Trong khuôn khổ diễn ra sự kiện mang tầm cỡ quốc tế “Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023” với mục tiêu khai trương Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (NIC cơ sở Hòa Lạc) và giới thiệu, trưng bày, trình diễn các hạng mục công nghệ liên quan đến các lĩnh vực trong cuộc sống, quy tụ hàng trăm doanh nghiệp công nghệ hàng đầu trong nước và quốc tế, cùng sự tham gia của nhiều chủ thể hệ sinh thái: các cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu – trường đại học, mạng lưới chuyên gia – trí thức, quỹ đầu tư, các tổ chức tư vấn, hỗ trợ đổi mới sáng tạo. Hơn 40.000 lượt người tham gia trực tiếp các hoạt động của Triển lãm, trong đó có hơn 2.000 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan Trung ương, địa phương; các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ lớn; các viện nghiên cứu, trường đại học; các tổ chức hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước.
Lãnh đạo Thủ Đô chụp ảnh lưu niệm tại diễn đàn lãnh đạo đổi mới sáng tạo 2023
Thứ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ông Trần Duy Đông tham quan gian hàng của Thủ Đô
Booths trưng bày sản phẩm của Thủ Đô MultiMedia
Thủ Đô vinh dự là một trong hơn 300 gian hàng công nghệ cao được trưng bày, trình diễn giải pháp: sigma OTT, sigma DRM (bảo vệ bản quyền nội dung số) và sigma DAI/SSAI(chèn quảng cáo vào luồng Live).Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Thủ Đô Multimedia là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cung cấp trọn bộ hệ sinh thái giải pháp sigma OTT để xây dựng, phát triển và kinh doanh ứng dụng trong lĩnh vực OTT với hơn 8 giải pháp tổng thể trong đó có 2 giải pháp mũi nhọn là Sigma Multi DRM và Sigma SSAI, giải pháp đã xuất sắc vượt qua những kiểm định quốc tế gắt gao nhất, đảm bảo về chất lượng, tính chính xác và khả năng ứng dụng thực tế tốt nhất cho khách hàng.
Booths trưng bày sản phẩm của Thủ Đô MultiMedia tại NIC
Trong 5 ngày diễn ra Triển lãm, sẽ có các hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm, công nghệ mới thuộc các lĩnh vực trọng tâm của NIC, gồm: nhà máy thông minh, đô thị thông minh, truyền thông số, công nghệ môi trường, an ninh mạng, công nghiệp bán dẫn, Hydrogen và y tế. Đồng thời, bên lề Triển lãm sẽ diễn ra nhiều hoạt động như các hội thảo quốc tế về ngành công nghiệp bán dẫn, năng lượng hydrogen, công nghiệp game; Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (VVS); Ngày hội STEAM; Chương trình Better Choice…
Booths trưng bày sản phẩm của Thủ Đô MultiMedia tại NIC
Sản phẩm của Thủ Đô xuất hiện tại diễn đàn lãnh đạo đổi mới sáng tạo 2023
Bảo vệ bản quyền nội dung số – sigma DRM của Thủ Đô Multimedia
Ngày 13/10, Thủ Đô Multimedia vinh dự là một trong những Doanh nghiệp tiên phong được trao biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Phát triển doanh nghiệp, trong khuôn khổ Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (IPSC) tại diễn đàn “Tiên phong tinh thần doanh nhân, kiến tạo Việt Nam bền vững” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư với sự tài trợ từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ USAID.
Theo kết quả công bố ngày 7/10/2022, Thủ Đô là một trong 6 doanh nghiệp đầu tiên được nhận Gói hỗ trợ cao cấp từ dự án USAID IPSC nhằm lựa chọn các doanh nghiệp tiên phong (PEs) có các sản phẩm Việt Nam sáng tạo, có tính cạnh tranh để mang ra thị trường quốc tế, trong số các doanh nghiệp được chọn vẫn có mặt các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ như Thủ Đô Multimedia, Mismart,…
Ông Nguyễn Ngọc Hân (ở giữa), CEO công ty CP Thủ Đô Multimedia nhận Biên Bản Hợp Tác Đổi Mới Sáng cho các doanh nghiệp tiên phong
USAID IPSC là dự án hỗ trợ các doanh nghiệp này xây dựng chiến lược kinh doanh trong 3 – 5 năm tới giúp tăng cường, phát huy nội lực, vận dụng, khai thác hiệu quả ngoại lực để thích ứng và phát triển, trong bối cảnh thị trường biến động, rủi ro kinh doanh ngày càng gia tăng.
