mới có thể xem tiếp. Không thể dễ dàng skip quảng cáo như trước đây. 

Công nghệ mà chúng tôi sử dụng, biến đoạn quảng cáo như định dạng video phim ảnh. Dù sử dụng phần mềm skip full quảng cáo cũng không thể phát hiện ra và skip ngay được. 

Với công nghệ đó, doanh nghiệp có thể tăng thời gian khách hàng chú ý đến quảng cáo và giữ chân khách hàng ở lại kênh của mình lâu hơn. Giúp tăng doanh thu về quảng cáo cho doanh nghiệp.

Trên các kênh Youtube ngày nay, việc chèn quảng cáo liên tục trở nên phổ thông. Người xem cũng sẵn sàng đón nhận quảng cáo hơn trước đây.

Giải pháp Media Live 

Hỗ trợ truyền phát trực tiếp với độ trễ thấp và đảm bảo chất lượng ổn định. Điều này rất cần thiết cho các sự kiện lớn như thể thao, buổi hòa nhạc, hoặc hội thảo trực tuyến, giúp cung cấp trải nghiệm mượt mà và sống động cho người xem.

Khi áp dụng Media Live, nhà tổ chức có thể phát trực tiếp với chất lượng cao mà không làm nghẽn đường truyền. Người xem có thể theo dõi buổi biểu diễn với hình ảnh sắc nét mà không phải chờ đợi tải hoặc gặp hiện tượng lag.

Doanh nghiệp có thể dễ dàng xử lý Live theo thời gian thực, kiểm soát toàn bộ quá trình Live và cho phép phát lại của mình. 

Giải pháp Media Video 

Thủ Đô Multimedia xử lý và tối ưu hóa dung lượng video, giúp cân bằng giữa chất lượng hình ảnh và băng thông cần sử dụng. Điều này rất quan trọng đối với các nhà cung cấp dịch vụ muốn giảm tải dữ liệu nhưng vẫn duy trì trải nghiệm tốt nhất. 

Khi video được tối ưu hóa về dung lượng, các nền tảng truyền phát có thể giảm tải lưu lượng dữ liệu cần thiết cho mỗi người xem. Từ đó tiết kiệm tài nguyên mạng và giúp phục vụ lượng lớn người dùng cùng lúc mà không gây nghẽn băng thông.

Hãy tưởng tượng dung lượng của một bộ phim dài 2 tiếng với độ phân giải full HD có thể nặng tới 4GB. Khi sử dụng Media Video dung lượng phim có thể giảm xuống còn 1.5 – 2 GB mà không làm suy giảm đáng kể chất lượng hình ảnh. Điều này giúp tiết kiệm tài nguyên đáng kể cho không gian lưu trữ của doanh nghiệp đáng kể. 

Giải pháp Sigma LRM 

Sigma LRM (Linear Right Management) cho phép các nhà cung cấp dịch vụ phát sóng dễ dàng quản lý nội dung trên kênh một cách hiệu quả. Từ đó giúp tạo ra trải nghiệm xem liền mạch và chuyên nghiệp cho khán giả.

Ngoài ra giúp tổ chức sắp xếp lịch trình phát sóng dễ dàng, nhanh chóng, tiện lợi bằng cách chèn tín hiệu live. Có thể thao tác chèn thêm, xoá bỏ hay sắp xếp lại lịch phát sóng trên từng kênh.

Trên đây là một số giải pháp hữu hiệu của Thủ Đô Multimedia để xử lý những khó khăn mà doanh nghiệp truyền phát Video Streaming thường gặp phải. Nó giúp doanh nghiệp “phá tan” thách thức khốc liệt và trở lại đường đua rating mượt mà hơn.

Sigma Media Server: Nền tảng All – in – one để tối ưu Video Streaming

Sigma Media Server là gì?

Giao diện của nền tảng Sigma Media Server

Sigma Media Server là nền tảng tích hợp toàn diện, cung cấp các giải pháp tối ưu hóa cho video streaming. Từ phân phối nội dung, quản lý quảng cáo, đến truyền phát trực tiếp và phân phối video theo yêu cầu. 

Được thiết kế để hỗ trợ các nhu cầu đa dạng của ngành truyền phát. Sigma Media Server giúp các nhà cung cấp dịch vụ nâng cao hiệu suất và quản lý nội dung video một cách hiệu quả, đem đến cho người dùng trải nghiệm mượt mà và chất lượng cao nhất.

Doanh nghiệp không cần mất thời gian đi tìm kiếm từng giải pháp cho nội dung của mình. Mà tại đây, chúng tôi có đầy đủ các giải pháp hữu hiệu, all-in-one để doanh nghiệp lựa chọn. Tổng hợp các giải pháp của Thủ Đô Multimedia như giải pháp Sigma CDN, SSAI, LRM, Media Video, Media Live,..

Việc của doanh nghiệp là lựa chọn những giải pháp phù hợp với nhu cầu của mình trên nền tảng Sigma Media Server của chúng tôi. 

Nơi phân phối giải pháp toàn diện Sigma Media Server

Sigma Media Server được bán trên sàn Huawei

Giải pháp Sigma Media Server hiện có sẵn trên hai nền tảng thương mại điện tử hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ: Huawei và Alibaba. Việc phân phối trên hai nền tảng uy tín này cho phép các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và trải nghiệm Sigma Media Server, đồng thời đảm bảo hiệu suất và độ tin cậy vượt trội. 

Sigma Media Server bán tại sàn thương mại điện tử Alibaba

Với hệ thống máy chủ rộng khắp của Huawei Cloud Alibaba Cloud, Sigma Media Server tận dụng tối đa hạ tầng lưu trữ mạnh mẽ và băng thông ổn định. Mang lại khả năng phân phối và lưu trữ nội dung video cho doanh nghiệp ở quy mô toàn cầu, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng một cách tối đa.

Tìm hiểu ngay: Giải pháp Sigma Media Server trên sàn Huawei

Giải pháp Sigma Media Server trên sàn Alibaba

Trải nghiệm Sigma Media Server miễn phí

Trải nghiệm Livestream miễn phí trên Sigma Media Server

Doanh nghiệp mong muốn được trải nghiệm thử ngay giải pháp Sigma Media của chúng tôi? Thủ Đô Multimedia cung cấp trải nghiệm miễn phí tính năng Livestream cho mạng nội bộ trên nền tảng. 

Hệ thống livestream miễn phí nhưng mang đến trải nghiệm toàn diện với những ưu điểm đột phá. Doanh nghiệp có thể:

  • Phát livestream trực tiếp trên nền tảng và chia sẻ link livestream đến người dùng yêu thích
  • Tích hợp công cụ và hiệu ứng chuyên nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau giúp tăng cường chất lượng nội dung trước khi phát sóng.
  • Livestream từ video đã được biên tập trước
  • Phát sóng trực tiếp trên nhiều nền tảng cùng một lúc như Facebook, Youtube,..
  • Hỗ trợ mở rộng sự hiện diện trên thương mại điện tử, tăng doanh số bán hàng

Có vô vàn những tính năng nổi bật và cực kỳ hữu ích để trải nghiệm Livestream trực tiếp miễn phí trên Sigma Media Server. Trải nghiệm ngay tại đây nhé!

Kết luận:

Giải pháp Sigma Media Server của Thủ Đô Multimedia giúp nâng cao hiệu suất Video streaming cho doanh nghiệp và tổ chức truyền hình.  Mang đến trải nghiệm phát sóng mượt mà, sống động và tốc độ nhanh hơn bao giờ hết. Giờ đây, doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập và triển khai Sigma Media trực tiếp trên các nền tảng thương mại điện tử hàng đầu như Huawei Alibaba

Hãy triển khai Sigma Media Server ngay hôm nay để tối ưu hóa hiệu quả truyền phát và kết nối mạnh mẽ hơn với khán giả!

BẢO VỆ EBOOK VỚI DRM: Trải nghiệm mới với quản lý Ebook cho doanh nghiệp

BẢO VỆ EBOOK VỚI DRM: Trải nghiệm mới với quản lý Ebook cho doanh nghiệp

Trong thời đại kỹ thuật số, việc bảo vệ nội dung eBook là điều cần thiết đối với các tác giả, nhà xuất bản và tổ chức. Khi Ebook ngày càng trở nên phổ biến, nguy cơ truy cập, sao chép và phân phối trái phép cũng tăng lên. Các giải pháp DRM của Thủ đô Multimedia cung cấp tính bảo vệ eBook mạnh mẽ, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Hiểu về DRM sách điện tử

Sách điện tử là gì?

DRM (Digital Rights Management) trong sách điện tử là các biện pháp quản lý quyền kỹ thuật số được áp dụng nhằm bảo vệ bản quyền của sách điện tử. DRM được thiết kế để ngăn chặn sao chép, chia sẻ hoặc phân phối trái phép nội dung sách số, giúp tác giả và nhà xuất bản giữ quyền kiểm soát và đảm bảo doanh thu từ việc bán sách điện tử.

Bảo vệ Ebook: Nhu cầu về phần mềm DRM

Ebook lậu và nguy cơ xâm phạm bản quyền “liên tục”

Bên cạnh vấn đề sách giả, sách lậu trong lĩnh vực sách in, hiện nay các đơn vị phát hành đang phải đối mặt với “vấn nạn mới” từ sách lậu trong mảng Ebook. Sách điện tử giúp tiếp cận với đối tượng trẻ hơn, thích khám phá công nghệ và sự tiện lợi dù ở bất cứ đâu và dễ dàng lưu trữ tài liệu cho riêng mình. 

Tuy nhiên cũng giống như sách giấy, sách điện tử cũng dễ dàng bị xâm phạm bản quyền tác giả mạnh mẽ. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến nhà xuất bản và người đọc.

Nhà xuất bản sách nổi tiếng của hàng nghìn cuốn sách Nhã Nam chia sẻ: “Gần như cuốn ebook nào mới ra cũng bị ăn cắp nội dung. Các thao tác để lấy cắp rất đơn giản, sau đó các đối tượng đi phát tán nội dung ở nhiều nơi, chia sẻ dưới nhiều hình thức, miễn phí hoặc với số phí rẻ hơn rất nhiều so với ebook “chính hãng”.

“Trong số hơn 1000 đầu sách ebook của Alphabooks và Omega Plus, có đến vài trăm đầu bị xâm phạm bản quyền dưới hình thức sách điện tử đăng tải tràn lan trên các trang mạng cá nhân chia sẻ miễn phí hoặc kinh doanh kiếm lời.” đại diện của Alpha Books chia sẻ.

