Bạn là doanh nghiệp giáo dục, tổ chức đào tạo hay công ty công nghệ đang tìm kiếm giải pháp để tạo và kinh doanh khóa học trực tuyến hiệu quả? Hãy cùng Thủ Đô Multimedia khám phá cách tối ưu hóa doanh thu từ khóa học trực tuyến năm 2025.
Tại sao các doanh nghiệp B2B nên đầu tư vào khóa học trực tuyến?
Từ thời kỳ Internet phát triển mạnh mẽ, mọi thứ được chuyển dịch sang số hoá. Thì việc đào tạo kiến thức qua trực tuyến dần trở thành mô hình phổ thông. Chính bởi nó trở nên phổ biến, khách hàng đã quen với việc học trên các khóa học trực tuyến. Nên nó trở thành mô hình tiềm năng, cần được phát triển và khai thác sâu.
Thời điểm giáo dục khách hàng học trực tuyến đã qua, đến lúc doanh nghiệp “nhảy vào” và phát triển mạnh mẽ nhờ sự hưởng ứng của số đông học viên.
Theo các báo cáo nghiên cứu thị trường gần đây từ ResearchAndMarkets và Statista, quy mô thị trường edTech tại Việt Nam đã đạt khoảng 1 tỷ USD vào năm 2023. Dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm khoảng 20% trong những năm tới.
Dự báo, đến năm 2025, quy mô thị trường có thể đạt từ 1,5 đến 2 tỷ USD, nhờ vào sự gia tăng nhu cầu về giải pháp học tập trực tuyến, sự đầu tư mạnh mẽ từ các nhà đầu tư, và sự phát triển không ngừng của công nghệ trong giáo dục.
Những dự báo này, phản ánh tiềm năng phát triển lớn của thị trường edTech tại Việt Nam. Đồng thời cho thấy rằng ngành này đang trở thành một lĩnh vực hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, các tổ chức đã nhận ra rằng việc sử dụng các công cụ phần mềm e-Learning có thể tăng năng suất lên đến 30%.
Không chỉ vậy, e-Learning còn tăng mức độ tương tác của nhân viên lên 18% và giảm yêu cầu thời gian của nhân viên ít hơn tới 60% (SHIFT eLearning). Quan trọng nhất, e-Learning có giúp tỷ lệ lưu giữ kiến thức tốt hơn cho học viên (lên đến 60%) so với đào tạo trực tiếp.
Những lợi ích này khiến cho e-Learning ngày càng được ưa chuộng và vươn lên thành xu hướng tất yếu cho ngành đào tạo toàn cầu. Minh chứng cụ thể cho sự ứng dụng rộng rãi của e-Learning trên toàn cầu là 77% tổ chức Hoa Kỳ sử dụng hệ thống elearning vào năm 2017 (StrategyR, 2021).
Nhu cầu người học trên các khoá học trực tuyến ngày càng tăng
Học tập trực tuyến ngày càng phổ biến và không có gì ngạc nhiên khi 1/3 người dùng Internet dưới độ tuổi 18 và 46% trong số những người từ 16 – 24 tuổi sử dụng tài liệu học tập trực tuyến. Bên cạnh đó, 15% những người ở các độ tuổi này cũng từng tham gia một khóa học trực tuyến.
Đặc biệt, đào tạo trực tuyến tiết kiệm chi phí khi mở rộng quy mô. Doanh nghiệp có thể đào tạo 50 học viên trong một hóa học trực tuyến. Nhưng khi đã có mức uy tín trong thị trường, việc dạy 100 người, 200 người thì mức chi phí không tăng đáng kể như đào tạo trực tuyến. Edtech cho phép người dạy, người học linh hoạt về quy mô. Hoặc đơn giản là, một khoá học xây lên một lần nhưng có thể truyền tải nội dung đến hàng nghìn, triệu người nếu muốn.
Nhờ có công nghệ mà doanh nghiệp tiết kiệm được tiền bạc, nhân sự và có thể tiếp cận được một lượng người học ngày càng lớn.