Trong 2 năm tới, gói hỗ trợ hứa hẹn là một trong những nguồn lực hỗ trợ Thủ Đô Multimedia trong việc tích cực triển khai các hoạt động mang tính chiến lược, cải thiện năng lực quản lý và vận hành cốt lõi của doanh nghiệp; nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển thị trường quốc tế như châu Âu, Bắc Mỹ; xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp thông qua các đối tác quốc tế như Google, Amazon…; tư vấn chứng nhận, chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế như FDA, ISO, BSI…
13 năm vun trồng quả ngọt
Thủ Đô Multimedia được biết đến là một trong những công ty tiên phong về nghiên cứu & sản xuất truyền hình OTT, TV Technology Solutions, Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số Digital Rights Management (DRM), Giải pháp truyền dẫn độ trễ thấp Low Latency Streaming,..
Suốt 13 năm qua, với đội ngũ nhân sự từ các trường đại học như ĐH Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ – ĐHQGHN, HV Bưu chính Viễn thông, ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế Quốc dân … , chúng tôi luôn cố gắng để vươn lên trở thành doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực CNTT nói chung và ngành nội dung số nói riêng.
Những thành quả mà Thủ Đô đã đạt được như lời khẳng định trên thị trường như:
Giải pháp Sigma DRM do Thủ Đô Multimedia phát triển được chứng nhận trên trang web chính thức của Cartesian
– Tháng 12/2019: Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số Sigma DRM của Thủ Đô vượt qua kiểm định bảo mật Farncombe của Cartesian. Thủ Đô tự hào là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt Nam, cũng là doanh nghiệp duy nhất của Đông Nam Á, là 1 trong 6 doanh nghiệp của châu Á đạt được chứng nhận này.
– Lọt vào danh sách 20 công ty toàn cầu sở hữu giải pháp bảo vệ bản quyền SigmaDRM (DRM-Digital Rights Managements). Chúng tôi tự tin đem trí tuệ Việt Nam đi toàn thế giới.
– Sở hữu nhiều phát minh công nghệ trong lĩnh vực truyền hình: Livestreaming, truyền hình tương tác, truyền hình internet, CDN
– Đã triển khai giải pháp cho nhiều đối tác lớn tại Việt Nam, Mỹ, Ấn Độ và Trung Đông như: Akamai, Nuance, VTVCab, Viettel, Vinaphone, Mobifone, MCV …
Giải pháp “Made by Vietnam” từ Thủ Đô Multimedia
Trong những năm qua, Dấu ấn sáng tạo của Thủ Đô Multimedia được ghi nhận ở nhiều giải pháp toàn diện trong lĩnh vực OTT, và đậm nét nhất ở 2 dòng sản phẩm chính.
Đầu tiên là giải pháp Sigma DAI/SSAI, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trực tuyến và video trực tuyến chèn quảng cáo vào nội dung video ở mức máy chủ trước khi nó được gửi đến thiết bị của người xem. Điều này giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng bằng cách đảm bảo rằng quảng cáo được phát mượt mà và không gây gián đoạn nội dung gốc. Ngoài ra, Sigma DAI/SSAI của Thủ Đô cung cấp khả năng theo dõi hiệu suất quảng cáo một cách chi tiết hơn, giúp nhà quảng cáo và nhà cung cấp dịch vụ hiểu rõ hơn về cách người xem tương tác với quảng cáo.
Thứ hai là giải pháp Sigma DRM (Digital Right Management). Theo các số liệu thống kê, chỉ tính riêng ở Việt Nam, trong năm 2022, vi phạm bản quyền gây thiệt hại lên tới 350 triệu USD cùng với hàng ngàn trang web ăn cắp nội dung/ phát sóng trái phép khi mà các chế tài xử lí chưa rõ ràng. Cảm nhận sâu sắc nỗi đau ấy, đội ngũ tài năng của Thủ Đô Multimedia sáng tạo ra giải pháp Sigma DRM giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và ngăn chặn việc trái phép sao chép và phân phối nội dung số. Giải pháp này cũng được tổ chức Cartesian kiểm định đạt tiêu chuẩn Quốc tế. Thủ Đô tự hào là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt Nam, cũng là doanh nghiệp duy nhất của Đông Nam Á, là 1 trong 6 doanh nghiệp của châu Á đạt được chứng nhận này.
