Tình trạng vi phạm bản quyền âm nhạc, điện ảnh, truyền hình trên nền tảng số diễn ra tràn lan, ngày càng phức tạp và tinh vi. Điều này đặt ra yêu cầu về việc xây dựng hệ thống chặn truy cập trang web lậu tự động, đồng thời siết chặt cơ chế pháp lý trong vấn đề bảo vệ bản quyền.
Tọa đàm ngày 26/9 về “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc-điện ảnh-truyền hình số” do Thủ Đô Multimedia tổ chức, được rất nhiều tờ báo quan tâm, trong đó trang Báo Tiền Phong nổi tiếng đã viết:
Xâm phạm nhan nhản
Tại tọa đàm Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc – điện ảnh – truyền hình số do Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA) phối hợp tổ chức ngày 26/9, đông đảo các chuyên gia, luật sư, đại diện các nhà cung cấp nội dung trên nền tảng số chia sẻ về thực trạng vi phạm bản quyền đặc biệt trong ngành âm nhạc, điện ảnh và truyền hình và đề xuất giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi xâm phạm bản quyền.
XoilacTV – trang web vi phạm bản quyền các trận đá bóng nghiêm trọng.
Ông Vũ Kiêm Văn, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội truyền thông số Việt Nam khẳng định, vấn đề bảo vệ bản quyền nội dung đặc biệt trong bối cảnh số gặp không ít thách thức. Làm rõ hơn nhận định này, ông Phạm Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Bản quyền Nội dung số, Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) Bộ Thông tin và Truyền thông nêu, tình trạng vi phạm bản quyền tại Việt Nam rất phức tạp, với hàng loạt website vi phạm bản quyền (web lậu) thường xuyên đăng, phát trái phép các giải bóng đá, phim ảnh.
Theo số liệu từ SimilarWeb, khoảng 70 website bóng đá lậu, với hơn 1,5 tỷ lượt xem trong các năm 2022, 2023, hơn 200 website phim lậu thu hút khoảng 120 triệu lượt xem/tháng, trong đó top 10 có hơn 66 triệu lượt xem mỗi tháng. Trong vòng một năm từ tháng 8/2022, Cục PTTH&TTĐT đã phối hợp với Cục An toàn thông tin và các chủ thể quyền để ngăn chặn gần 1.000 website bóng đá lậu như coichua.net, tammao.tv, xoilac.live…
Nhiều bộ phim truyền hình giờ vàng bị đăng tải tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội.
“Đặc điểm chung của nhiều trang web vi phạm bản quyền là sử dụng tên miền quốc tế và liên tục thay đổi tên miền khi bị chặn. Hình thức vi phạm điển hình của các web lậu chính là tập trung đăng tải nội dung thông qua hình thức livestream (phát sóng trực tiếp) hoặc cắt ghép, đăng tải nội dung trên mạng xã hội. Những nội dung này được lấy lại từ các nền tảng chính thống như OTT, truyền hình số mặt đất, truyền hình số vệ tinh…”, ông Phạm Hoàng Hải nêu. Không chỉ lấy lại nội dung, đăng tải lên mạng xã hội trái phép, các trang web lậu thường xuyên cài cắm những quảng cáo độc hại, cá độ, cờ bạc .
Luật sư Phạm Thanh Thuỷ – phụ trách chống vi phạm bản quyền một kênh truyền hình mua bản quyền phát sóng giải ngoại hạng Anh – cho biết, Việt Nam có 15,5 triệu người thường xuyên truy cập vào web lậu, khiến Việt Nam lọt vào top 3 khu vực về vi phạm bản quyền. “Các trận bóng thuộc ngoại hạng Anh có bản quyền xuất hiện tràn lan trên Internet. Nếu 15,5 triệu lượt xem lậu có 10% chuyển đổi thành thuê bao hợp pháp, số tiền thu về sẽ rất lớn. Với số tiền này chúng ta có thể tái đầu tư vào những sản phẩm có giá trị hơn, mua những chương trình thể thao, những bộ phim tốt hơn, từ đó góp phần phát triển ngành công nghiệp sáng tạo nội dung số tại Việt Nam”, bà Phạm Thanh Thủy nêu.