Như vậy, đào tạo khoá học trực tuyến chính là “thị trường xanh” mà doanh nghiệp nên đầu tư phát triển để sinh lời cao. Bởi nó vừa giúp doanh nghiệp đem đến những giá trị tích cực, bổ ích cho người học, vừa đóng góp cho xã hội và có được mức doanh thu tiềm năng. Nếu doanh nghiệp đang phân vân có nên đầu tư phát triển các khóa học trực tuyến để kinh doanh, thì 2025 chính là “thời điểm vàng” hành động và tạo lên kết quả tốt nhất.
Cách xác định nhu cầu thị trường cho khóa học trực tuyến của doanh nghiệp
Khoá học trực tuyến của bạn liệu có phù hợp với thị hiếu thị trường? Ai sẽ là khách hàng tiềm năng của khoá học trực tuyến đó? Doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường để tìm ra câu trả lời cho khoá học phù hợp.
1. Phân tích dữ liệu thị trường
Sử dụng công cụ phân tích xu hướng
Google Trends là công cụ phổ biến để tìm hành vi của người dùng theo thời gian. Đâu là những xu hướng gần đây đang nổi bật. Doanh nghiệp có thể tìm từ khóa liên quan đến lĩnh vực giáo dục hoặc chủ đề khoá học mà bạn đang cân nhắc.
Bằng cách phân tích xu hướng tìm kiếm, doanh nghiệp có thể phát hiện ra những chủ đề đang lên ngôi và những từ khóa có lượng tìm kiếm cao. Điều này giúp bạn điều chỉnh nội dung khoá học sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của người học.
Ví dụ nếu doanh nghiệp thấy “khoá học trực tuyến makeup cá nhân” đang trở thành xu hướng trong giới beauty, thì việc doanh nghiệp xây dựng những khoá học như thế là một cách nhanh chóng để tăng lượng học viên đăng ký.
Phân tích thông qua các “ông lớn”
Ahrefs hay SEMrush cũng là công cụ phổ biến giúp phân tích các từ khoá, lưu lượng truy cập và độ cạnh tranh của trang web trong lĩnh vực giáo dục trực tuyến.
Doanh nghiệp có thể xác định các từ khóa liên quan đến khóa học trực tuyến của mình đang được tìm kiếm nhiều nhất và mức độ cạnh tranh từ đối thủ. Điều này giúp doanh nghiệp phát triển nội dung độc đáo và hấp dẫn hơn.
Dữ liệu từ các nền tảng lớn như Coursera, Udemy là một cách sáng tạo để khảo sát thị trường. Theo dõi các khoá học phổ biến trên những nền tảng này để xem xét số lượng học viên đăng ký, đánh giá và phản hồi của họ. Thông qua đó, doanh nghiệp biết được khoá học nào tiềm năng, phân tích được nội dung, phương pháp giảng dạy hiệu quả và cách tiếp thị của họ sử dụng.
Ví dụ: Nếu một khóa học về “quản lý dự án” thu hút hàng nghìn học viên với đánh giá cao, bạn có thể xem xét cách học thiết kế nội dung và cách thức giảng dạy để áp dụng cho khóa học của mình.
2. Khảo sát và nghiên cứu thị trường mục tiêu
Doanh nghiệp cũng cần đầu tư chi phí vào việc nghiên cứu thị trường trực tiếp, bởi nó cho doanh nghiệp các chỉ số trực quan hơn. Doanh nghiệp có thể khảo sát khách hàng qua Google Forms, để hiểu hơn về nhóm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp muốn hướng tới.
Việc khảo sát trực tiếp có thể tốn kém và mất thời gian nhưng nó lại mang lại cho doanh nghiệp kết quả chính xác nhất đối với tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tận dụng kết quả khảo sát để cho ra mắt những khoá học khác nhau phù hợp với mong muốn, nhu cầu của học viên.
3. Tham gia các cộng đồng thảo luận về khoá học trực tuyến
Khách hàng của doanh nghiệp thường có sẵn trong những cộng đồng trên mạng xã hội. Doanh nghiệp có thể nghiên cứu khách hàng bằng việc đọc comment hay những thắc mắc của member trong group để hiểu những nỗi đau và khoá học của doanh nghiệp giải quyết được gì?
Trước khi cho ra mắt khoá học mất phí, doanh nghiệp cũng có thể cho họ trải nghiệm miễn phí để họ cảm nhận và đưa ra feedback phù hợp.