Công nghệ phát triển đã tạo ra những công cụ tinh vi có thể sao chép nội dung số nhanh chóng và đơn giản hơn. Ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh mở rộng của các nhà xuất bản và sự phát triển của đất nước.

Đại diện Nhã Nam chia sẻ: “Vì những lý do này, mảng ebook của Nhã Nam đã tạm dừng, và đơn vị tập trung vào phát triển mảng sách in nhiều hơn.”

Ebook vi phạm bản quyền nhiều hơn sách in

Trải nghiệm mượt mà những dễ bị đánh cắp bản quyền

Ông Nguyễn Cảnh Bình – Giám đốc Công ty CP Sách Alpha cho biết: So với sách in, sách điện tử có con đường đến với độc giả ngắn nhất, chỉ cần một thiết bị đọc điện tử. Nhưng đó cũng là điểm yếu khiến các bản sao bất hợp pháp dễ dàng được phát tán tràn lan. 

Chính bởi đặc tính đó mà vi phạm bản quyền ebook diễn ra nhanh chóng và khó kiểm soát hơn sách in nhiều.

Đại diện Chibooks cũng phàn nàn, để hoàn thành một cuốn sách in mất khoảng 6 tháng, nhưng việc biến thành ebook và đưa lên internet chỉ mất vài ngày. Do đó, ebook lậu khiến các đơn vị phát hành sách in bị thất thu nặng.

Đọc thêm: Hệ luỵ của vi phạm bản quyền ebook

Đi tìm “vũ khí” để bảo vệ ebook cho doanh nghiệp

Đối mặt với những “vấn nạn ăn cắp chất xám” hoành hành, doanh nghiệp luôn mong muốn có giải pháp thích hợp để “trừng trị” chúng. Việc bảo vệ bản quyền tác giả, nhà xuất bản cần mạnh mẽ hơn nữa. Lúc đó là khi giải pháp DRM ra đời, vô cùng cần thiết cho doanh nghiệp, tổ chức sản xuất ebook ngày nay.

DRM là giải pháp bảo vệ bản quyền hàng đầu về công nghệ, để kiểm soát và phân quyền sử dụng cho từng người hoặc từng nhóm đối tượng. Chỉ có những ai được phân quyền mới có quyền xem, lưu hay share tài liệu. Tính năng này giúp kiểm soát hiệu quả việc quay nén, copy hay thương mại hoá sản phẩm ebook của doanh nghiệp.

DRM chính là vũ khí tối thượng mà mọi doanh nghiệp phân phối sách điện tử và mong muốn bảo vệ ebook cần biết đến và triển khai. 

Phần mềm DRM: Bảo vệ Ebook dễ dàng

Phần mềm DRM cho phép các nhà xuất bản và tác giả kiểm soát cách thức mà người dùng truy cập và sử dụng nội dung của họ. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về các chức năng chính của phần mềm DRM liên quan đến sách điện tử.

Mã hóa

Mã hóa là một trong những chức năng cơ bản của phần mềm DRM. Nội dung sách điện tử được mã hóa bằng một khóa mã hóa (encryption key) mà chỉ những người dùng được cấp phép mới có thể giải mã. Sau khi mã hóa, tệp tin có thể được chia sẻ nhưng chỉ những người có khóa giải mã mới có thể mở nó.

Kiểm soát truy cập

Phần mềm DRM cho phép quản lý quyền truy cập vào sách điện tử một cách chặt chẽ. Điều này bao gồm:

Thiết lập quyền truy cập: Nhà xuất bản có thể quy định ai có quyền truy cập vào nội dung, cũng như các điều kiện sử dụng như số lần cài đặt hoặc thời gian sử dụng.

Theo dõi hành vi người dùng: Hệ thống có thể ghi lại thông tin về cách mà người dùng tương tác với nội dung, từ đó giúp quản lý và bảo vệ bản quyền hiệu quả hơn.

Cấp phép

Cấp phép là một phần không thể thiếu trong quản lý bản quyền thông qua DRM. Nó xác định các quyền mà người dùng có đối với nội dung mà họ đã mua hoặc thuê:

Giấy phép sử dụng: Khi người dùng mua sách điện tử, họ nhận được một giấy phép đi kèm, xác định rõ ràng các quyền hạn như phát lại, sao chép hoặc chia sẻ.

Thay đổi quyền hạn: Nhà xuất bản có thể thay đổi điều khoản cấp phép bất kỳ lúc nào, và những thay đổi này sẽ có hiệu lực ngay cả với những tài liệu đã được tải xuống trước đó.

Vẫn luôn có “lối thoát” cho doanh nghiệp kinh doanh chính nghĩa, DRM chắc chắn là giải pháp hữu hiệu và tối ưu nhất để giúp doanh nghiệp bảo vệ ebook. 

Thủ Đô Multimedia: Nâng cao tính năng bảo vệ Ebook công nghệ mới

Giải pháp của Thủ Đô Multimedia giúp bảo vệ bản quyền sách điện tử

Thủ Đô Multimedia đang tiên phong nâng cao khả năng bảo vệ ebook bằng công nghệ mới, nhằm mang lại giải pháp hiệu quả cho các đơn vị xuất bản trong việc ngăn chặn tình trạng vi phạm bản quyền.

Giải pháp Sigma DRM là một trong những giải pháp bảo vệ bản quyền hàng đầu tại Việt Nam, Thủ Đô Multimedia là tổ chức đầu tiên tại Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường này. Giải pháp của chúng tôi đạt chuẩn chứng nhận của Caspersian – một tổ chức cấp chứng nhận bản quyền lớn nhất thế giới. 

Công nghệ Sigma DRM có bảo mật cao, giúp kiểm soát tốt nội dung số, tránh thất thoát hoặc dễ dàng bị “đánh sập” bởi những tên hải tặc tinh vi. 

Điều đó chứng tỏ rằng, giải pháp của chúng tôi – Sigma DRM là đáng tin cậy. Chúng tôi có thể bảo vệ bản quyền số cho đa lĩnh vực và chắc chắn có thể bảo vệ tốt lĩnh vực giáo dục. Bảo vệ ebook dễ dàng với Sigma DRM của chúng tôi ngay nhé!

Lợi ích của Sigma DRM đối với bảo vệ Ebook

Thủ Đô Multimedia là công ty hàng đầu trong lĩnh vực DRM (Digital Rights Management) cho sách điện tử, cung cấp các giải pháp bảo vệ toàn diện giúp tổ chức bảo vệ ebook và các nội dung số khác. Nền tảng của Thủ Đô Multimedia giúp người sáng tạo nội dung bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong khi vẫn đảm bảo trải nghiệm người dùng liền mạch.

Các tính năng bảo vệ Ebook của Thủ Đô Multimedia bao gồm:

Bảo vệ chống vi phạm bản quyền:

Thủ Đô Multimedia sử dụng công nghệ mã hóa tiên tiến và kiểm soát truy cập để ngăn chặn mọi hành vi sao chép trái phép. Điều này đảm bảo ebook được bảo vệ chặt chẽ, ngăn chặn việc phân phối và truy cập trái phép.

Kênh phân phối an toàn:

Thủ Đô Multimedia cung cấp các kênh phân phối được mã hóa và bảo mật, giúp ebook đến tay người dùng cuối một cách an toàn. Các tệp ebook chỉ có thể được mở và đọc trên các thiết bị hoặc ứng dụng được xác thực, giúp giảm thiểu nguy cơ thất thoát nội dung.

Kiểm soát sử dụng linh hoạt:

Nhà xuất bản có thể thiết lập các điều khoản sử dụng ebook, từ giới hạn số lần in ấn, số thiết bị được phép truy cập đến các quyền hạn chế như sao chép và chia sẻ. Tính năng này giúp điều chỉnh linh hoạt các điều kiện truy cập tùy theo đối tượng người dùng và mục đích kinh doanh.

Tăng doanh thu mạnh mẽ: 

Bằng cách bảo vệ bản quyền chặt chẽ và tối ưu hóa các kênh phân phối, Thủ Đô Multimedia giúp các nhà xuất bản tăng trưởng doanh thu bền vững. Khi việc bảo mật được thắt chặt, người dùng sẽ có xu hướng mua ebook từ các nguồn chính thống, tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho tác giả và nhà xuất bản.

Khi ebook được bảo mật chặt chẽ, người dùng khó có thể tiếp cận sản phẩm từ các nguồn không chính thống. Điều này thúc đẩy họ lựa chọn các kênh phân phối hợp pháp, nơi ebook được bảo vệ và sử dụng hợp pháp. 

Đồng thời, Thủ Đô Multimedia còn cho phép nhà xuất bản kiểm soát giá trị của từng bản ebook thông qua việc thiết lập các chính sách sử dụng linh hoạt. Nhà xuất bản có thể cung cấp quyền truy cập ebook theo hình thức thuê bao, mua đứt, hoặc cấp phép sử dụng theo thời gian. Giúp tối ưu hóa doanh thu theo nhiều mô hình kinh doanh khác nhau.

Với những tính năng tiên tiến, Thủ Đô Multimedia mang đến giải pháp DRM toàn diện, giúp bảo vệ bản quyền và tối ưu hóa doanh thu cho các tổ chức trong lĩnh vực xuất bản số.

Các lĩnh vực cần bảo vệ Ebook bằng công nghệ Sigma DRM

Công nghệ Sigma DRM cung cấp một giải pháp bảo vệ ebook tuyệt vời cho nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và ngăn chặn vi phạm bản quyền. 

Dưới đây là ba lĩnh vực nổi bật cần sự bảo vệ mạnh mẽ từ Sigma DRM:

1. Giáo dục

Ngành giáo dục đi đầu về sách điện tử

Trong ngành giáo dục, sách điện tử (ebook) đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên và giảng viên. Tuy nhiên, việc sao chép và phân phối trái phép tài liệu học tập có thể dẫn đến mất mát doanh thu cho các tổ chức giáo dục và giảng viên. Công nghệ Sigma DRM bảo vệ ebook giáo dục khỏi việc sao chép, in ấn trái phép và chia sẻ không hợp pháp. Đồng thời cho phép nhà xuất bản hoặc tổ chức quản lý quyền truy cập của người dùng, bảo đảm tính bảo mật cho tài liệu học tập.

