Tọa đàm ngày 26/9 về “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc-điện ảnh-truyền hình số” do Công ty Thủ Đô Multimedia tổ chức, được rất nhiều tờ báo quan tâm, Báo Tiền phong đã viết:
Tọa đàm Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc – điện ảnh – truyền hình số do Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA) phối hợp tổ chức tại Hà Nội sáng 26/9.
Đông đảo chuyên gia, luật sư, đại diện các nhà cung cấp nội dung về âm nhạc, điện ảnh và truyền hình trên nền tảng số chia sẻ về thực trạng vi phạm bản quyền nội dung số, đặc biệt trong ngành âm nhạc, điện ảnh và truyền hình, đề xuất giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến bản quyền.
Tọa đàm Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc – điện ảnh – truyền hình số do Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam tổ chức. |
Ông Vũ Kiêm Văn – Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội truyền thông số Việt Nam (VDCA) – khẳng định vấn đề bảo vệ bản quyền nội dung, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay đang gặp không ít thách thức.
Ông Vũ Kiêm Văn đề nghị các đại biểu tập trung vào những lĩnh vực khá đặc thù là âm nhạc, điện ảnh và truyền hình số – những lĩnh vực có nhiều vụ việc vi phạm về bản quyền nhất và cũng khó xử lý nhất trong thời gian vừa qua – nhằm đề xuất giải pháp cho vấn đề “nóng” này.
Ông Vũ Kiêm Văn, Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hội truyền thông số Việt Nam (VDCA) – khẳng định vấn đề bảo vệ bản quyền nội dung hiện nay đang gặp khó. |
Trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng truyền hình OTT đã đưa người dùng tới một thời kỳ tiêu thụ nội dung giải trí hoàn toàn mới mẻ. Tuy nhiên, sự thuận tiện trong việc truy cập phim, phân phối, khiến việc bảo mật và bảo vệ bản quyền nội dung ngày càng khó khăn, phức tạp.
Ở lĩnh vực thể thao, đại diện một kênh truyền hình mua bản quyền phát sóng cho biết Việt Nam có 15,5 triệu người thường xuyên truy cập vào web lậu, khiến Việt Nam lọt vào top 3 khu vực về vi phạm bản quyền.
Việt Nam lọt vào top 3 quốc gia trong khu vực về vi phạm bản quyền. |
“Các trận bóng thuộc ngoại hạng Anh có bản quyền xuất hiện tràn lan trên Internet. Nếu 15,5 triệu lượt xem lậu mà có 10% chuyển đổi thành thuê bao hợp pháp thì số tiền thu về sẽ rất lớn. Với số tiền này chúng ta có thể tái đầu tư vào những sản phẩm có giá trị hơn, mua những chương trình thể thao, những bộ phim tốt hơn”, bà Phạm Thanh Thủy nêu. Vi phạm trên nền tảng số xảy ra chủ yếu trên các web lậu, trên các ứng dụng, mạng xã hội.
Ông Nguyễn Ngọc Hân – Tổng Giám đốc Công ty Thủ Đô Multimedia – cho biết ở Việt Nam có đến 80% vi phạm bản quyền diễn ra trên nền tảng số khiến Việt Nam thiệt hại 348 triệu USD năm 2022, tương đương 7.000 tỷ đồng.
“Vi phạm bản quyền tại Việt Nam hiện như mê cung. Những năm trước, việc vi phạm bản quyền đơn giản là sao chép thẻ đầu thu với loại hình truyền hình đầu thu, đến nay, hình thức vi phạm ngày càng tinh vi, phức tạp, xuất hiện hành vi vi phạm xuyên quốc gia”, ông Nguyễn Ngọc Hân nêu.
Ông Nguyễn Ngọc Hân nêu thực tế Việt Nam có đến 80% vi phạm bản quyền diễn ra trên nền tảng số. |
Mặc dù các giải pháp được triển khai để ngăn chặn truy cập và phân phối trái phép, nhưng các giải pháp bảo vệ bản quyền vẫn không đủ sức bảo vệ và cần một phương pháp đa chiều để giải quyết các rủi ro đang hiện hữu.
Chính vì thế các chuyên gia, nhà quản lý cho rằng bên cạnh công nghệ bảo vệ bản quyền ứng dụng AI, cần nhiều hơn nữa sự hợp tác sâu rộng của các bên liên quan và một cơ chế xử phạt rõ ràng, nghiêm minh.
Xem chi tiết tại link: Việt Nam thiệt hại hơn 7.000 tỷ đồng do vi phạm bản quyền
Phản hồi gần đây