Ngoài ra doanh nghiệp có thể tham gia vào những diễn đàn và cộng đồng B2B để theo dõi các cuộc thảo luận liên quan đến giáo dục trực tuyến và nhận những phản hồi thực tế từ những người trong ngành.
Việc xác định nhu cầu thị trường cho khóa học trực tuyến đòi hỏi một quy trình nghiên cứu kỹ lưỡng và toàn diện. Bằng cách kết hợp phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Khảo sát đối tượng, tham gia cộng đồng chuyên môn. Doanh nghiệp sẽ có được cái nhìn sâu sắc về nhu cầu thực tế của người học. Điều này giúp doanh nghiệp phát triển nội dung khóa học trực tuyến phù hợp và chiến lược kinh doanh dài hạn.
Lợi nhuận “hậu hĩnh” từ kinh doanh khóa học trực tuyến
Kinh doanh khóa học trực tuyến đang trở thành một trong những nguồn thu nhập hấp dẫn trong thời đại công nghệ số. Bởi nó không chỉ mang lại kết quả về doanh thu mà có khả năng tạo thương hiệu mạnh mẽ và xây dựng cộng đồng học viên bền vững.
Tỷ suất lợi nhuận của các khoá học trực tuyến có thể lên tới 85% sau khi trừ đi chi phí sản xuất và tiếp thị. Điều này chủ yếu là do không cần chi phí lưu kho hay đóng gói như các sản phẩm vật lý.
Một khoá học trực tuyến chỉ cần “đóng gói” một lần đầu và kiếm tiền bền vững trên khoá học đó nhiều lần. Điều này cho phép doanh nghiệp tạo ra nguồn thu nhập thụ động dài hạn. Việc update khoá học cũng trở nên đơn giản, doanh nghiệp chỉ cần quay lại shot cần update và sắp xếp lại trong khoá học. Cực tiện lợi và nhanh chóng.
Xây dựng sự uy tín, thương hiệu cho doanh nghiệp. Khóa học trực tuyến chất lượng cao giúp doanh nghiệp khẳng định được thương hiệu của mình như một nhà cung cấp giải pháp giáo dục hàng đầu. Một khi thương hiệu được nhận diện, nguồn doanh thu từ việc giới thiệu khóa học sẽ tăng nhanh, mang lại lợi nhuận lớn cho tổ chức.
Một vài cách kinh doanh khóa học trực tuyến:
1. Mô hình khóa học đại chúng mở (MOOC):
Đây là mô hình cho phép hàng triệu người học cùng tham gia vào một khóa học mà không có giới hạn về số lượng. Các khóa học thường được cung cấp miễn phí hoặc với chi phí thấp, nhằm thu hút đông đảo người học.
Ví dụ: Các nền tảng như Coursera, edX cung cấp nhiều khóa học từ các trường đại học danh tiếng.
2. Mô hình khóa học trực tuyến đăng ký hàng tháng
Người học trả một khoản phí hàng tháng để truy cập vào toàn bộ nội dung khóa học. Mô hình này giúp tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho nhà cung cấp.
Ví dụ: Nền tảng như Skillshare hoạt động theo mô hình này, cho phép người dùng truy cập vào hàng ngàn khóa học với một mức phí cố định.
3. Mô hình bán khoá học độc quyền:
Các giảng viên hoặc tổ chức giáo dục phát triển và bán các khóa học độc quyền với giá cao hơn, thường đi kèm với nội dung chất lượng cao và hỗ trợ cá nhân hóa.
Ví dụ: Nền tảng như Udemy cho phép giảng viên tự tạo và bán khóa học của mình, với khả năng điều chỉnh giá cả theo nhu cầu thị trường.
4. Mô hình kết hợp:
Kết hợp giữa việc học trực tuyến và các buổi học trực tiếp để tăng cường trải nghiệm học tập. Mô hình này giúp người học có thể tương tác trực tiếp với giảng viên và bạn bè.
Ví dụ: Nhiều trường đại học hiện nay áp dụng mô hình này trong các chương trình đào tạo của họ.
5. Mô hình nhượng quyền giáo dục:
Các tổ chức giáo dục có thể nhượng quyền thương hiệu và chương trình đào tạo cho các cá nhân hoặc tổ chức khác để mở rộng quy mô.