Hiện nay các tài liệu học tập của các giảng viên hàng đầu đều dễ dàng bị đánh cắp và sử dụng tràn lan. Điều đó ảnh hưởng đến thu nhập của những người tác giả ebook.

2. Văn học và tiểu thuyết

Xuất bản sách giấy tiểu thuyết qua sách điện tử

Các tác phẩm văn học, tiểu thuyết điện tử là những sản phẩm trí tuệ dễ bị sao chép và phát tán không hợp pháp. Việc bảo vệ Ebook trong lĩnh vực văn học bằng Sigma DRM giúp tác giả và nhà xuất bản bảo vệ bản quyền, ngăn ngừa việc phân phối trái phép và đảm bảo rằng người dùng phải mua sách qua các kênh phân phối hợp pháp. 

Các tính năng như dấu mờ động giúp theo dõi và ngăn chặn việc chia sẻ trái phép, từ đó bảo vệ quyền lợi tài chính của tác giả.

3. Khoa học và công nghệ

Sách điện tử ngành khoa học công nghệ ngày càng phổ biến

Các ebook chuyên ngành trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thường chứa thông tin quan trọng và nghiên cứu độc quyền. Việc sao chép và phát tán trái phép các tài liệu này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và lợi nhuận của các tổ chức nghiên cứu và xuất bản. 

Sigma DRM giúp bảo vệ các tài liệu khoa học, sách hướng dẫn, nghiên cứu và tài liệu công nghệ khỏi việc sao chép và phân phối không hợp pháp. Hệ thống kiểm soát quyền truy cập và sử dụng linh hoạt của Sigma DRM đảm bảo rằng chỉ những người dùng có quyền hạn mới có thể tiếp cận và sử dụng nội dung.

Công nghệ Sigma DRM đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các ebook trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ giáo dục, văn học, đến khoa học và công nghệ. Việc sử dụng Sigma DRM giúp ngăn chặn vi phạm bản quyền, bảo vệ quyền lợi của tác giả và nhà xuất bản, đồng thời duy trì sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp xuất bản số.

Kết luận: 

Việc bảo vệ ebook là rất quan trọng nhưng việc mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng cũng quan trọng không kém. Chính vì vậy các nhà cung cấp dịch vụ ebook nên tìm kiếm giải pháp DRM thân thiện với người dùng. Thủ Đô Multimedia tự tin có thể mang lại trải nghiệm đáng giá và tuyệt vời cho cả hai. Vừa dễ kiểm soát quyền cho doanh nghiệp, vừa duy trì thao tác nhanh gọn cho khách hàng.

Phần mềm Sigma DRM eBook đóng vai trò như một rào cản chống lại việc truy cập, chia sẻ và vi phạm bản quyền trái phép. Các giải pháp hàng đầu như Thủ Đô Multimedia cung cấp – một bộ tính năng toàn diện cho phép các tổ chức bảo mật eBook của họ mà không ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng. Khi thế giới kỹ thuật số tiếp tục mở rộng, Sigma DRM eBook vẫn là một công cụ thiết yếu để duy trì tính toàn vẹn và giá trị của nội dung kỹ thuật số.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về giải pháp này, vui lòng liên hệ với Thủ Đô Multimedia, chúng tôi sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Đọc thêm: bảo vệ khoá học trực tuyến tại Moon.vn

Đọc thêm: cách tạo khóa học trực tuyến chất lượng

Khóa Học Trực Tuyến: Mỏ Vàng Đầu Tư Năm 2025

Khóa Học Trực Tuyến: Mỏ Vàng Đầu Tư Năm 2025

Bạn là doanh nghiệp giáo dục, tổ chức đào tạo hay công ty công nghệ đang tìm kiếm giải pháp để tạo và kinh doanh khóa học trực tuyến hiệu quả? Hãy cùng Thủ Đô Multimedia khám phá cách tối ưu hóa doanh thu từ khóa học trực tuyến năm 2025.

Tại sao các doanh nghiệp B2B nên đầu tư vào khóa học trực tuyến?

Từ thời kỳ Internet phát triển mạnh mẽ, mọi thứ được chuyển dịch sang số hoá. Thì việc đào tạo kiến thức qua trực tuyến dần trở thành mô hình phổ thông. Chính bởi nó trở nên phổ biến, khách hàng đã quen với việc học trên các khóa học trực tuyến. Nên nó trở thành mô hình tiềm năng, cần được phát triển và khai thác sâu.

Hình thức đào tạo trực tuyến lên ngôi

Thời điểm giáo dục khách hàng học trực tuyến đã qua, đến lúc doanh nghiệp “nhảy vào” và phát triển mạnh mẽ nhờ sự hưởng ứng của số đông học viên.

Theo các báo cáo nghiên cứu thị trường gần đây từ ResearchAndMarkets và Statista, quy mô thị trường edTech tại Việt Nam đã đạt khoảng 1 tỷ USD vào năm 2023. Dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm khoảng 20% trong những năm tới

Dự báo, đến năm 2025, quy mô thị trường có thể đạt từ 1,5 đến 2 tỷ USD, nhờ vào sự gia tăng nhu cầu về giải pháp học tập trực tuyến, sự đầu tư mạnh mẽ từ các nhà đầu tư, và sự phát triển không ngừng của công nghệ trong giáo dục. 

Những dự báo này, phản ánh tiềm năng phát triển lớn của thị trường edTech tại Việt Nam. Đồng thời cho thấy rằng ngành này đang trở thành một lĩnh vực hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, các tổ chức đã nhận ra rằng việc sử dụng các công cụ phần mềm e-Learning có thể tăng năng suất lên đến 30%. 

Không chỉ vậy, e-Learning còn tăng mức độ tương tác của nhân viên lên 18% và giảm yêu cầu thời gian của nhân viên ít hơn tới 60% (SHIFT eLearning). Quan trọng nhất, e-Learning có giúp tỷ lệ lưu giữ kiến ​​thức tốt hơn cho học viên (lên đến 60%) so với đào tạo trực tiếp. 

Những lợi ích này khiến cho e-Learning ngày càng được ưa chuộng và vươn lên thành xu hướng tất yếu cho ngành đào tạo toàn cầu. Minh chứng cụ thể cho sự ứng dụng rộng rãi của e-Learning trên toàn cầu là 77% tổ chức Hoa Kỳ sử dụng hệ thống elearning vào năm 2017 (StrategyR, 2021).

Xu hướng khoá học trực tuyến ngày càng tăng trên toàn quốc

Học tập trực tuyến ngày càng phổ biến và không có gì ngạc nhiên khi 1/3 người dùng Internet dưới độ tuổi 18 và 46% trong số những người từ 16 – 24 tuổi sử dụng tài liệu học tập trực tuyến. Bên cạnh đó, 15% những người ở các độ tuổi này cũng từng tham gia một khóa học trực tuyến.

Đặc biệt, đào tạo trực tuyến tiết kiệm chi phí khi mở rộng quy mô. Doanh nghiệp có thể đào tạo 50 học viên trong một hóa học trực tuyến. Nhưng khi đã có mức uy tín trong thị trường, việc dạy 100 người, 200 người thì mức chi phí không tăng đáng kể như đào tạo trực tuyến. Edtech cho phép người dạy, người học linh hoạt về quy mô. Hoặc đơn giản là, một khoá học xây lên một lần nhưng có thể truyền tải nội dung đến hàng nghìn, triệu người nếu muốn.

Nhờ có công nghệ mà doanh nghiệp tiết kiệm được tiền bạc, nhân sự và có thể tiếp cận được một lượng người học ngày càng lớn.

Như vậy, đào tạo khoá học trực tuyến chính là “thị trường xanh” mà doanh nghiệp nên đầu tư phát triển để sinh lời cao. Bởi nó vừa giúp doanh nghiệp đem đến những giá trị tích cực, bổ ích cho người học, vừa đóng góp cho xã hội và có được mức doanh thu tiềm năng. Nếu doanh nghiệp đang phân vân có nên đầu tư phát triển các khóa học trực tuyến để kinh doanh, thì 2025 chính là “thời điểm vàng” hành động và tạo lên kết quả tốt nhất. 

Cách xác định nhu cầu thị trường cho khóa học trực tuyến của doanh nghiệp

Khoá học trực tuyến của bạn liệu có phù hợp với thị hiếu thị trường? Ai sẽ là khách hàng tiềm năng của khoá học trực tuyến đó? Doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường để tìm ra câu trả lời cho khoá học phù hợp.

Sử dụng công cụ phân tích xu hướng

Google Trends là công cụ phổ biến để tìm hành vi của người dùng theo thời gian. Đâu là những xu hướng gần đây đang nổi bật. Doanh nghiệp có thể tìm từ khóa liên quan đến lĩnh vực giáo dục hoặc chủ đề khoá học mà bạn đang cân nhắc. 

Bằng cách phân tích xu hướng tìm kiếm, doanh nghiệp có thể phát hiện ra những chủ đề đang lên ngôi và những từ khóa có lượng tìm kiếm cao. Điều này  giúp bạn điều chỉnh nội dung khoá học sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của người học. 

Ví dụ nếu doanh nghiệp thấy “khoá học trực tuyến makeup cá nhân” đang trở thành xu hướng trong giới beauty, thì việc doanh nghiệp xây dựng những khoá học như thế là một cách nhanh chóng để tăng lượng học viên đăng ký.

Phân tích thông qua các “ông lớn”

Ahrefs hay SEMrush cũng là công cụ phổ biến giúp phân tích các từ khoá, lưu lượng truy cập và độ cạnh tranh của trang web trong lĩnh vực giáo dục trực tuyến.

Doanh nghiệp có thể xác định các từ khóa liên quan đến khóa học trực tuyến của mình đang được tìm kiếm nhiều nhất và mức độ cạnh tranh từ đối thủ. Điều này giúp doanh nghiệp phát triển nội dung độc đáo và hấp dẫn hơn.

Dữ liệu từ các nền tảng lớn như Coursera, Udemy là một cách sáng tạo để khảo sát thị trường. Theo dõi các khoá học phổ biến trên những nền tảng này để xem xét số lượng học viên đăng ký, đánh giá và phản hồi của họ. Thông qua đó, doanh nghiệp biết được khoá học nào tiềm năng, phân tích được nội dung, phương pháp giảng dạy hiệu quả và cách tiếp thị của họ sử dụng. 