Khu vực triển lãm của Thủ Đô Mulimedia tại diễn đàn
Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Phát triển doanh nghiệp và Thủ Đô Multimedia là nguồn động lực quan trọng trong hành trình của Thủ Đô với cam kết với sứ mệnh tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để mang đến những giải pháp công nghệ tiên tiến hơn và hỗ trợ sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp truyền thông và giải trí.
Ngày 13/10, Thủ Đô Multimedia vinh dự là một trong những Doanh nghiệp tiên phong được trao biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Phát triển doanh nghiệp, tại diễn đàn “Tiên phong tinh thần doanh nhân, kiến tạo Việt Nam bền vững” trong khuôn khổ dự án Tăng Cường Năng lực Cạnh tranh Khu vực Tư nhân Việt Nam (IPSC). Gói hỗ trợ được “đo ni đóng giày” cho những doanh nghiệp được lựa chọn để trở thành hình mẫu phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và đang tăng trưởng khác của Việt Nam tiên phong tạo dựng thương hiệu sản phẩm của Việt Nam, vươn ra thị trường quốc tế.
Theo kết quả công bố ngày 7/10/2022, Thủ Đô là một trong 6 doanh nghiệp đầu tiên được nhận Gói hỗ trợ cao cấp từ dự án USAID IPSC nhằm lựa chọn các doanh nghiệp tiên phong (PEs) có các sản phẩm Việt Nam sáng tạo, có tính cạnh tranh để mang ra thị trường quốc tế, trong số các doanh nghiệp được chọn vẫn có mặt các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ như Thủ Đô Multimedia, Mismart,…
Gói hỗ trợ là sự ghi nhận vô cùng quý báu về những nỗ lực không ngừng nghỉ của Thủ Đô Multimedia trong suốt 13 năm qua vào việc phát triển và ứng dụng công nghệ vào các lĩnh vực truyền thông và giải trí (OTT). Đặc biệt trong giai đoạn Thủ Đô đang chuyển mình “Vươn ra biển lớn”, không chọn an toàn khi là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực OTT tại Việt Nam, Thủ Đô Multimedia mong muốn những dấu ấn của mình sẽ còn được hiện diện ở những thị trường lớn và cạnh tranh khốc liệt trên toàn thế giới.
Ông Nguyễn Ngọc Hân (ở giữa), CEO công ty CP Thủ Đô Multimedia nhận Biên Bản Hợp Tác Đổi Mới Sáng cho các doanh nghiệp tiên phong
Trong những năm qua, Dấu ấn sáng tạo của Thủ Đô Multimedia được ghi nhận ở nhiều giải pháp toàn diện trong lĩnh vực OTT, và đậm nét nhất ở 2 dòng sản phẩm chính.
Đầu tiên là giải pháp Sigma DAI/SSAI, giải pháp này giúp cải thiện trải nghiệm xem trực tuyến mà vẫn tăng doanh thu quảng cáo bằng cách chèn quảng cáo vào nội dung video một cách mượt mà và không gây gián đoạn, giúp tối ưu hóa lợi nhuận cho các nhà cung cấp nội dung và mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Thứ hai là giải pháp Sigma DRM (Digital Right Management). Theo các số liệu thống kê, chỉ tính riêng ở Việt Nam, trong năm 2022, vi phạm bản quyền gây thiệt hại lên tới 350 triệu USD cùng với hàng ngàn trang web ăn cắp nội dung/ phát sóng trái phép khi mà các chế tài xử lí chưa rõ ràng. Cảm nhận sâu sắc nỗi đau ấy, đội ngũ tài năng của Thủ Đô Multimedia sáng tạo ra giải pháp Sigma DRM giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và ngăn chặn việc trái phép sao chép và phân phối nội dung số. Giải pháp này cũng được tổ chức Cartesian kiểm định đạt tiêu chuẩn Quốc tế. Thủ Đô tự hào là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt Nam, cũng là doanh nghiệp duy nhất của Đông Nam Á, là 1 trong 6 doanh nghiệp của châu Á đạt được chứng nhận này.
Giải pháp Sigma DRM do Thủ Đô Multimedia phát triển được chứng nhận bởi Cartesian
Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Phát triển doanh nghiệp và Thủ Đô Multimedia là nguồn động lực quan trọng trong hành trình của Thủ Đô với cam kết với sứ mệnh tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để mang đến những giải pháp công nghệ tiên tiến hơn và hỗ trợ sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp truyền thông và giải trí.