Ví dụ: Một số trung tâm đào tạo tiếng Anh hoặc kỹ năng mềm sử dụng mô hình nhượng quyền để phát triển mạng lưới chi nhánh.
5 bước hình thành khóa học trực tuyến kinh doanh thành công
Để xây dựng một khóa học trực tuyến B2B thành công, doanh nghiệp cần thực hiện các bước chi tiết từ nghiên cứu thị trường đến đánh giá hiệu quả. Những yếu tố này không chỉ giúp khóa học thu hút đúng đối tượng mà còn đảm bảo đáp ứng các mục tiêu kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp.
Bước 1. Nghiên cứu thị trường
Bước đầu tiên cũng là một bước quan trọng nhất. Doanh nghiệp cần nghiên cứu xem các khoá học trực tuyến dự định ra mắt có được khách hàng sẵn sàng trả tiền không. Bởi một khoá học không được thị trường đón nhận thì không ra số được.
Nghiên cứu thị trường là nghiên cứu về nhóm khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, xu hướng thị trường. Để doanh nghiệp tìm được phân khúc thị trường đáng cạnh tranh và có thể đáp ứng tốt.
Việc này cũng giúp doanh nghiệp hình thành chiến lược rõ ràng, bao gồm phân khúc thị trường, kênh phân phối và điểm nhấn cạnh tranh. Một chiến lược kinh doanh vững chắc sẽ là nền tảng giúp khóa học tiếp cận đúng đối tượng, mang lại giá trị thực sự cho khách hàng.
Bước 2: Phát triển mục tiêu khóa học chi tiết
Sau khi xác định được 3 mục tiêu tổng thể là mục tiêu kinh doanh, mục tiêu marketing và mục tiêu truyền thông. Doanh nghiệp cần phát triển thành những mục tiêu chi tiết cho từng quý, năm hay từng khoá học. Những kênh truyền thông mà doanh nghiệp sẽ sử dụng. Những chiến dịch, khuyến mãi mà doanh nghiệp sẽ triển khai. Lên càng chi tiết thì khả năng tiếp cận khách hàng càng cao.
Nếu doanh nghiệp chưa có thương hiệu nổi tiếng, việc truyền thông cần được đẩy mạnh. Để tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu nhất. Trong giai đoạn này, hãy đưa ra các KPI marketing để đo lường được hiệu quả.
Bước 3: Tìm nhà cung cấp nền tảng video trực tuyến tốt nhất
Khi chọn một nhà cung cấp nền tảng video trực tuyến phù hợp cho doanh nghiệp khóa học trực tuyến. Bạn cần một nhà cung cấp cung cấp nhiều hơn các tính năng cơ bản. Bạn cần một nền tảng có thể giúp bạn nổi bật giữa đám đông và tạo ra tác động thực sự trong thế giới giáo dục trực tuyến.
Thủ Đô Multimedia là đối tác giúp bạn dễ dàng tạo và bán khóa học của mình. Từ việc đóng gói khóa học thành sản phẩm đến việc tùy chọn tính năng khoá học và bảo vệ khoá học trực tuyến. Thủ Đô Multimedia có mọi thứ bạn cần để thành công trong thế giới cạnh tranh của giáo dục trực tuyến.
Bước 4: Tạo video chất lượng cao
Doanh nghiệp nên đầu tư nhiều chất xám vào từng khoá học trực tuyến của mình. Bởi sản phẩm vẫn luôn là giá trị cốt lõi để khách hàng sẵn sàng trả tiền. Nếu sản phẩm không tốt, doanh thu chắc chắn không thể cao đột phá được.
Giáo án của khoá học nên được kiểm duyệt bởi những chuyên gia trong ngành trước khi quay, đảm bảo nội dung đưa ra là chính xác. Các thiết bị quay dựng cũng cần được đầu tư, từ camera, ghi âm, bảng biểu,.. Và phòng quay cần yên tĩnh, sáng sủa, tone and mood của giảng viên cần năng lượng và cuốn hút.