Ví dụ: Nếu một khóa học về “quản lý dự án” thu hút hàng nghìn học viên với đánh giá cao, bạn có thể xem xét cách học thiết kế nội dung và cách thức giảng dạy để áp dụng cho khóa học của mình.

Doanh nghiệp cũng cần đầu tư chi phí vào việc nghiên cứu thị trường trực tiếp, bởi nó cho doanh nghiệp các chỉ số trực quan hơn. Doanh nghiệp có thể khảo sát khách hàng qua Google Forms, để hiểu hơn về nhóm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp muốn hướng tới. 

Việc khảo sát trực tiếp có thể tốn kém và mất thời gian nhưng nó lại mang lại cho doanh nghiệp kết quả chính xác nhất đối với tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tận dụng kết quả khảo sát để cho ra mắt những khoá học khác nhau phù hợp với mong muốn, nhu cầu của học viên. 

Khách hàng của doanh nghiệp thường có sẵn trong những cộng đồng trên mạng xã hội. Doanh nghiệp có thể nghiên cứu khách hàng bằng việc đọc comment hay những thắc mắc của member trong group để hiểu những nỗi đau và khoá học của doanh nghiệp giải quyết được gì? 

Trước khi cho ra mắt khoá học mất phí, doanh nghiệp cũng có thể cho họ trải nghiệm miễn phí để họ cảm nhận và đưa ra feedback phù hợp. 

Ngoài ra doanh nghiệp có thể tham gia vào những diễn đàn và cộng đồng B2B để theo dõi các cuộc thảo luận liên quan đến giáo dục trực tuyến và nhận những phản hồi thực tế từ những người trong ngành.

Việc xác định nhu cầu thị trường cho khóa học trực tuyến đòi hỏi một quy trình nghiên cứu kỹ lưỡng và toàn diện. Bằng cách kết hợp phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Khảo sát đối tượng, tham gia cộng đồng chuyên môn. Doanh nghiệp sẽ có được cái nhìn sâu sắc về nhu cầu thực tế của người học. Điều này giúp doanh nghiệp phát triển nội dung khóa học trực tuyến phù hợp và chiến lược kinh doanh dài hạn.

Lợi nhuận “hậu hĩnh” từ kinh doanh khóa học trực tuyến

Kinh doanh khóa học trực tuyến đang trở thành một trong những nguồn thu nhập hấp dẫn trong thời đại công nghệ số. Bởi nó không chỉ mang lại kết quả về doanh thu mà có khả năng tạo thương hiệu mạnh mẽ và xây dựng cộng đồng học viên bền vững.

Tỷ suất lợi nhuận của các khoá học trực tuyến có thể lên tới 85% sau khi trừ đi chi phí sản xuất và tiếp thị. Điều này chủ yếu là do không cần chi phí lưu kho hay đóng gói như các sản phẩm vật lý. 

Một khoá học trực tuyến chỉ  cần “đóng gói” một lần đầu và kiếm tiền bền vững trên khoá học đó nhiều lần. Điều này cho phép doanh nghiệp tạo ra nguồn thu nhập thụ động dài hạn. Việc update khoá học cũng trở nên đơn giản, doanh nghiệp chỉ cần quay lại shot cần update và sắp xếp lại trong khoá học. Cực tiện lợi và nhanh chóng.

Xây dựng sự uy tín, thương hiệu cho doanh nghiệp. Khóa học trực tuyến chất lượng cao giúp doanh nghiệp khẳng định được thương hiệu của mình như một nhà cung cấp giải pháp giáo dục hàng đầu. Một khi thương hiệu được nhận diện, nguồn doanh thu từ việc giới thiệu khóa học sẽ tăng nhanh, mang lại lợi nhuận lớn cho tổ chức.

Đào tạo trực tuyến dưới nhiều hình thức khác nhau

1. Mô hình khóa học đại chúng mở (MOOC):

Đây là mô hình cho phép hàng triệu người học cùng tham gia vào một khóa học mà không có giới hạn về số lượng. Các khóa học thường được cung cấp miễn phí hoặc với chi phí thấp, nhằm thu hút đông đảo người học.

Ví dụ: Các nền tảng như Coursera, edX cung cấp nhiều khóa học từ các trường đại học danh tiếng.

2. Mô hình khóa học trực tuyến đăng ký hàng tháng

Người học trả một khoản phí hàng tháng để truy cập vào toàn bộ nội dung khóa học. Mô hình này giúp tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho nhà cung cấp.

Ví dụ: Nền tảng như Skillshare hoạt động theo mô hình này, cho phép người dùng truy cập vào hàng ngàn khóa học với một mức phí cố định.

3. Mô hình bán khoá học độc quyền:

Các giảng viên hoặc tổ chức giáo dục phát triển và bán các khóa học độc quyền với giá cao hơn, thường đi kèm với nội dung chất lượng cao và hỗ trợ cá nhân hóa.

Ví dụ: Nền tảng như Udemy cho phép giảng viên tự tạo và bán khóa học của mình, với khả năng điều chỉnh giá cả theo nhu cầu thị trường.

4. Mô hình kết hợp:

Kết hợp giữa việc học trực tuyến và các buổi học trực tiếp để tăng cường trải nghiệm học tập. Mô hình này giúp người học có thể tương tác trực tiếp với giảng viên và bạn bè.

Ví dụ: Nhiều trường đại học hiện nay áp dụng mô hình này trong các chương trình đào tạo của họ.

5. Mô hình nhượng quyền giáo dục:

Các tổ chức giáo dục có thể nhượng quyền thương hiệu và chương trình đào tạo cho các cá nhân hoặc tổ chức khác để mở rộng quy mô.

Ví dụ: Một số trung tâm đào tạo tiếng Anh hoặc kỹ năng mềm sử dụng mô hình nhượng quyền để phát triển mạng lưới chi nhánh.

5 bước hình thành khóa học trực tuyến kinh doanh thành công

Để xây dựng một khóa học trực tuyến B2B thành công, doanh nghiệp cần thực hiện các bước chi tiết từ nghiên cứu thị trường đến đánh giá hiệu quả. Những yếu tố này không chỉ giúp khóa học thu hút đúng đối tượng mà còn đảm bảo đáp ứng các mục tiêu kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp.

Bước đầu tiên cũng là một bước quan trọng nhất. Doanh nghiệp cần nghiên cứu xem các khoá học trực tuyến dự định ra mắt có được khách hàng sẵn sàng trả tiền không. Bởi một khoá học không được thị trường đón nhận thì không ra số được. 

Nghiên cứu thị trường là nghiên cứu về nhóm khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, xu hướng thị trường. Để doanh nghiệp tìm được phân khúc thị trường đáng cạnh tranh và có thể đáp ứng tốt.

Việc này cũng giúp doanh nghiệp hình thành chiến lược rõ ràng, bao gồm phân khúc thị trường, kênh phân phối và điểm nhấn cạnh tranh. Một chiến lược kinh doanh vững chắc sẽ là nền tảng giúp khóa học tiếp cận đúng đối tượng, mang lại giá trị thực sự cho khách hàng.

Sau khi xác định được 3 mục tiêu tổng thể là mục tiêu kinh doanh, mục tiêu marketing và mục tiêu truyền thông. Doanh nghiệp cần phát triển thành những mục tiêu chi tiết cho từng quý, năm hay từng khoá học. Những kênh truyền thông mà doanh nghiệp sẽ sử dụng. Những chiến dịch, khuyến mãi mà doanh nghiệp sẽ triển khai. Lên càng chi tiết thì khả năng tiếp cận khách hàng càng cao. 

Nếu doanh nghiệp chưa có thương hiệu nổi tiếng, việc truyền thông cần được đẩy mạnh. Để tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu nhất. Trong giai đoạn này, hãy đưa ra các KPI marketing để đo lường được hiệu quả.

Khi chọn một nhà cung cấp nền tảng video trực tuyến phù hợp cho doanh nghiệp khóa học trực tuyến. Bạn cần một nhà cung cấp cung cấp nhiều hơn các tính năng cơ bản. Bạn cần một nền tảng có thể giúp bạn nổi bật giữa đám đông và tạo ra tác động thực sự trong thế giới giáo dục trực tuyến.

Thủ Đô Multimedia là đối tác giúp bạn dễ dàng tạo và bán khóa học của mình. Từ việc đóng gói khóa học thành sản phẩm đến việc tùy chọn tính năng khoá học và bảo vệ khoá học trực tuyến. Thủ Đô Multimedia có mọi thứ bạn cần để thành công trong thế giới cạnh tranh của giáo dục trực tuyến.

Doanh nghiệp nên đầu tư nhiều chất xám vào từng khoá học trực tuyến của mình. Bởi sản phẩm vẫn luôn là giá trị cốt lõi để khách hàng sẵn sàng trả tiền. Nếu sản phẩm không tốt, doanh thu chắc chắn không thể cao đột phá được. 

Giáo án của khoá học nên được kiểm duyệt bởi những chuyên gia trong ngành trước khi quay, đảm bảo nội dung đưa ra là chính xác. Các thiết bị quay dựng cũng cần được đầu tư, từ camera, ghi âm, bảng biểu,.. Và phòng quay cần yên tĩnh, sáng sủa, tone and mood của giảng viên cần năng lượng và cuốn hút.

Sau khi ra mắt trên thị trường, hãy lắng nghe phản hồi của khách hàng để cải thiện khoá học cho phù hợp. Doanh nghiệp vẫn có thể dễ dàng chỉnh sửa sao cho tích hợp với khách hàng mục tiêu và đo lường qua các chỉ số cụ thể. 

Thách thức “khốc liệt” và giải pháp “đột phá” của Thủ Đô Multimedia cho kinh doanh khóa học trực tuyến

80% khóa học trực tuyến bị đánh cắp. Doanh nghiệp “mất trắng” nội dung khóa học sau vài ngày ra mắt. Đó là nỗi đau thương mà đa phần các doanh nghiệp kinh doanh khóa học gặp phải. Ngay sau khi ra mắt, doanh nghiệp sẽ gặp phải tình trạng khóa học của mình bị bán tràn lan trên mạng xã hội với giá rẻ hơn rất nhiều so với giá kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. 

Đây là một vấn đề cực lớn, và chúng tôi có giải pháp tuyệt vời dành cho doanh nghiệp. Hãy trải nghiệm giải pháp Sigma DRM của chúng tôi. Đây là giải pháp về bảo vệ bản quyền cho các khóa học trực tuyến. Chúng tôi đã đạt được chứng nhận Cartesian uy tín, là một trong 6 doanh nghiệp Đông Nam Á sở hữu giải pháp tuyệt vời này. 