Trung tâm bản quyền nội dung số Việt Nam cho biết từ tháng 8-2022 đến tháng 8-2023 cơ quan chức năng đã chặn gần 1.000 web bóng đá lậu, trong đó Xôi Lạc TV đã bị chặn nhiều lần nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại lậu, vì đâu?
Dù bị chặn rất nhiều lần, tới nay web bóng đá lậu Xôi Lạc TV vẫn ngang nhiên tồn tại dưới một tên miền mới – Ảnh chụp màn hình chiều 26-9
Tọa đàm “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc – điện ảnh – truyền hình số” do Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA) phối hợp cùng Thủ Đô Multimedia tổ chức ngày 26-9, các đại biểu đã nhiều lần nhắc tới trường hợp web bóng đá lậu Xôi Lạc TV như một ví dụ điển hình cho thấy công cuộc chống vi phạm bản quyền trên môi trường số hiện nay quá gian nan, chưa đạt được như kỳ vọng.
Chặn tên miền web lậu: chặn cái này mọc ngay cái khác sau vài phút
Tại buổi họp báo mới đây của Bộ Thông tin và Truyền thông, đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết trong năm 2023 cục này cùng Cục An toàn thông tin đã chặn tổng cộng 162 trang web vi phạm.
Nếu tính cả các trang web thay đổi tên miền thì rất nhiều, lên tới gần nghìn trang. Tuy nhiên, việc xử lý các đối tượng này vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của cơ quan quản lý.
Bởi lẽ, ngay khi bị chặn tên miền, các kênh này liền đổi địa chỉ IP, đổi tên miền nhanh chóng, chỉ mất 5 – 10 phút.
Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử dẫn ví dụ web lậu vi phạm bản quyền trắng trợn nhất là Xôi Lạc TV, với 20 tên miền khác nhau. Khi cơ quan chức năng chặn tên miền này thì rất nhanh sau đó lại có tên miền mới xuất hiện thay thế.
Bằng cách này, Xôi Lạc TV vẫn tồn tại suốt gần 5 năm qua.
Tại tọa đàm về chống vi phạm bản quyền trên môi trường số ngày 26-9, bà Phạm Thanh Thủy – phụ trách chống vi phạm bản quyền của truyền hình số vệ tinh K+ – cho biết doanh nghiệp nàykhông thể đề nghị xử lý hành chính được, cũng không thể khởi kiện dân sự. Hiện tại thì chỉ mới có giải pháp chặn tên miền chưa hiệu quả.
“Chúng tôi cứ chiến đấu, cứ chặn, có domain mới chúng tôi lại chặn và chúng tôi trông chờ vào sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước”, bà Thủy nói.
Cũng tại tọa đàm, Trung tâm bản quyền nội dung số Việt Nam (VDCC – thuộc Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử) cho biết để giải pháp chặn tên miền đạt hiệu quả tốt hơn, sắp tới cơ quan chức năng sẽ thiết lập cơ chế chặn linh hoạt – chặn đuổi các tên miền mới phát sinh sau khi bị chặn.
Ngoài ra sẽ phát triển công cụ chặn tự động để các bên sử dụng nhằm giảm thiểu thời gian và nhân lực; cũng như áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp khác nhau để chặn truy cập.
Riêng với trường hợp Xôi Lạc TV, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết cục này đang phối hợp với cơ quan công an và các doanh nghiệp để kiên quyết đấu tranh. Sắp tới việc xử lý sẽ không chỉ dừng ở xử lý vi phạm hành chính mà phải có những mức xử lý cao hơn.
Bà Phạm Thanh Thủy đại diện K+ chia sẻ những khó khăn mà đơn vị này đấu tranh với web lậu Xôi Lạc TV thời gian qua – Ảnh: QUYÊN PHẠM
Hy vọng ở AI?
Tọa đàm đã được lắng nghe nhiều ý kiến về thực trạng vi phạm bản quyền nội dung số nói chung, cũng như trong ngành âm nhạc, điện ảnh và truyền hình số nói riêng.
Các đại biểu từ doanh nghiệp lẫn cơ quan chức năng đều chia sẻ những khó khăn trong việc ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến bản quyền. Các giải pháp từ hành chính như chặn tên miền, đến kiện ra tòa đều hoặc chưa hiệu quả hoặc rất vất vả.
Đại diện Thủ Đô Multimedia cho rằng trong khi các giải pháp hành chính, kiện ra tòa chưa mang lại hiệu quả cao thì các doanh nghiệp nên chủ động phòng chống vi phạm bản quyền bằng các giải pháp kỹ thuật.
