Bùng nổ trào lưu tải sách lậu


Một độc giả 18 tuổi vô cùng thích thú khi đọc tác phẩm Children of Blood and Bone (tạm dịch: Đứa trẻ thừa kế) của tác giả Tomi Adeyemi. Cô cảm thấy có chút day dứt khi tải lậu cuốn sách, nhưng mẹ cô một mình nuôi nấng cô. Bà không đủ tài chính giúp cô đọc sách thoả thích. Cô cũng đọc bộ tiểu thuyết Percy Jackson và các vị thần trên đỉnh Olympus mà không trả cho Rick Riordan – tác giả cuốn sách, một đồng nào. Dù vậy, cô không nghĩ mình là một “kẻ trộm”. Cô nói: “Tôi không lấy thức ăn hay quần áo mà không trả tiền cho người làm ra nó. Bởi chúng hữu hình. Tôi tin rằng, thế giới thực và thế giới Internet khác nhau.”

Trên đây chỉ là một trong số hàng triệu độc giả tải lậu các tác phẩm yêu thích từ các trang web lậu. Năm 2017, Văn phòng Sở hữu trí tuệ trực thuộc Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược công nghiệp của Chính phủ Anh ước tính rằng, 17% lượng sách tiêu thụ là bất hợp pháp. Bất ngờ hơn, những người đọc sách lậu đa phần là nhóm người khá giả về mặt kinh tế và có địa vị xã hội, tuổi từ 30-60.

Rất nhiều người sử dụng mạng xã hội để hỏi link tải sách khi trang web lậu họ thường xuyên tải bị đánh sập. Khi được phóng viên tờ The Guardian đặt câu hỏi, họ đều bao biện mình quá nghèo để có thể mua loạt sách đó hay nơi ở của họ không có thư viện hoặc rất khó tìm kiếm những cuốn sách này ở quốc gia họ sống. Một số người cảm thấy ngại ngùng, số khác đổ lỗi cho những tác giả “tham lam” khi ngăn chặn họ tải lậu sách.

Nhiều người từng tải lậu sách là các bác sĩ, nhân viên kế toán… những người được coi là có thu nhập cao

The Guardiantrên cũng tiến hành một cuộc khảo sát với độc giả trung thành của họ. Hơn 130 độc giả phản hồi, tuổi từ 20-70. Đa phần tải lậu sách một cách thường xuyên. Trong khi một số cảm thấy có lỗi (hơn 1 người nói rằng, chỉ đọc tác phẩm của những tác giả có tên tuổi – những người không phải xếp hàng “xin ăn”), đa phần cảm thấy hành động của họ không có gì sai trái. “Việc đọc sách là một lời khen ngợi cuốn sách đó, hơn là bỏ qua nó”, một độc giả nói. Một vài người nói rằng, “văn học nên miễn phí với tất cả mọi người.”

Một vài người trong số họ bắt đầu đọc sách lậu khi vào đại học, bởi hoá đơn nhiều con số nếu mua giáo trình đắt tiền. “Thành thực, tôi muốn dành số tiền ít ỏi để đi chơi,” một sinh viên 21 tuổi học Đại học Warwick nói. Một số bạn khuyết tật gặp khó khăn nếu muốn tới thư viện, chia sẻ: “Tôi nghĩ không sai về mặt đạo đức. Tôi chỉ kiếm được 80 bảng/tuần (khoảng 2,5 triệu đồng) và thực sự không thể dành 10 bảng mua sách mới. Nhưng tôi yêu thích việc đọc… Thực ra tải sách trên mạng không khác việc mua sách ở cửa hàng sách cũ. Dù là cách nào, tác giả cũng không có thêm tiền.”

Thật bất ngờ, phần lớn những người tham gia trả lời nói rằng, họ tải sách lậu không phải vì lý do tài chính, mà bởi… sự tiện lợi. Các bác sĩ, nhân viên kế toán, các chuyên gia – những người thường được coi là giàu có – đọc vài trang sách lậu trước bởi thường cảm thấy thất vọng sau khi mua nhiều cuốn sách. “Tôi từng bỏ tiền mua vài cuốn sách quá tệ và thấy hối tiếc. Nhờ lậu sách, tôi sẽ đọc trước nội dung. Tôi sẽ mua nó nếu thực sự thấy hấp dẫn” một người nói. Một người khác cho rằng, anh ta có thể tải khoảng 100,000 cuốn sách trong vài giờ và ủng hộ toàn bộ sách cầm tay của mình cho các cửa hàng từ thiện. “Hiển nhiên là tôi không bao giờ đọc hết số sách đó, có lẽ không đọc đến 50 cuốn.”