Giải pháp bảo vệ bản quyền khoá học trực tuyến hàng đầu của Thu Do Multimedia

Chúng tôi chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp bảo vệ được sản phẩm số của mình ngay từ khi “lọt lòng” và bảo vệ chúng an toàn trong giai đoạn “phát triển”. 

Giải pháp của chúng tôi không cứng nhắc, mà linh hoạt theo mong muốn tuỳ chỉnh của doanh nghiệp. Cho phép doanh nghiệp quản lý quyền của học viên. Và ngăn chặn 99% khoá học bị public ra bên ngoài nếu không có sự cho phép của chủ sở hữu.

Khóa học thường có thời lượng 45 – 60 phút, nếu up thẳng lên thì rất tốn tài nguyên lưu trữ. Đặc biệt là tốc độ phát video không mượt mà thường xảy ra vấn đề giật lag, tắc nghẽn hệ thống. 

Các doanh nghiệp kinh doanh khóa học cần đến giải pháp của chúng tôi, đó là Sigma Transcoder. Đây là công nghệ sẽ giúp các khoá học của doanh nghiệp được tách nhỏ và mượt mà trên nền tảng số. Mang lại trải nghiệm học tập tuyệt vời, “cuốn” cho khách hàng. 

Thường các khóa học thông thường “đóng gói” nội dung rất nặng, người xem thường phải chờ đợi load trang rất lâu, điều đó làm khách hàng chán nản và không có hứng thú học tập. Do vậy giải pháp của chúng tôi đề ra là vô cùng cần thiết và doanh nghiệp cần triển khai nhanh chóng để nâng cao chất lượng nội dung của khóa học.

Case study: Moon.vn – nền tảng kinh doanh khoá học trực tuyến thành công tại Việt Nam

Nền tảng Moon.vn có rất nhiều các khoá học trực tuyến

Chắc doanh nghiệp không còn xa lạ gì với nền tảng Moon.vn, chuyên cung cấp các video học trực tuyến cho học sinh cấp 1,2,3. Với những giảng viên uy tín, chất lượng và các khoá học có nội dung được đầu tư. 

Các khoá học trực tuyến của Moon.vn cũng thường xuyên gặp tình trạng “đánh cắp chất xám” gây thất thoát doanh thu nặng nề. Giải pháp của chúng tôi đưa ra là Sigma DRM, giúp doanh nghiệp bảo vệ bản quyền nội dung số hiệu quả. Và phục hồi doanh số nhanh chóng. 

Nếu bạn đang không biết bắt đầu từ đâu trong hành trình kinh doanh khoá học trực tuyến hay đang có nhu cầu cần sự hỗ trợ của đối tác. Giúp bạn xây dựng nền tảng đào tạo trực tuyến lớn mạnh, hãy nhấc máy và liên hệ ngay với Thu Do Multimedia nhé. Chúng tôi sẽ nhanh chóng phản hồi và tư vấn chiến lược dài hạn và thành công cho doanh nghiệp.

Đối tác OTT hiện tại của bạn có khiến bạn mất doanh thu không?

Đối tác OTT hiện tại của bạn có khiến bạn mất doanh thu không?

Trong ngành truyền hình, việc lựa chọn đối tác chiến lược OTT (Over-the-Top)  là yếu tố quyết định đến sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Việc hợp tác sâu với những đối tác không phù hợp có thể dẫn đến nhiều rủi ro về tài chính, làm giảm sức cạnh tranh. Thủ Đô Multimedia đã ghi nhận và phân tích những hạn chế tiềm ẩn của các đối tác OTT hiện nay mà doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Dưới đây là tổng quan về các yếu tố dẫn đến mất doanh thu và giải pháp cải thiện tình hình hợp tác OTT của bạn.

1. Mất doanh thu do sự hợp tác không đầy đủ

Một đối tác chiến lược kém hiệu quả có thể khiến doanh nghiệp mất doanh thu và không đạt được doanh thu như mong đợi. Sự hợp tác cần đến từ cả hai phía, khai thác sâu sắc, triệt để và giữ vững cam kết giữa hai bên cùng làm việc để hy vọng phát triển lâu dài. Dưới đây là một số đối tác và doanh nghiệp thường gặp phải:

1.1 Dịch vụ chậm

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của việc lựa chọn đối tác OTT không phù hợp là sự chậm trễ trong dịch vụ. Thời gian phản hồi của đối tác là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án. Trong ngành truyền hình, sự chậm trễ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng vì thời gian ra mắt dịch vụ thường rất gấp và đòi hỏi tốc độ phản hồi nhanh.

Hậu quả : Phản ứng chậm từ phía cộng tác viên không chỉ làm chậm tiến độ dự án mà còn khiến doanh nghiệp mất đi lợi thế cạnh tranh. Khi doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu thị trường, dễ bị đối thủ vượt mặt, doanh thu cũng giảm đáng kể. Khách hàng sẽ lựa chọn dịch vụ OTT từ đối thủ có tốc độ và độ tin cậy cao hơn, khiến doanh nghiệp dần mất đi thị phần.

Việc triển khai dịch vụ có thể cẩu thả, hiếm khi chậm trễ một lần, nhưng nếu việc này xảy ra thường xuyên, doanh nghiệp thực sự cần phải xem xét và điều chỉnh chính sách, cam kết với đối tác cho phù hợp.


1.2 Chi phí cao

Một vấn đề khác mà nhiều doanh nghiệp truyền hình phải đối mặt là chi phí dịch vụ cao bất hợp lý từ các đối tác OTT. Các nhà cung cấp OTT thường đưa ra mức giá ban đầu hấp dẫn nhưng sau đó có thể tăng phí dịch vụ khi gia hạn hợp đồng hoặc mở rộng dịch vụ.

Khoản đầu tư bao đầu quá lớn cho doanh nghiệp

Hậu quả : Chi phí cao, đặc biệt là khi không tương xứng với giá trị nhận được, có thể khiến doanh nghiệp khó tối ưu hóa lợi nhuận. Khi chi phí đầu tư vào các dịch vụ OTT chiếm quá nhiều ngân sách, doanh nghiệp sẽ thiếu nguồn lực. Để đầu tư vào các lĩnh vực khác như cải thiện nội dung, phát triển công nghệ mới và xây dựng chiến lược tiếp thị.

Đây là yếu tố mà doanh nghiệp cần cân nhắc, vì chi phí cao dẫn đến phải tăng giá sản phẩm, khiến khách hàng trung bình không lựa chọn doanh nghiệp khi chi phí cao hơn đáng kể so với đối thủ cạnh tranh. Không ai thích trả giá cao hơn để đổi lấy cùng một dịch vụ.

Chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, bạn có nhiều lựa chọn hơn bạn nghĩ. Do đó, việc lựa chọn doanh nghiệp có chi phí thấp hơn nhưng dịch vụ ngang bằng là vô cùng cần thiết.

1.3 Thiếu tính linh hoạt

Việc thiếu linh hoạt trong việc cung cấp dịch vụ từ các cộng tác viên cũng là một trong những lý do khiến doanh thu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Nhu cầu thị trường luôn thay đổi và các doanh nghiệp cần một đối tác có thể điều chỉnh các dịch vụ cho phù hợp với yêu cầu mới của họ.

Thiếu linh hoạt trong việc mở rộng phạm vi

Hậu quả: Một đối tác không linh hoạt sẽ khiến doanh nghiệp khó triển khai các dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường một cách kịp thời. Điều này có thể dẫn đến mất cơ hội kinh doanh khi khách hàng chuyển sang các nền tảng khác cung cấp các dịch vụ đa dạng và linh hoạt hơn.

Ví dụ, khi số lượng khách hàng tăng lên, nhu cầu về các giải pháp DRM (Quản lý quyền kỹ thuật số) cũng tăng theo. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang phải vật lộn để thích ứng và phát triển hệ thống DRM của mình để đáp ứng nhu cầu đa dạng và thay đổi nhanh chóng của thị trường.

Một ví dụ khác là một nền tảng video trực tuyến nhỏ đang thu hút ngày càng nhiều người dùng. Để đáp ứng lưu lượng truy cập tăng lên, họ đã triển khai hệ thống CDN (Mạng phân phối nội dung).

Tuy nhiên, hệ thống này được thiết kế với cấu hình cố định để phục vụ một số lượng người dùng nhất định. Khi số lượng người dùng tăng đột ngột, chẳng hạn như trong một sự kiện trực tiếp lớn, hệ thống CDN không thể xử lý được.

Hậu quả:

Tốc độ tải video chậm : Người dùng phải chờ rất lâu để video tải hoàn tất, gây ra trải nghiệm người dùng cực kỳ kém.
Video giật, gián đoạn: Do quá tải, video bị giật, gián đoạn hoặc thậm chí không thể phát được.
Lỗi 502, 503: Máy chủ CDN bị quá tải, dẫn đến lỗi 502 (Bad gateway) hoặc 503 (Service Unavailable), khiến người dùng không thể truy cập nội dung.
Mất khách hàng: Người dùng sẽ nhanh chóng chuyển sang nền tảng khác có trải nghiệm xem tốt hơn.

1.4 Công nghệ lỗi thời

Trong một ngành công nghiệp thay đổi nhanh như truyền hình và OTT, công nghệ luôn là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp duy trì vị thế của mình. Các cộng tác viên sử dụng công nghệ cũ hoặc lỗi thời có thể khiến chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp giảm sút.

Sử dụng những công nghệ, phần mềm lỗi thời

Hậu quả: Khi các doanh nghiệp không thể cung cấp trải nghiệm OTT chất lượng cao cho khách hàng, họ sẽ dần mất đi uy tín và sự tin tưởng từ người dùng. Hậu quả cuối cùng là mất doanh thu và khó khăn trong việc thu hút khách hàng mới cũng như giữ chân khách hàng cũ.

2. Thay đổi để phát triển: Tìm giải pháp OTT phù hợp

Nhận thấy những điểm yếu trên, việc tìm kiếm một đối tác OTT đáng tin cậy có năng lực hỗ trợ chuyên sâu là vô cùng quan trọng. Thủ Đô Multimedia cung cấp giải pháp toàn diện cho các doanh nghiệp sản xuất truyền hình, âm nhạc, giáo dục với nhiều dịch vụ như bảo vệ bản quyền kỹ thuật số, CDN, truyền hình tương tác.