Đơn vị này đã chia sẻ giải pháp Sigma Multi-DRM tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) trong bảo vệ bản quyền (tên thương mại Sigma Active Observer – SAO) giúp các nhà sở hữu nội dung, các nền tảng phát hành nội dung trực tuyến có thể bảo vệ được bản quyền các sản phẩm nội dung trên Internet.
Bên cạnh những ưu điểm, cuộc cách mạng số hóa trong lĩnh vực truyền hình đã và đang mang đến những thách thức chưa từng có trong việc bảo mật và bảo vệ bản quyền nội dung, yêu cầu ra đời các giải pháp mới để bảo vệ nội dung khỏi hàng loạt các rủi ro về xâm hại bản quyền… Ngày 26/9/ với chủ đề “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc – điện ảnh – truyền hình số”, do Hội truyền thông số Việt Nam (VDCA) phối hợp với Thủ Đô Multimedia đồng tổ chức nhằm tìm ra giải pháp mới cho những vấn đề nhức nhối trên. Chia sẻ sau hội thảo, báo điên tử vtc. cũng có bài viết:
Trong bối cảnh phân phối nội dung kỹ thuật số đang diễn ra cực kỳ sôi động, sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng truyền hình OTT (Over-The-Top) và các nhà phát hành phim trực tuyến đã đưa người dùng tới một thời kỳ tiêu thụ nội dung giải trí hoàn toàn mới mẻ. Sự thuận tiện trong việc truy cập phim, chương trình truyền hình và sự kiện âm nhạc trực tiếp trên các thiết bị đã làm biến đổi cách khán giả tương tác với nội dung. Tuy nhiên, cuộc cách mạng số hóa này cũng mang đến những thách thức chưa từng có trong việc bảo mật và bảo vệ bản quyền nội dung, yêu cầu ra đời các giải pháp mới để bảo vệ nội dung khỏi hàng loạt các rủi ro về xâm hại bản quyền.
Tọa đàm Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc – điện ảnh – truyền hình số do Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam tổ chức.
Các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT như TV360, FPT Play, và các hãng phát hành phim trực tuyến như Netflix, Hulu, và Hotstar đã trở thành những nhân tố quan trọng trong hệ sinh thái giải trí Internet khi đáp ứng nhu cầu nội dung không giới hạn. Vì vậy, việc đảm bảo tính toàn vẹn và độc quyền cho các nội dung phát hành đã trở thành một vấn đề quan trọng và là bài toán mà các nhà sở hữu và phát hành nội dung ngày càng coi trọng.
Mặc dù các biện pháp chặn tên miền cũng đã bắt đầu được thực thi tại Việt nam; các giải pháp quản lý quyền kỹ thuật số (DRM) như Widevine, FairPlay và PlayReady đã được triển khai để ngăn chặn truy cập và phân phối trái phép, nhưng các giải pháp bảo vệ bản quyền hiện tại vẫn chưa đủ sức bảo vệ và cần một phương pháp đa chiều để giải quyết các rủi ro đang hiện hữu. Đặc biệt, vấn đề mà các nhà cung cấp nội dung đối mặt trong lỗ hổng DRM trước hết là việc lợi dụng sự giả mạo gói tin để đánh lừa máy chủ ủy quyền (License Server) và qua mặt việc xác thực cấp quyền lấy nội dung cho các tài khoản không đủ tin cậy.
Bên cạnh những lỗ hổng của DRM, các nhà cung cấp truyền hình OTT và các hãng phát hành trực tuyến phải đối mặt với một loạt các rủi ro khác đòi hỏi các giải pháp bảo vệ bản quyền toàn diện như: Vấn đề dùng thiết bị quay màn hình để phát lại hay vấn đề khai thác các Mạng riêng ảo (VPN) để né tránh hạn chế địa lý, cho phép truy cập nội dung từ quốc gia này phân phối nội dung trái phép tại một quốc gia khác…
Tại tọa đàm “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc – điện ảnh – truyền hình số” do Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA) phối hợp cùng Thủ Đô Multimedia tổ chức, các đại diện tham dự đã chia sẻ thông tin về thực trạng vi phạm bản quyền nội dung số nói chung, cũng như ngành âm nhạc, điện ảnh và truyền hình số nói riêng, đồng thời thảo luận các khó khăn trong việc áp dụng các giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến bản quyền. Thủ Đô Multimedia đã chia sẻ giải pháp Sigma Multi-DRM tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) trong bảo vệ bản quyền (tên thương mại Sigma Active Observer – SAO) giúp các nhà sở hữu nội dung, các nền tảng phát hành nội dung trực tuyến có thể bảo vệ được bản quyền các sản phẩm nội dung trên Internet.