Cơ chế chặn tự động
Thông tin về con số thiệt hại do vi phạm bản quyền, ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng Giám đốc Thủ Đô Multimedia cho biết, có đến 80% vi phạm bản quyền diễn ra trên nền tảng số, gây thất thoát 348 triệu USD năm 2022, tương đương 7 nghìn tỷ đồng. Vi phạm bản quyền trên toàn cầu gây thiệt hại 65 tỷ USD cho ngành âm nhạc, phim và truyền hình trên toàn thế giới năm 2022.
Cùng với những giải pháp về kỹ thuật như chặn truy cập, hệ thống chặn truy cập chủ động, các chuyên gia, đại biểu nhấn mạnh vai trò của các biện pháp liên quan pháp lý, đặc biệt là hỗ trợ cho các chủ thể sở hữu bản quyền. Bà Phạm Thanh Thủy chỉ ra một số khó khăn. Việc áp dụng biện pháp hành chính dân sự và hình sự rất nan giải và diễn ra trong thời gian dài. “Vụ kiện phimmoi.net đã kéo dài bốn năm mà chưa có kết quả”, bà Phạm Thanh Thủy nêu.
Ông Phạm Hoàng Hải cho rằng, sau thời gian dài thực hiện biện pháp chặn truy cập đối với các trang web lậu đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, số lượng các đường link vi phạm bản quyền giảm 7%, lượt truy cập của các trang web bị chặn giảm tới 98%. Bên cạnh đó, việc chặn truy cập các trang web lậu dần thay đổi thói quen truy cập trang web của người dân Việt Nam. Theo đó, 23% người dùng Internet ở Việt Nam trả lời sẽ không truy cập web lậu hoặc ít truy cập do tác động của việc chặn truy cập.
Tuy vậy, biện pháp chặn truy cập vẫn tồn tại một số bất cập. “Chúng ta cần thiết lập đầu mối phối hợp giữa chủ sở hữu quyền, cơ quan quản lý nhà nước và ISP. Thiết lập cơ chế chặn linh hoạt, chặn đuổi các tên miền mới phát sinh sau khi bị chặn, tiếp đó áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp khác nhau để chặn truy cập”, ông Phạm Hoàng Hải nêu.
Chung quan điểm với ông Phạm Hoàng Hải, bà Phạm Thanh Thủy đề xuất, Việt Nam áp dụng mô hình chặn chủ động như ở Anh. Đó là web lậu thay đổi tên miền, địa chỉ IP khi bị chặn lần đầu, các ISP sẽ chủ động chặn tiếp các tên miền, địa chỉ IP mới đó khi nhận được thông báo từ chủ sở hữu quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không cần thực hiện lại thủ tục hành chính.
Trước sự cần thiết của hệ thống chặn tự động, ông Nguyễn Ngọc Hân cho rằng, cần áp dụng công nghệ AI để tăng cường giám sát mọi khía cạnh của hoạt động phân phối nội dung và phát trực tuyến. “Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến, giúp việc phát hiện và rà soát mọi hoạt động trao đổi dữ liệu trong quá trình phân phối nội dung trên Internet một cách nhanh chóng, chính xác hơn”, ông Nguyễn Ngọc Hân nêu.
Tọa đàm ngày 26/9 về “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc-điện ảnh-truyền hình số” do Thủ Đô Multimedia tổ chức, được rất nhiều tờ báo quan tâm, trong đó trang Báo Văn Hóa nổi tiếng đã viết:
Tọa đàm “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc – điện ảnh – truyền hình số” do Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam phối hợp cùng Thủ Đô Multimedia tổ chức sáng 26.9 tại Hà Nội.
Tọa đàm chia sẻ thông tin về thực trạng vi phạm bản quyền nội dung số nói chung, cũng như ngành âm nhạc, điện ảnh và truyền hình số nói riêng, đồng thời thảo luận về những khó khăn trong việc áp dụng các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi xâm phạm bản quyền.
Thông tin được đưa ra khiến những nhà sáng tạo nội dung nói chung, trong các ngành công nghiệp âm nhạc- điện ảnh- truyền hình số nói riêng không khỏi giật mình. Việt Nam có đến 80% vi phạm bản quyền diễn ra trên nền tảng số, gây ra mức thiệt hại 348 triệu USD năm 2022 (tương đương 7.000 tỉ đồng).