Bước 5: Triển khai và điều chỉnh khoá học linh hoạt
Sau khi ra mắt trên thị trường, hãy lắng nghe phản hồi của khách hàng để cải thiện khoá học cho phù hợp. Doanh nghiệp vẫn có thể dễ dàng chỉnh sửa sao cho tích hợp với khách hàng mục tiêu và đo lường qua các chỉ số cụ thể.
Thách thức “khốc liệt” và giải pháp “đột phá” của Thủ Đô Multimedia cho kinh doanh khóa học trực tuyến
80% khóa học trực tuyến bị đánh cắp. Doanh nghiệp “mất trắng” nội dung khóa học sau vài ngày ra mắt. Đó là nỗi đau thương mà đa phần các doanh nghiệp kinh doanh khóa học gặp phải. Ngay sau khi ra mắt, doanh nghiệp sẽ gặp phải tình trạng khóa học của mình bị bán tràn lan trên mạng xã hội với giá rẻ hơn rất nhiều so với giá kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.
Đây là một vấn đề cực lớn, và chúng tôi có giải pháp tuyệt vời dành cho doanh nghiệp. Hãy trải nghiệm giải pháp Sigma DRM của chúng tôi. Đây là giải pháp về bảo vệ bản quyền cho các khóa học trực tuyến. Chúng tôi đã đạt được chứng nhận Cartesian uy tín, là một trong 6 doanh nghiệp Đông Nam Á sở hữu giải pháp tuyệt vời này.
Chúng tôi chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp bảo vệ được sản phẩm số của mình ngay từ khi “lọt lòng” và bảo vệ chúng an toàn trong giai đoạn “phát triển”.
Giải pháp của chúng tôi không cứng nhắc, mà linh hoạt theo mong muốn tuỳ chỉnh của doanh nghiệp. Cho phép doanh nghiệp quản lý quyền của học viên. Và ngăn chặn 99% khoá học bị public ra bên ngoài nếu không có sự cho phép của chủ sở hữu.
Phát trực tuyến mượt mà
Khóa học thường có thời lượng 45 – 60 phút, nếu up thẳng lên thì rất tốn tài nguyên lưu trữ. Đặc biệt là tốc độ phát video không mượt mà thường xảy ra vấn đề giật lag, tắc nghẽn hệ thống.
Các doanh nghiệp kinh doanh khóa học cần đến giải pháp của chúng tôi, đó là Sigma Transcoder. Đây là công nghệ sẽ giúp các khoá học của doanh nghiệp được tách nhỏ và mượt mà trên nền tảng số. Mang lại trải nghiệm học tập tuyệt vời, “cuốn” cho khách hàng.
Thường các khóa học thông thường “đóng gói” nội dung rất nặng, người xem thường phải chờ đợi load trang rất lâu, điều đó làm khách hàng chán nản và không có hứng thú học tập. Do vậy giải pháp của chúng tôi đề ra là vô cùng cần thiết và doanh nghiệp cần triển khai nhanh chóng để nâng cao chất lượng nội dung của khóa học.
Case study: Moon.vn – nền tảng kinh doanh khoá học trực tuyến thành công tại Việt Nam
Chắc doanh nghiệp không còn xa lạ gì với nền tảng Moon.vn, chuyên cung cấp các video học trực tuyến cho học sinh cấp 1,2,3. Với những giảng viên uy tín, chất lượng và các khoá học có nội dung được đầu tư.
Các khoá học trực tuyến của Moon.vn cũng thường xuyên gặp tình trạng “đánh cắp chất xám” gây thất thoát doanh thu nặng nề. Giải pháp của chúng tôi đưa ra là Sigma DRM, giúp doanh nghiệp bảo vệ bản quyền nội dung số hiệu quả. Và phục hồi doanh số nhanh chóng.
Kết luận
Nếu bạn đang không biết bắt đầu từ đâu trong hành trình kinh doanh khoá học trực tuyến hay đang có nhu cầu cần sự hỗ trợ của đối tác. Giúp bạn xây dựng nền tảng đào tạo trực tuyến lớn mạnh, hãy nhấc máy và liên hệ ngay với Thu Do Multimedia nhé. Chúng tôi sẽ nhanh chóng phản hồi và tư vấn chiến lược dài hạn và thành công cho doanh nghiệp.
Phản hồi gần đây