Với vô vàn lý do kể trên, những người có thu nhập thấp tới những người học thức cao, thu nhập tốt đểu sử dụng các sản phẩm sách điện tử lậu cho nhiều mục đích khác nhau.

Rất khó bảo vệ bản quyền sách điện tử nếu chỉ trông chờ vào độc giả

Bảo vệ bản quyền sách điện tử bằng cách nào?

Tình trạng sao chép, phân phối sách lậu ở Việt Nam cũng nhức nhối không kém. Các nhà xuất bản hàng đầu tại Việt Nam như First News, Alphabooks, Nhã Nam, Đông A… đều tỏ ra bất lực khi nói đến vi phạm bản quyền sách, đặc biệt là sách điện tử trên môi trường số. Bởi việc ngăn chặn, xử lý đều gặp rất nhiều khó khăn. Bất cứ ai, chỉ cần một chiếc máy tính, máy chụp ảnh hay photocopy là có thể tạo ra một bản ebook của cuốn sách. Sau đó, phiên bản điện tử này có thể được chia sẻ rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội. Các nhà xuất bản đã làm nhiều cách như giảm sâu giá sách, tăng chất lượng in ấn, khởi động các chiến dịch nâng cao ý thức bạn đọc… Nhưng dường như hiệu quả cuối cùng đều chưa cao.

Đại diện nội dung số Alphabooks cho biết: “Hiện nay, nhiều đơn vị xuất bản, nhà phát hành sách không mặn mà với việc đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh sách điện tử. Có nhiều nguyên nhân nhưng đặc biệt là việc kinh doanh ebook kéo theo một loạt hệ lụy về bảo vệ bản quyền. Ở Việt Nam, nhiều website ngang nhiên lấy nội dung bản thảo sách về làm, kinh doanh ngay trên những sản phẩm ebook lậu. Xử lý sau vi phạm mất nhiều thời gian và công sức nhưng chỉ một vài ngày họ lại tái hoành hành”.

Chia sẻ về giải pháp để ngăn chặn tình trạng phát hành sách lậu trên môi trường số, ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đa phương tiện Thủ Đô cho rằng: “Không hoàn toàn là lỗi của độc giả khi các tác phẩm sách điện tử được sao chép, tải lậu, lưu trữ một cách quá dễ dàng. Trong khi đó, việc truy cứu trách nhiệm, áp dụng chế tài pháp luật xử lý lại rất khó khăn. Các nhà xuất bản, tác giả cần phải chủ động bảo vệ mình trước vấn nạn vi phạm bản quyền tràn lan.”

Trên thế giới, nhiều trang tải sách lậu vô cùng cứng đầu. Dù đã bị đánh sập rất nhiều lần nhưng các trang này nhanh chóng “tái xuất” với đuôi tên miền mới như: .com, . net, .org… Michelle Harrison, một tác giả thắng Giải thưởng Sách Thiếu nhi Waterstones, viết trên trang Twitter cá nhân: “Tôi cảm thấy chán nản.”

Cô nói thêm: “Rất nhiều các nhà xuất bản gửi thông báo gỡ nội dung đăng tải trái phép. Nhưng chúng ta đều biết, chỉ là vấn đề thời gian trước khi các trang web này xuất hiện trở lại với “diện mạo” mới. Tôi là bà mẹ đơn thân đang cố gắng kiếm sống. Vì vậy, tôi không có đủ thời gian và tiền bạc để tiếp tục theo đuổi và chấm dứt vấn nạn này.”

Các nhà xuất bản và các tác giả nên tập trung vào việc tạo ra các tác phẩm hay nhất. Công việc bảo vệ bản quyền nên để các công ty công nghệ có kinh nghiệm đảm nhiệm. Các sản phẩm công nghệ được sáng tạo bởi khối óc Việt, vượt qua những đánh giá nghiêm ngặt và hoàn tất kiểm định bởi Cartesian như DRM, Sigma-Multi DRM của Thudo Multimedia… là các giải pháp công nghệ giúp các nhà xuất bản bảo vệ, phân phối các tác phẩm.