Trong một khảo sát gần đây do Q&Me thực hiện về hành vi nghe nhạc của người Việt Nam, khảo sát được thực hiện với 1.500 người từ độ tuổi 18 tới 44. Theo kết quả khảo sát, nghe nhạc là phương thức giải trí phổ biến nhất, các kênh nghe nhạc cũng trở nên linh hoạt và đa dạng hơn nhờ vào kết nối mạng ngày càng trở nên rộng rãi.
Trong 1.500 người được khảo sát có 64% là nam giới và 36% nữ giới, 28% ở Hà Nội, 28% ở Thành phố Hồ Chí Minh và còn lại ở các tỉnh khác. Độ tuổi được chia đều theo 4 nhóm nhóm dưới 18 tuổi, nhóm 19 – 22 tuổi, nhóm 23 – 29 tuổi và nhóm từ 30 trở lên.
Kết quả khảo sát cho thấy, về mức độ thường xuyên nghe nhạc,75% số người được khảo sát cho biết nghe nhạc hàng ngày, và là hình thức giải trí chính. 57% nghe vài lần một ngày, 19% nghe một lần một ngày, 12% nghe 4 – 6 lần/một tuần. Trong khi đó 80% số người được khảo sát nghe nhạc dưới 1 tiếng, trong khi đó khoảng 1/5 số người nghe nhạc rất nhiều từ 1 giờ trở lên.
Đối với thể loại nhạc theo quốc gia, thì phổ biến nhất là nhạc Việt Nam với 95% người nghe, sau đó là nhạc tiếng Anh của Mỹ chiếm 28% và nhạc Hàn Quốc chiếm 27%, tiếp theo sau là nhạc Trung Quốc, Nhật, Anh và châu Âu nói chung, Nhật các nước châu Á khác và nhạc Latin.
Đối với dòng nhạc, thì phổ biến nhất đương nhiên là nhạc Pop với 44% người nghe, sau đó là nhạc EDM/Dance với 33%, nhạc Hiphop/Rap với 29%, Bolero 28%, Rock 20%, Cổ điển 17%, R&B/Soul 12%, Country 11%, Jazz 11%, các thể loại khác chung khoảng 27%.
Mọi người thường nghe nhạc vào thời gian lướt mạng chiếm tới 50%, thời gian làm việc chiếm 44%, làm việc nhà chiếm 35%, chỉ thuần túy nghe nhạc chiếm 28%, khi học chiếm 26%, khi di chuyển chiếm 26%, khi đọc sách và nghe nhạc đều chiếm tới 12%.
Một thông số đáng lưu ý đó là thiết bị sử dụng đề nghe nhạc. Có tới 93% số người sử dụng điện thoại di động để nghe nhạc, trong khi chỉ có 34% người sử dụng máy tính xách tay, 31% số người sử dụng tivi, 17% sử dụng máy tính bảng, chỉ còn 10% số người khảo sát sử dụng máy nghe nhạc MP3/MP4 một thiết bị vô cùng phổ biến trong khoảng 10 năm trước, và 7% vẫn tiếp tục duy trì sử dụng radio.
Các phương tiện nghe nhạc ngày càng phụ thuộc nhiều vào Internet
Việc sử dụng các thiết bị điện tử để nghe nhạc cũng làm thay đổi thói quen lựa chọn kênh để nghe nhạc của người Việt. YouTube hẳn nhiên là kênh được nhiều người sử dụng nhất chiếm tới 86%, sau đó là Zing với 59%, Nhaccuatui chiếm 34%, Facebook chiếm 23%, Spotify một ứng dụng có bản quyền, người dùng phải trả tiền nổi lên ở Việt Nam khoảng 3 năm nay chiêm 14%, Apple chiếm 8%, sau đó là một số ứng dụng khác chiếm dưới 5%.
Điều gì khiến cho người sử dụng lựa chọn các ứng dụng để nghe nhạc? Ba yếu tố chính là chất lượng âm nhạc, sự đa dạng và việc cho tải xuống các bản nhạc là quan trọng nhất. Chất lượng âm nhạc là yếu tố hàng đầu được quan tâm chiếm tới 70%, sau đó là sự đa dạng của chủng loại âm nhạc chiếm tới 50%. Tuy hiện nay việc nghe nhạc online đã rất phổ biến, nhưng khả năng được tải nhạc, hay được nghe khi không kết nối cũng chiếm tới 43%. Tiếp theo đó là tính năng mang nhiều tính cá nhân hóa, tạo được danh sách nhạc cá nhân chiếm 26%, không hoặc ít quảng cáo chiếm 22%, tính phí hợp lý chiếm 18%, tốn ít dung lượng nghe nhạc chiếm 15% và cuối cùng là giao diện hấp dẫn chiếm 13%.
Trong các nghệ sĩ Việt thường được nghe nhất, không bất ngờ đó chính là Sơn Tùng MTP, nghệ sĩ có số lượng người hâm mộ trẻ đặc biệt đông đảo ở Việt Nam, thường xuyên giành được số 1 treding YouTube ngay sau khi ra sản phẩm âm nhạc mới. Sơn Tùng chiếm tới 41% số người khảo sát lựa chọn, vị trí thứ hai là của Jack chiếm 34%. Sau đó là những nghệ sĩ khá lâu năm và có số lượng người hâm mộ lớn ở Việt Nam như Mỹ Tâm chiếm 17%, Đan Trường 12%, Hồ Quang Hiếu 10%, Đàm Vĩnh Hưng 9%, Cẩm Ly 8%, Lê Bảo BÌnh 8%, Quang Lê 7% và Lệ Quyên 6%.
Các nghệ sĩ quốc tế thì nghệ sĩ Mỹ chiếm tới 55%, nghệ sĩ Hàn chiếm 26% và nghệ sĩ Anh chiếm 19%. Trong đó Taylor Swift chiếm 20%, Black Pink 18%, BTS 17%, Alan Walker 16%, Westlife 9%, Justin Bieber 8%, Maroon 5 chiếm 8%, Katy Perry 8%.
Phản hồi gần đây