Ứng dụng AI trong bảo vệ bản quyền: Lá chắn mới toàn diện hơn
Ông Vũ Kiêm Văn, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam tham dự tọa đàm.
Nhằm đối phó với những mối đe dọa đa dạng này, Sigma Multi-DRM giới thiệu một biện pháp bảo vệ đột phá – Sigma Active Observer (SAO). Đây là giải pháp đổi mới vượt xa các hạn chế của các giải pháp DRM truyền thống, cung cấp một cơ chế phòng thủ linh hoạt và tích cực, chủ động phát hiện và thông báo các nguy cơ vi phạm bản quyền.
“Trái tim” của Sigma Multi-DRM là SAO, một bộ công cụ phần mềm mạnh mẽ định nghĩa lại việc bảo mật nội dung. SAO không chỉ đơn thuần là một lớp bảo mật của Sigma Multi-DRM mà còn quan sát hoạt động giám sát mọi khía cạnh của phân phối nội dung và phát trực tuyến. Sử dụng thuật toán Trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến, SAO tiến xa hơn trong việc phát hiện và rà soát mọi hoạt động trao đổi dữ liệu trong quá trình phân phối nội dung trên Internet, cụ thể:
Phát hiện mối đe dọa đa chiều: SAO sử dụng thuật toán do AI thúc đẩy để xác định các biểu hiện bất thường và các mối đe dọa tiềm năng tại mọi bước, bao gồm việc phát hiện việc vi phạm phân phối xuyên biên giới và giả mạo gói tin.
Phát hiện và loại bỏ VPN: SAO sở hữu khả năng độc đáo để xác định việc sử dụng VPN và tiêu diệt các nỗ lực khai thác việc truy cập nội dung qua các khu vực khác nhau. Biện pháp tích cực này tăng cường hạn chế địa lý và cắt giảm việc truy cập thâm dụng nội dung trái phép xuyên biên giới.
Kháng lại giả mạo gói tin: Thuật toán AI mạnh mẽ của SAO nhận ra các dấu hiệu của giả mạo gói tin và sự can thiệp thông qua hook vào các dịch vụ, đẩy lùi các nỗ lực đánh lừa máy chủ ủy quyền (License server).
Phân tích hành vi người dùng: SAO đi sâu vào mẫu hành vi người dùng, tức thời xác định các hoạt động đáng ngờ và bảo vệ khỏi sự can thiệp. Với các yêu cầu truy cập có các thông tin không khớp, ví dụ yêu cầu truy cập trên TV tại Hà Nội nhưng lại có các thông tin người dùng tại tỉnh khác thì các truy cập này sẽ bị rà soát,…
Thông tin thời gian thực: Tính chất dựa trên AI của SAO đảm bảo việc thu thập thông tin và phản hồi thời gian thực, cho phép các nhà điều hành đối mặt nhanh chóng với các mối đe dọa.
Với các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT và các nhà phát hành phim, nhạc trực tuyến, việc đón nhận Sigma Multi-DRM với tích hợp SAO tạo thành một chiến lược bảo vệ toàn diện. Bằng cách áp dụng giải pháp năng động này, các nhà cung cấp nội dung có thể giải quyết được những nguy cơ quan trọng như: Bảo vệ khỏi mối đe dọa đa chiều; Bảo vệ các nội dung độc quyền; Nâng cao uy tín thương hiệu; Tối ưu doanh thu; Sự chủ động trong bảo mật.
Với môi trường phân phối nội dung ngày càng rộng lớn và vấn đề vi phạm bản quyền nội dung số ngày càng phức tạp, đối mặt với các mối đe dọa kỹ thuật số đa dạng là vấn đề sẽ tồn tại trong môi trường kỹ thuật số. Sigma Multi-DRM với việc tích hợp SAO mang lại một giải pháp năng động và toàn diện, không chỉ giữ vững sự an toàn của nội dung mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp truyền thông kỹ thuật số. Bằng cách chọn Sigma Multi-DRM với SAO, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT và các nhà phát hành phim trực tuyến đang thể hiện tầm nhìn dài hạn và cam kết với chất lượng và an ninh nội dung trong tương lai kỹ thuật số.
Phản hồi gần đây