Ông Vũ Kiêm Văn, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) khẳng định vấn đề bảo vệ bản quyền nội dung, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay đang gặp không ít thách thức. Đã có nhiều hội nghị, hội thảo àn về vấn đề này, cho thấy đây là vấn đề đang được các doanh nghiệp sáng tạo, kinh doanh nội dung số hết sức quan tâm.
Nhận thức được xu hướng đó, VDCA đã thành lập và ra mắt Trung tâm Bản quyền số với nhiệm vụ quan trọng nhằm góp sức giải quyết vấn nạn nhức nhối này. Nhiều tổ chức xã hội – nghề nghiệp, doanh nghiệp về khai thác và bảo vệ bản quyền ra đời, chung tay trong công cuộc bảo vệ bản quyền số.
Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại toạ đàm
Theo ông Vũ Kiêm Văn, tọa đàm được tổ chức thêm một lần nữa góp tiếng nói và kinh nghiệm cho cộng đồng về vấn đề đang rất thời sự này. Toạ đàm tập trung vào những lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh và truyền hình số – là những lĩnh vực có nhiều vụ việc vi phạm về bản quyền nhất trong thời gian qua và cũng khó xử lý nhất.
Trong bối cảnh phân phối nội dung kỹ thuật số đang diễn ra cực kỳ sôi động, sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng truyền hình OTT (Over-The-Top) và các nhà phát hành phim trực tuyến đã đưa người dùng tới một thời kỳ tiêu thụ nội dung giải trí hoàn toàn mới mẻ. Sự thuận tiện trong việc truy cập phim, chương trình truyền hình và sự kiện âm nhạc trực tiếp trên các thiết bị đã làm biến đổi cách khán giả tương tác với nội dung.
Tuy nhiên, cuộc cách mạng số hóa này cũng mang đến những thách thức chưa từng có trong việc bảo mật và bảo vệ bản quyền nội dung, yêu cầu ra đời các giải pháp mới để bảo vệ nội dung khỏi hàng loạt các rủi ro về xâm hại bản quyền.
Các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT như TV360, FPT Play, và các hãng phát hành phim trực tuyến như Netflix, Hulu, Hotstar đã trở thành những nhân tố quan trọng trong hệ sinh thái giải trí Internet khi đáp ứng nhu cầu nội dung không giới hạn. Vì vậy, việc đảm bảo tính toàn vẹn và độc quyền cho các nội dung phát hành đã trở thành một vấn đề quan trọng và là bài toán mà các nhà sở hữu và phát hành nội dung ngày càng coi trọng.
Bối cảnh phát triển nhanh chóng của các nền tảng truyền hình OTT cũng đã đưa người dùng tới một thời kỳ tiêu thụ nội dung giải trí hoàn toàn mới mẻ. Tuy nhiên, sự thuận tiện trong việc truy cập phim, phân phối, khiến việc bảo mật và bảo vệ bản quyền nội dung ngày càng khó khăn, phức tạp.
Đại diện K+ chia sẻ, Việt Nam có 15,5 triệu người thường xuyên truy cập vào web lậu, khiến Việt Nam lọt vào top 3 khu vực về vi phạm bản quyền
Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Nguyễn Thị Thu Hà chia sẻ, trong bối cảnh hiện nay, xâm phạm bản quyền không chỉ là nỗi lo thường trực của điện ảnh mà còn ở nhiều lĩnh vực khác. Những thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần đặt ra yêu cầu phải có nhiều hơn nữa sự hợp tác sâu rộng của các bên liên quan, với một cơ chế xử phạt rõ ràng, nghiêm minh.
Ở lĩnh vực thể thao, đại diện K + cho biết, Việt Nam có 15,5 triệu người thường xuyên truy cập vào web lậu, khiến Việt Nam lọt vào top 3 khu vực về vi phạm bản quyền.
“Các trận bóng thuộc ngoại hạng Anh có bản quyền xuất hiện tràn lan trên Internet. Nếu 15,5 triệu lượt xem lậu mà có 10% chuyển đổi thành thuê bao hợp pháp thì số tiền thu về sẽ rất lớn. Với số tiền này chúng ta có thể tái đầu tư vào những sản phẩm có giá trị hơn, mua những chương trình thể thao, những bộ phim tốt hơn”, đại diện K + nêu. Vi phạm trên nền tảng số xảy ra chủ yếu trên các web lậu, trên các ứng dụng, mạng xã hội.
Ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng Giám đốc Công ty Thủ Đô Multimedia cho biết, ở Việt Nam có đến 80% vi phạm bản quyền diễn ra trên nền tảng số khiến chúng ta thiệt hại tới 348 triệu USD năm 2022, tương đương 7.000 tỉ đồng.
“Vi phạm bản quyền tại Việt Nam hiện như mê cung. Những năm trước, việc vi phạm bản quyền đơn giản là sao chép thẻ đầu thu với loại hình truyền hình đầu thu, đến nay, hình thức vi phạm ngày càng tinh vi, phức tạp, xuất hiện hành vi vi phạm xuyên quốc gia”, ông Nguyễn Ngọc Hân nêu.
Ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng Giám đốc Công ty Thủ Đô Multimedia cho biết, ở Việt Nam có đến 80% vi phạm bản quyền diễn ra trên nền tảng số
Mặc dù các biện pháp chặn tên miền cũng đã bắt đầu được thực thi tại Việt Nam; các giải pháp quản lý quyền kỹ thuật số (DRM) như Widevine, FairPlay và PlayReady đã được triển khai để ngăn chặn truy cập và phân phối trái phép, nhưng các giải pháp bảo vệ bản quyền hiện tại vẫn chưa đủ sức bảo vệ và cần một phương pháp đa chiều để giải quyết các rủi ro đang hiện hữu.
Đặc biệt, vấn đề mà các nhà cung cấp nội dung đối mặt trong lỗ hổng DRM trước hết là việc lợi dụng sự giả mạo gói tin để đánh lừa máy chủ ủy quyền (License Server) và qua mặt việc xác thực cấp quyền lấy nội dung cho các tài khoản không đủ tin cậy.
Bên cạnh những lỗ hổng của DRM, các nhà cung cấp truyền hình OTT và các hãng phát hành trực tuyến phải đối mặt với một loạt các rủi ro khác đòi hỏi các giải pháp bảo vệ bản quyền toàn diện như: Vấn đề dùng thiết bị quay màn hình để phát lại hay vấn đề khai thác các Mạng riêng ảo (VPN) để né tránh hạn chế địa lý, cho phép truy cập nội dung từ quốc gia này phân phối nội dung trái phép tại một quốc gia khác…
Nhằm đối phó với những mối đe dọa đa dạng này, cùng những chính sách điều hành, quản lý, yếu tố công nghệ cũng đóng vai trò rất quan trọng. Trước thực tế này, Sigma Multi-DRM giới thiệu một biện pháp bảo vệ đột phá – Sigma Active Observer (SAO). Đây là giải pháp đổi mới vượt xa các hạn chế của các giải pháp DRM truyền thống, cung cấp một cơ chế phòng thủ linh hoạt và tích cực, chủ động phát hiện và thông báo các nguy cơ vi phạm bản quyền.
Với môi trường phân phối nội dung ngày càng rộng lớn và vấn đề vi phạm bản quyền nội dung số ngày càng phức tạp, đối mặt với các mối đe dọa kỹ thuật số đa dạng là vấn đề sẽ tồn tại trong môi trường kỹ thuật số. Sigma Multi-DRM với việc tích hợp SAO mang lại một giải pháp năng động và toàn diện, không chỉ giữ vững sự an toàn của nội dung mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp truyền thông kỹ thuật số. Bằng cách chọn Sigma Multi-DRM với SAO, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT và các nhà phát hành phim trực tuyến đang thể hiện tầm nhìn dài hạn và cam kết với chất lượng, an ninh nội dung trong tương lai kỹ thuật số.
Ngày 26/9, Công ty Thủ Đô Multimedia đã tổ chức buổi tọa đàm về “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc-điện ảnh-truyền hình số”, với sự góp mặt của rất nhiều phóng viên từ nhiều tòa soạn lớn, trong đó có VTC News, báo VTC có viết:
Các giải pháp bảo vệ bản quyền hiện nay chưa đủ sức bảo vệ tài sản trên nền tảng số và cần một phương pháp đa chiều hơn để giải quyết các rủi ro.