Dưới đây là những cam kết mà Thủ Đô Multimedia mang đến để giải quyết triệt để các vấn đề trên:

2.1 Hỗ trợ nhanh

Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp và hệ thống phản hồi tức thời, Thủ Đô Multimedia cam kết hỗ trợ nhanh chóng mọi yêu cầu của khách hàng. Hoàn toàn khác biệt so với các nhà cung cấp OTT khác, dịch vụ của Thủ Đô luôn đặt sự linh hoạt và tốc độ lên hàng đầu.

Lợi ích: Đảm bảo tiến độ dự án của bạn không bị chậm trễ và bạn có thể triển khai dịch vụ cho người dùng đúng hạn. Điều này cũng giúp doanh nghiệp duy trì uy tín và đảm bảo lợi thế cạnh tranh.

2.2 Chi phí cạnh tranh

Thấu hiểu những khó khăn về tài chính mà doanh nghiệp đang gặp phải, Thủ Đô Multimedia đưa ra mức chi phí cạnh tranh và cam kết minh bạch về giá. Các gói dịch vụ được thiết kế để tối ưu hóa giá trị nhận được từ khoản đầu tư.

Lợi ích: Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn có thể nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời vẫn duy trì được khả năng đầu tư vào các lĩnh vực khác. Đối với các doanh nghiệp mới tham gia thị trường OTT, việc có được đối tác cộng tác với mức chi phí hợp lý là một lợi thế đáng kể để bắt đầu.


2.3 Công nghệ hàng đầu

Thủ Đô Multimedia luôn cập nhật công nghệ mới nhất, sử dụng công nghệ tiên tiến và mang lại chất lượng dịch vụ ổn định, đáp ứng yêu cầu cao của thị trường. Các giải pháp như mã hóa HLS và DASH giúp đảm bảo chất lượng video mượt mà và an toàn.

Thu Do Multimedia áp dụng các tiêu chuẩn DRM tiên tiến như Google Widevine, Apple FairPlay và Microsoft PlayReady để bảo vệ nội dung doanh nghiệp trên các nền tảng truyền thông kỹ thuật số. Việc tích hợp các công nghệ DRM từ các nhà cung cấp hàng đầu thế giới đảm bảo nội dung của khách hàng luôn được bảo vệ tối ưu, bất kể người xem sử dụng thiết bị nào.

Lợi ích: Doanh nghiệp có thể tự tin cung cấp trải nghiệm người dùng tuyệt vời, giúp tăng sự hài lòng và giữ chân khách hàng. Công nghệ cao cũng giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh và dễ dàng mở rộng dịch vụ khi cần thiết.

2.4 Tính linh hoạt trong triển khai dịch vụ

Điểm nổi bật của Thủ Đô Multimedia là sự linh hoạt trong triển khai các giải pháp OTT, phù hợp với nhu cầu và mô hình kinh doanh của từng doanh nghiệp. Khách hàng có thể lựa chọn nhiều giải pháp khác nhau như bảo vệ bản quyền số, CDN, truyền hình tương tác.

Lợi ích: Có một cộng tác viên linh hoạt giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của thị trường và nhu cầu mới của người dùng. Thủ Đô Multimedia cam kết luôn sẵn sàng điều chỉnh và tối ưu hóa dịch vụ cho từng doanh nghiệp, giúp họ tối đa hóa cơ hội kinh doanh.

“Bạn đang đau đầu vì tìm kiếm một đơn vị cung cấp giải pháp toàn diện cho nền tảng OTT của mình? Việc phải liên hệ với nhiều đơn vị khác nhau để giải quyết các vấn đề về bảo vệ bản quyền, truyền hình tương tác, phân phối nội dung không chỉ tốn thời gian mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thủ Đô Multimedia sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề đó.

3. Tại sao Thủ Đô Multimedia là đối tác chiến lược lý tưởng?

Trong một ngành công nghiệp cạnh tranh khốc liệt và nhu cầu đổi mới liên tục, việc tìm kiếm một đối tác có khả năng thích ứng cao và hỗ trợ toàn diện là rất quan trọng. Thủ Đô Multimedia không chỉ cung cấp dịch vụ OTT mà còn là đối tác chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững.

Kinh nghiệm và chuyên môn sâu rộng

Với hơn 15 năm kinh nghiệm và chuyên môn trong ngành, Thủ Đô Multimedia tự hào là đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp lớn. Đội ngũ Thủ Đô hiểu sâu sắc những thách thức và yêu cầu của thị trường truyền hình, từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu hóa doanh thu.

Người dùng VTVcab ON được đảm bảo độ trễ thấp nhất và dung lượng băng thông tăng lên, người dùng có thể xem ở tốc độ cao hơn và không bị gián đoạn, đây là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo chất lượng truyền tải. Người dùng sẽ không gặp tình trạng giật, lag, màn hình rung, đặc biệt là với các chương trình, sự kiện thu hút đông đảo khán giả như các trận bóng đá đỉnh cao.

Toàn bộ chương trình và nội dung trên VTVcab ON đều là chương trình có bản quyền, mọi nội dung đều được bảo mật bằng giải pháp bảo vệ bản quyền trong nước do Thủ Đô Multimedia phát triển. Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung Sigma DRM đã được Cartesian (Anh) kiểm định và cấp chứng nhận đạt chuẩn bảo mật quốc tế vào tháng 12/2019.

Đối tác giáo dục trực tuyến Moon.vn : “Thu Do Multimedia đã giúp chúng tôi tăng cường tính bảo mật của nội dung học trực tuyến, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ và chất lượng dịch vụ vượt trội cho học viên. Sự hỗ trợ nhanh chóng và chuyên môn sâu rộng của họ đã giúp chúng tôi đáp ứng kịp thời các yêu cầu đổi mới trong giáo dục số.”

Moon.vn là đối tác của Thu Do Multimedia trong phần mềm giáo dục
Moon.vn là đối tác của Thu Do Multimedia trong phần mềm giáo dục

Phần kết luận

Hợp tác với đối tác OTT không chỉ đơn thuần là tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ mà còn là lựa chọn người đồng hành trên con đường phát triển bền vững. Việc mất doanh thu do hợp tác không hiệu quả không chỉ là tổn thất ngắn hạn mà còn có thể tác động lâu dài đến vị thế của doanh nghiệp.

Thủ Đô Multimedia , với cam kết về tốc độ, chi phí, công nghệ hiện đại và tính linh hoạt, là đối tác chiến lược giúp bạn vượt qua thách thức, tối ưu doanh thu và phát triển bền vững trong ngành truyền hình OTT cạnh tranh khốc liệt.

4 xu hướng mới trong ngành truyền hình kỹ thuật số mà bạn không thể bỏ lỡ

4 xu hướng mới trong ngành truyền hình kỹ thuật số mà bạn không thể bỏ lỡ

Ngành công nghiệp truyền hình kỹ thuật số đang phát triển và thay đổi nhanh chóng. Nếu bạn quan tâm đến sự phát triển của truyền hình số, hãy cùng Thủ Đô Multimedia khám phá 4 xu hướng phát triển mới trong ngành truyền hình kỹ thuật số toàn cầu nhé !

Tầm quan trọng của truyền hình kỹ thuật số trong thời đại công nghệ

Xem những bộ phim sống động trên các kênh truyền hình tại nhà

Truyền hình kỹ thuật số đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng.

Việc chuyển đổi từ truyền hình analog sang truyền hình kỹ thuật số không chỉ mang lại nhiều lợi ích về mặt kỹ thuật. Mà còn thay đổi cách sản xuất, phân phối và tiêu thụ nội dung truyền hình.

Độ phân giải cao, hình ảnh sắc nét và âm thanh sống động đã nâng cao trải nghiệm của người xem. Đặc biệt là với các nội dung như thể thao, phim ảnh và chương trình giải trí.

Điều này đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Về chất lượng và sự đa dạng trong nội dung giải trí.

Định nghĩa và lợi ích của truyền hình kỹ thuật số

Truyền hình kỹ thuật số (DTV) sử dụng tín hiệu kỹ thuật số để truyền và nhận hình ảnh và âm thanh, mang lại chất lượng cao hơn so với truyền hình analog.

Nó cho phép truyền nhiều kênh trong cùng một băng tần, tiết kiệm không gian phổ tần và cung cấp các dịch vụ mới như ghép kênh, hướng dẫn chương trình điện tử (EPG) và các ngôn ngữ bổ sung.

Xu hướng truyền hình kỹ thuật số đa nền tảng

Sự phát triển của công nghệ đã thúc đẩy mô hình truyền hình đa nền tảng. Cho phép truy cập nội dung thông qua nhiều thiết bị khác nhau như điện thoại di động, máy tính bảng và TV thông minh.

Mô hình này không chỉ giúp người xem xem nội dung theo yêu cầu mà còn tạo cơ hội cho các nhà sản xuất nội dung tương tác với người xem hiệu quả hơn.

  • Sự tiện lợi: Người xem có thể xem chương trình yêu thích của mình mọi lúc, mọi nơi.
  • Tương tác: Các nền tảng như Facebook và YouTube cho phép khán giả tương tác trực tiếp với nội dung, giúp xây dựng lượng khán giả trung thành.

Xu hướng truyền hình kỹ thuật số đang phát triển trong những năm gần đây và sẽ tiếp tục “phá vỡ sự im lặng” trong tương lai gần

1. Sự phát triển của truyền hình OTT

Quy mô thị trường OTT ước tính đạt 0,58 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2024 và dự kiến ​​đạt 1,99 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2029, tăng trưởng ở tốc độ CAGR là 28,19% trong giai đoạn dự báo (2024-2029).

Phân tích thị trường OTT hàng đầu

Truyền hĩnh kỹ thuật số trở nên phổ biến trên các quốc gia

OTT (Over the top) là nền tảng nội dung phim và truyền hình. Được cung cấp qua kết nối internet tốc độ cao thay vì nền tảng do nhà cung cấp truyền hình cáp hoặc vệ tinh cung cấp.

Việc áp dụng OTT đã hỗ trợ đáng kể cho các danh mục phát trực tuyến video, nhạc, podcast và âm thanh .

Việc áp dụng tăng lên có thể là do lựa chọn thể loại hẹp, tính linh hoạt của gói, khả năng tiếp cận thiết bị rộng hơn.