Những lỗ hổng của các giải pháp bảo vệ bản quyền số hiện nay
Trong bối cảnh phân phối nội dung kỹ thuật số đang diễn ra cực kỳ sôi động, sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng truyền hình OTT (Over-The-Top) và các nhà phát hành phim trực tuyến đã đưa người dùng tới một thời kỳ tiêu thụ nội dung giải trí hoàn toàn mới mẻ. Sự thuận tiện trong việc truy cập phim, chương trình truyền hình và sự kiện âm nhạc trực tiếp trên các thiết bị đã làm biến đổi cách khán giả tương tác với nội dung. Tuy nhiên, cuộc cách mạng số hóa này cũng mang đến những thách thức chưa từng có trong việc bảo mật và bảo vệ bản quyền nội dung, yêu cầu ra đời các giải pháp mới để bảo vệ nội dung khỏi hàng loạt các rủi ro về xâm hại bản quyền.
Các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT như TV360, FPT Play, và các hãng phát hành phim trực tuyến như Netflix, Hulu, và Hotstar đã trở thành những nhân tố quan trọng trong hệ sinh thái giải trí Internet khi đáp ứng nhu cầu nội dung không giới hạn. Vì vậy, việc đảm bảo tính toàn vẹn và độc quyền cho các nội dung phát hành đã trở thành một vấn đề quan trọng và là bài toán mà các nhà sở hữu và phát hành nội dung ngày càng coi trọng.
Mặc dù các biện pháp chặn tên miền cũng đã bắt đầu được thực thi tại Việt nam; các giải pháp quản lý quyền kỹ thuật số (DRM) như Widevine, FairPlay và PlayReady đã được triển khai để ngăn chặn truy cập và phân phối trái phép, nhưng các giải pháp bảo vệ bản quyền hiện tại vẫn chưa đủ sức bảo vệ và cần một phương pháp đa chiều để giải quyết các rủi ro đang hiện hữu. Đặc biệt, vấn đề mà các nhà cung cấp nội dung đối mặt trong lỗ hổng DRM trước hết là việc lợi dụng sự giả mạo gói tin để đánh lừa máy chủ ủy quyền (License Server) và qua mặt việc xác thực cấp quyền lấy nội dung cho các tài khoản không đủ tin cậy.
Bên cạnh những lỗ hổng của DRM, các nhà cung cấp truyền hình OTT và các hãng phát hành trực tuyến phải đối mặt với một loạt các rủi ro khác đòi hỏi các giải pháp bảo vệ bản quyền toàn diện như: Vấn đề dùng thiết bị quay màn hình để phát lại hay vấn đề khai thác các Mạng riêng ảo (VPN) để né tránh hạn chế địa lý, cho phép truy cập nội dung từ quốc gia này phân phối nội dung trái phép tại một quốc gia khác…
Tại tọa đàm “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc – điện ảnh – truyền hình số” do Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA) phối hợp cùng Thủ Đô Multimedia tổ chức, các đại diện tham dự đã chia sẻ thông tin về thực trạng vi phạm bản quyền nội dung số nói chung, cũng như ngành âm nhạc, điện ảnh và truyền hình số nói riêng, đồng thời thảo luận các khó khăn trong việc áp dụng các giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến bản quyền. Thủ Đô Multimedia đã chia sẻ giải pháp Sigma Multi-DRM tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) trong bảo vệ bản quyền (tên thương mại Sigma Active Observer – SAO) giúp các nhà sở hữu nội dung, các nền tảng phát hành nội dung trực tuyến có thể bảo vệ được bản quyền các sản phẩm nội dung trên Internet.
Ứng dụng AI trong bảo vệ bản quyền: Lá chắn mới toàn diện hơn
Nhằm đối phó với những mối đe dọa đa dạng này, Sigma Multi-DRM giới thiệu một biện pháp bảo vệ đột phá – Sigma Active Observer (SAO). Đây là giải pháp đổi mới vượt xa các hạn chế của các giải pháp DRM truyền thống, cung cấp một cơ chế phòng thủ linh hoạt và tích cực, chủ động phát hiện và thông báo các nguy cơ vi phạm bản quyền.
“Trái tim” của Sigma Multi-DRM là SAO, một bộ công cụ phần mềm mạnh mẽ định nghĩa lại việc bảo mật nội dung. SAO không chỉ đơn thuần là một lớp bảo mật của Sigma Multi-DRM mà còn quan sát hoạt động giám sát mọi khía cạnh của phân phối nội dung và phát trực tuyến. Sử dụng thuật toán Trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến, SAO tiến xa hơn trong việc phát hiện và rà soát mọi hoạt động trao đổi dữ liệu trong quá trình phân phối nội dung trên Internet, cụ thể:
Phát hiện mối đe dọa đa chiều: SAO sử dụng thuật toán do AI thúc đẩy để xác định các biểu hiện bất thường và các mối đe dọa tiềm năng tại mọi bước, bao gồm việc phát hiện việc vi phạm phân phối xuyên biên giới và giả mạo gói tin.