Báo cáo của Mordor Intelligence , Sự chuyển dịch liên tục sang hàng hóa hóa các dịch vụ thể thao và giải trí, cùng với sự cạnh tranh từ các nhà cung cấp OTT, dự kiến ​​sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp OTT phát triển.

Theo truyền thống, các kênh thể thao và giải trí đã được đăng ký truyền hình cáp và vệ tinh. Tuy nhiên, sự phát triển của các nền tảng OTT đang phá vỡ mô hình này bằng cách cung cấp nhiều sự kiện thể thao, chương trình phát sóng trực tiếp và nội dung giải trí trực tiếp cho người tiêu dùng.

Yếu tố thúc đẩy sự phát triển của các nền tảng OTT

Sự thâm nhập của điện thoại thông minh, máy tính bảng và TV thông minh đã mang lại nhiều con đường hơn để truy cập OTT. Các thiết bị này kết nối với internet, cho phép khách hàng xem phim và nhạc yêu thích của họ một cách dễ dàng.

Thiết bị đa dạng tiếp cận với thông tin trên truyền hình số

Hơn nữa, việc cung cấp kết nối internet tốc độ cao cùng mạng di động băng thông rộng 4G/5G mang đến trải nghiệm mượt mà cho khách hàng khi truy cập vào các nền tảng OTT.

Sự kết hợp giữa các thiết bị thông minh và internet tốc độ cao cũng giúp tăng tính tiện lợi và cá nhân hóa cho người dùng. Các nền tảng OTT sẽ đề xuất và phân tích dữ liệu người dùng để đưa ra các gợi ý về danh sách phát phim, ca sĩ, xu hướng, v.v. khác nhau cho từng người.

Những yếu tố này đã thúc đẩy sự phát triển của OTT, thu hút nhiều thuê bao và tăng doanh thu từ phí thuê bao và quảng cáo.

Do đó, các công ty truyền hình và đài truyền hình đã nhận ra tầm quan trọng của OTT và ra mắt dịch vụ phát trực tuyến của riêng mình hoặc hợp tác với các nền tảng OTT hiện có để phát triển trong ngành công nghiệp mở này.

Cùng với sự phát triển, luôn có những vấn đề cần giải quyết

Vi phạm bản quyền video trực tuyến là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến thị trường truyền hình kỹ thuật số. Vi phạm bản quyền là hành vi trộm cắp nội dung số và phân phối, tiêu thụ bất hợp pháp trên internet.

Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất và nhà phân phối chính thức. Doanh thu bị mất rất lớn. Nó làm suy yếu các mô hình kinh doanh của các nhà cung cấp OTT, những người dựa vào phí thuê bao hoặc doanh thu quảng cáo để duy trì hoạt động kinh doanh.

2. Xu hướng tương tác thời gian thực trong Truyền hình kỹ thuật số

Trong truyền hình kỹ thuật số, tương tác thời gian thực đang trở thành xu hướng quan trọng. Các nền tảng hiện đại cho phép khán giả trực tiếp tham gia vào chương trình. Thông qua các hoạt động như bình chọn, thảo luận và chia sẻ ý kiến ​​trên các kênh truyền thông xã hội hoặc các ứng dụng liên quan.

Ví dụ, các chương trình truyền hình thực tế như “The Voice” hay các sự kiện thể thao lớn thường tích hợp tính năng bình chọn trực tuyến, cho phép người xem tham gia quyết định kết quả hoặc tương tác với người dẫn chương trình.

Tác động của xu hướng này đối với trải nghiệm của người xem là rất tích cực, vì nó tạo ra cảm giác kết nối và tham gia trực tiếp vào nội dung họ đang xem.

Tính tương tác giúp nội dung truyền hình hấp dẫn hơn, đồng thời mang lại cảm giác gần gũi và cá nhân hóa, khiến khán giả cảm thấy như họ là một phần của chương trình, thay vì chỉ là người quan sát thụ động.

Số liệu cụ thể về sự gia tăng lượng người xem các chương trình truyền hình tương tác

Tăng trưởng lượng khán giả

Chương trình “Bữa trưa vui vẻ” trên kênh VTV6 và “Sống khỏe mỗi ngày” trên kênh VTV2 ghi nhận lượng người xem tham gia tương tác tăng đáng kể, cho thấy sức hút của các chương trình này đối với công chúng.

Các tính năng tương tác phổ biến

Các tính năng như Time Shift và lưu trữ nội dung cho phép người xem không bỏ lỡ các chương trình yêu thích, qua đó tăng sự tham gia của khán giả. Ví dụ, dịch vụ truyền hình Viettel cho phép người dùng lưu trữ nội dung trong 7 ngày và tua lại 2 giờ trước đó.

Sự tham gia của khán giả tăng lên

Trên toàn cầu, nhiều kênh truyền hình như BBC, CNN và NBC cũng đã áp dụng mô hình truyền hình tương tác thông qua ứng dụng di động và nền tảng trực tuyến, cho phép người xem tham gia thăm dò ý kiến, bỏ phiếu và thảo luận về các vấn đề nóng.

Nhu cầu chất lượng cao

Khán giả ngày nay không chỉ muốn xem mà còn muốn tương tác với nội dung. Điều này khiến các nhà sản xuất phải đầu tư vào nội dung phong phú và đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu này.

Tóm lại, sự gia tăng lượng người xem các chương trình truyền hình tương tác không chỉ phản ánh sự thay đổi trong thói quen tiêu thụ nội dung mà còn cho thấy khán giả ngày càng muốn tham gia và tác động đến nội dung họ xem.

Những số liệu thống kê trên chứng minh rằng truyền hình tương tác đang trở thành xu hướng quan trọng trong ngành truyền thông hiện đại.

Ứng dụng OTT tích hợp với SmartTV để tăng tính tương tác

OTT tích hợp với Youtube để tăng tính tương tác

Trong bối cảnh truyền hình số ngày càng phát triển, nhiều ứng dụng OTT (Over-The-Top) đã được tích hợp vào SmartTV nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng và tăng tính tương tác cao.

  1. VTV Plus
    Ứng dụng này cho phép người dùng kết nối Internet để xem nhiều nội dung truyền hình bản quyền chất lượng cao. VTV Plus hỗ trợ tương tác nhiều màn hình, cho phép người xem tham gia các hoạt động như bình chọn và gửi phản hồi trực tiếp trong chương trình.
  2. FPT Play
    FPT Play không chỉ cung cấp các kênh truyền hình trực tiếp mà còn cho phép người dùng xem lại các chương trình phát sóng. Ứng dụng tích hợp nhiều tính năng tương tác, bao gồm bình luận và chia sẻ nội dung trên mạng xã hội.
  3. Netflix
    Mặc dù chủ yếu là dịch vụ video theo yêu cầu, Netflix cũng cung cấp các chương trình tương tác như “Bandersnatch”, nơi người xem có thể chọn hướng đi của câu chuyện. Điều này tạo ra trải nghiệm độc đáo và được cá nhân hóa cho khán giả.
  4. YouTube
    Nền tảng này cho phép người dùng xem video và tham gia phát trực tiếp với khả năng bình luận trực tiếp. YouTube cũng tích hợp tính năng Super Chat, cho phép người xem gửi tin nhắn trả phí trong khi phát trực tiếp.

Tính năng tương tác thời gian thực trên truyền hình số đã được ứng dụng rộng rãi trên các nền tảng truyền hình trong và ngoài nước, tuy nhiên trong tương lai, tính năng này sẽ được nâng cấp hơn nữa, mang đến sự tương tác “đẳng cấp” hơn cho người xem.

3. Công nghệ Blockchain trong bảo vệ bản quyền truyền hình kỹ thuật số

Ứng dụng công nghệ Blockchain vào truyền hình kỹ thuật số

Cùng với sự phát triển của nền tảng OTT là vấn nạn vi phạm bản quyền ngày càng gia tăng. Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ DRM luôn tăng cường tính năng bảo vệ bản quyền mạnh mẽ nhất cho nhà sản xuất.

Phát hiện mới, công nghệ Blockchain nổi lên như một giải pháp hiệu quả để bảo vệ bản quyền nội dung trong lĩnh vực truyền hình kỹ thuật số.

Theo báo cáo của Grand View Research, thị trường blockchain toàn cầu đạt 5,92 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến ​​sẽ tăng lên 163,83 tỷ USD vào năm 2029. Sự tăng trưởng này phản ánh tiềm năng ứng dụng rộng rãi của công nghệ blockchain trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả truyền hình.

Ông Han cho biết: “Nếu bạn không biết về Internet, bạn đang đứng ngoài tình hình hiện tại. Tuy nhiên, trong khoảng 10 năm nữa, nếu bạn không biết về blockchain, chúng ta sẽ giống như những người không sử dụng Internet trong 20 năm qua.

Blockchain có thể ngăn chặn vi phạm bản quyền truyền hình kỹ thuật số như thế nào

Xác thực và bảo vệ nội dung

Blockchain cho phép ghi lại thông tin về tác giả, ngày tạo, ngày xuất bản và quyền sở hữu nội dung truyền hình kỹ thuật số. Điều này giúp xác thực tính toàn vẹn của nội dung và ngăn chặn các thay đổi trái phép sau khi phát sóng, do đó bảo vệ quyền của nhà sản xuất và tác giả.

Quản lý sở hữu

Với blockchain, người quản lý có thể dễ dàng quản lý quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở dữ liệu phân tán. Cho phép lưu trữ an toàn, minh bạch và hạn chế tranh chấp bản quyền.

Tạo NFT cho nội dung độc quyền

Công nghệ chuỗi khối cũng cho phép tạo ra các mã thông báo không thể thay thế (NFT) để đại diện cho các tác phẩm truyền hình. Mỗi NFT sẽ đảm bảo tính độc đáo của tác phẩm, giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và ngăn chặn việc sao chép trái phép.

Nhà sản xuất có thể phát hành NFT dưới dạng “vé” cho các sự kiện trực tuyến hoặc nội dung độc quyền, tạo ra một mô hình kinh doanh mới.

Công nghệ Blockchain mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ bản quyền truyền hình kỹ thuật số, từ xác thực nội dung đến quản lý quyền sở hữu và tự động hóa giao dịch.

Với sự phát triển liên tục của công nghệ này, nó hứa hẹn sẽ trở thành một công cụ quan trọng trong việc bảo vệ sở hữu trí tuệ trong ngành truyền hình trong tương lai.

Đọc thêm: Thủ Đô Multimedia nói về công nghệ Blockchain

4. Cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng trên nền tảng truyền hình kỹ thuật số

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được lựa chọn và ứng dụng rộng rãi trong truyền hình số. Mang đến nhiều lợi ích, hiệu suất và tính năng mới đột phá trong tương lai.

Xu hướng tất yếu

Theo Thạc sĩ Nguyễn Trường Giang, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Truyền hình, việc ứng dụng AI vào truyền hình số không chỉ khả thi mà còn là xu hướng tất yếu. AI có thể ứng dụng trong mọi khâu từ ý tưởng nội dung đến kỹ thuật sản xuất chương trình.

Cải thiện chất lượng nội dung – Tự động hóa

AI giúp tự động hóa nhiều tác vụ trong sản xuất nội dung, chẳng hạn như chuyển đổi giọng nói thành văn bản, tự động tạo siêu dữ liệu và phân tích dữ liệu lớn. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn cải thiện độ chính xác trong quá trình sản xuất.

Phân tích dữ liệu người dùng – Khán giả và nội dung

AI hỗ trợ thu thập và phân tích dữ liệu hành vi người dùng trên các nền tảng như VTVGo và VTV.vn. Điều này giúp nhà sản xuất hiểu rõ hơn về sở thích của khán giả, từ đó phát triển nội dung phù hợp và hiệu quả hơn.

Tạo MC ảo

Đài Truyền hình Việt Nam đã ứng dụng AI để tạo ra các MC ảo, mô phỏng ngữ điệu, giọng nói và biểu cảm của các biên tập viên thực sự, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong sản xuất chương trình.

Nhiều đài truyền hình lớn trên thế giới như Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc đã bắt đầu sử dụng MC AI cho các chương trình của mình từ năm 2022, cho thấy mức độ phổ biến của công nghệ này trên toàn cầu.

Ứng dụng AI trong truyền hình dự kiến ​​sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong những năm tới, với khả năng cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng hiệu quả sản xuất.

Dẫn đầu xu hướng truyền hình kỹ thuật số – Thủ Đô Multimedia

4 xu hướng phát triển tương lai của ngành truyền hình số trên là những xu hướng đã và đang được ứng dụng mạnh mẽ trong năm 2024, nhưng vẫn được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển và có những đột phá hơn nữa trong tương lai 2025 – 2029.

Nắm bắt được xu hướng này, Thủ Đô Multimedia đã tiên phong trong công nghệ và dẫn đầu xu hướng để có những giải pháp thông minh hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất nội dung số phát triển mạnh mẽ khi ứng dụng vào các doanh nghiệp, tổ chức.

Đón đầu xu thế truyền hình kỹ thuật số
Đón đầu xu thế truyền hình kỹ thuật số

Giải pháp OTT toàn diện cho truyền hình kỹ thuật số

Chúng tôi cung cấp cho các nhà sản xuất và phát hành truyền hình một giải pháp OTT toàn diện, giúp doanh nghiệp không phải mất nhiều thời gian tìm kiếm các công nghệ khác nhau từ nhiều nhà cung cấp.

Các yếu tố chính của giải pháp OTT của Thu Do Multimedia bao gồm:

Phân phối nội dung đa nền tảng: Sigma OTT cho phép phát trực tuyến trên nhiều thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, TV thông minh, giúp nhà sản xuất dễ dàng tiếp cận mọi đối tượng khán giả

Bảo mật cao với Sigma DRM: Công nghệ quản lý bản quyền kỹ thuật số (DRM) giúp bảo vệ nội dung khỏi vi phạm bản quyền trong khi vẫn giữ chất lượng nội dung không bị ảnh hưởng trong quá trình phát sóng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nhà cung cấp nội dung có yêu cầu bảo mật nghiêm ngặt.

Chèn quảng cáo động (DAI): Sigma OTT hỗ trợ chèn quảng cáo dựa trên người dùng hoặc nội dung họ đang xem, tạo ra doanh thu quảng cáo hiệu quả mà không làm gián đoạn trải nghiệm của người dùng.

Tương tác của người dùng với Sigma Interactive: giúp nâng cao trải nghiệm của người dùng bằng cách tạo ra các tương tác trực tiếp trong quá trình phát sóng, do đó tạo ra cảm giác tham gia và tăng mức độ tương tác với nội dung.

Tối ưu hóa việc phân phối với Sigma Multi CDN: Giải pháp này tối ưu hóa việc phân phối nội dung trên nhiều mạng CDN, đảm bảo nội dung được phân phối với chất lượng cao nhất ngay cả trong điều kiện mạng không ổn định.

Nhờ các giải pháp này, Thủ Đô Multimedia không chỉ cung cấp nền tảng phát trực tuyến hiệu quả mà còn giúp các nhà sản xuất nội dung và truyền hình tối ưu chi phí, nâng cao trải nghiệm người dùng và bảo vệ toàn diện bản quyền nội dung.

Chi tiết về Sigma DRM ứng dụng Blockchain vào ngành truyền hình kỹ thuật số

Theo ông Han – Tổng giám đốc Thủ Đô Multimedia , việc kết hợp Sigma DRM bảo vệ bản quyền và blockchain – giúp ghi nhận tức thời thù lao của các bên tham gia sáng tạo tác phẩm sẽ giúp giải quyết vấn đề nhức nhối về vi phạm bản quyền và minh bạch thù lao trên môi trường trực tuyến.

Vi phạm bản quyền trong môi trường kỹ thuật số ( truyền hình kỹ thuật số ) thường xảy ra vì đây là hàng hóa vô hình có đặc điểm là xuyên biên giới và dễ chia sẻ.

Do đó, rất dễ tạo ra một bản sao với chất lượng nội dung không thay đổi thông qua chia sẻ ngang hàng với chi phí cận biên bằng không.

Ông Han cho biết: “Những người sáng tạo nội dung và nhà xuất bản hầu như không kiểm soát được cách sản phẩm của họ được chia sẻ trực tuyến”.

Theo Tổng giám đốc Thu Do Multimedia, với việc ứng dụng blockchain, mỗi lần chia sẻ nội dung số sẽ được hệ thống ghi nhận, việc sử dụng nội dung được thực hiện bằng hợp đồng thông minh với một mức phí mạng nhất định, do đó chi phí cận biên sẽ tăng lên.

Công nghệ Blockchain không chỉ được áp dụng để bảo vệ bản quyền truyền hình mà còn cả nội dung âm nhạc, ấn phẩm điện tử hay rộng hơn là tất cả các ngành liên quan đến sáng tạo.

Bảo vệ bản quyền nội dung số: Sigma DRM được thiết kế để bảo vệ bản quyền cho các dịch vụ truyền hình và nội dung số.

Chung-nhan-Sigma-Multi-DRM-boi-Castesian
Chung-nhan-Sigma-Multi-DRM-boi-Castesian

Giải pháp này đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn bảo mật quốc tế Cartesian và được áp dụng cho nhiều dịch vụ truyền hình tại Việt Nam như VTVcab On, TV360, Gojapan, Nexta .

Phát hiện vi phạm: Sigma DRM sử dụng công nghệ AI để phát hiện và cảnh báo về việc giả mạo thiết bị hoặc khai thác lỗ hổng bảo mật trong vòng 1/1000 giây , giúp bảo vệ nội dung nhanh chóng và hiệu quả

“Blockchain cũng có thể tạo ra các mô hình kinh doanh mới bằng cách cho phép người dùng chuyển nhượng hoặc tính phí cho nội dung có bản quyền mà họ sở hữu sau khi sử dụng.

Điều này hoàn toàn có thể khi giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số Sigma DRM của Thủ Đô Multimedia được tích hợp với công nghệ blockchain ”, ông Han cho biết.

Trước đó, Thu Do Multimedia cũng đã ứng dụng thành công blockchain vào Fado Go – một nền tảng thương mại điện tử do công ty này đồng sáng lập.

Trong trường hợp của Fado.vn , blockchain được ứng dụng để tích lũy điểm thưởng (Loyalty Points) cho khách hàng và ghi nhận tần suất sử dụng các tiện ích để mua và vận chuyển hàng hóa từ Fado.

Khách hàng sẽ hoàn toàn an tâm, vì Blockchain sẽ giúp ngăn chặn bất kỳ ai sử dụng điểm thưởng của họ một cách bất hợp pháp ngoài họ.

Tương tác đa chiều – đa nền tảng với Sigma Interactive

Sigma Interactive, một phần trong hệ sinh thái giải pháp OTT của Thủ Đô Multimedia, là công cụ mạnh mẽ giúp tăng cường tương tác đa chiều, đa nền tảng giữa người sản xuất nội dung và khán giả.

Giải pháp này không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn mở rộng khả năng tiếp cận nội dung số trên nhiều thiết bị khác nhau.

Đây là xu hướng mới trong truyền hình kỹ thuật số , chúng tôi có một tính năng nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh là mô hình tương tác đa dạng. 

Bất kể bạn là nhà sản xuất hay nhà xuất bản nội dung nào, chúng tôi đều có thể dễ dàng đáp ứng tính năng này cho doanh nghiệp của bạn. Cho dù đó là thể thao, phim ảnh, học trực tuyến, v.v., Sigma Interactive đều có thể dễ dàng tích hợp vào hệ thống.

Đội ngũ chuyên gia của Thủ Đô Multimedia có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển các ứng dụng tương tác, giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và sự phổ biến của sản phẩm với người dùng cuối.

Phần kết luận:

Ngành truyền hình số đang thay đổi mạnh mẽ nhờ bốn xu hướng hàng đầu: OTT, Blockchain, truyền hình tương tác và trí tuệ nhân tạo (AI).

Việc ứng dụng các công nghệ này không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng mà còn tăng cường bảo mật, cá nhân hóa nội dung và phát triển các phương thức quảng cáo hiệu quả hơn.

Thủ Đô Multimedia , với bộ giải pháp OTT toàn diện như Sigma DRM và Sigma Interactive, là đối tác uy tín hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành truyền hình số không ngừng đổi mới và phát triển.

Bằng cách kết hợp các giải pháp tiên tiến này, các doanh nghiệp sẽ có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và mở rộng phạm vi tiếp cận trong tương lai.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được giải đáp mọi thắc mắc.