Phát hiện và loại bỏ VPN: SAO sở hữu khả năng độc đáo để xác định việc sử dụng VPN và tiêu diệt các nỗ lực khai thác việc truy cập nội dung qua các khu vực khác nhau. Biện pháp tích cực này tăng cường hạn chế địa lý và cắt giảm việc truy cập thâm dụng nội dung trái phép xuyên biên giới.
Kháng lại giả mạo gói tin: Thuật toán AI mạnh mẽ của SAO nhận ra các dấu hiệu của giả mạo gói tin và sự can thiệp thông qua hook vào các dịch vụ, đẩy lùi các nỗ lực đánh lừa máy chủ ủy quyền (License server).
Phân tích hành vi người dùng: SAO đi sâu vào mẫu hành vi người dùng, tức thời xác định các hoạt động đáng ngờ và bảo vệ khỏi sự can thiệp. Với các yêu cầu truy cập có các thông tin không khớp, ví dụ yêu cầu truy cập trên TV tại Hà Nội nhưng lại có các thông tin người dùng tại tỉnh khác thì các truy cập này sẽ bị rà soát,…
Thông tin thời gian thực: Tính chất dựa trên AI của SAO đảm bảo việc thu thập thông tin và phản hồi thời gian thực, cho phép các nhà điều hành đối mặt nhanh chóng với các mối đe dọa.
Với các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT và các nhà phát hành phim, nhạc trực tuyến, việc đón nhận Sigma Multi-DRM với tích hợp SAO tạo thành một chiến lược bảo vệ toàn diện. Bằng cách áp dụng giải pháp năng động này, các nhà cung cấp nội dung có thể giải quyết được những nguy cơ quan trọng như: Bảo vệ khỏi mối đe dọa đa chiều; Bảo vệ các nội dung độc quyền; Nâng cao uy tín thương hiệu; Tối ưu doanh thu; Sự chủ động trong bảo mật.
Với môi trường phân phối nội dung ngày càng rộng lớn và vấn đề vi phạm bản quyền nội dung số ngày càng phức tạp, đối mặt với các mối đe dọa kỹ thuật số đa dạng là vấn đề sẽ tồn tại trong môi trường kỹ thuật số. Sigma Multi-DRM với việc tích hợp SAO mang lại một giải pháp năng động và toàn diện, không chỉ giữ vững sự an toàn của nội dung mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp truyền thông kỹ thuật số. Bằng cách chọn Sigma Multi-DRM với SAO, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT và các nhà phát hành phim trực tuyến đang thể hiện tầm nhìn dài hạn và cam kết với chất lượng và an ninh nội dung trong tương lai kỹ thuật số.
Ngày 26/9, Công ty Thủ Đô Multimedia đã tổ chức buổi tọa đàm về “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc-điện ảnh-truyền hình số”, với sự góp mặt của rất nhiều phóng viên từ nhiều tòa soạn lớn, báo nhandan.vn đã viết:
Cuộc cách mạng số hóa trong lĩnh vực truyền hình, âm nhạc, điện ảnh đã và đang mang đến những thách thức chưa từng có trong việc bảo mật và bảo vệ bản quyền nội dung.
Tọa đàm ngày 26/9 về “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc-điện ảnh-truyền hình số” do Thủ Đô Multimedia tổ chức, được rất nhiều tờ báo quan tâm, trong đó trang Báo Văn Hóa nổi tiếng Giải Phóng đã viết:
Vi phạm bản quyền nội dung số tràn lan, nhưng khó ngăn chặn
Bàn về một vấn đề nóng và giao thoa nhiều lĩnh vực, Tọa đàm đã thu hút nhiều chuyên gia điện ảnh, truyền hình, truyền thông, công nghệ, luật sư và cả các nhà quản lý… tham dự và đóng góp nhiều gợi mở, đề xuất nhằm tăng hiệu lực, hiệu quả bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc, điện ảnh, truyền hình số của Việt Nam trong thời gian tới.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam Vũ Kiêm Văn cho biết: “Vấn đề bảo vệ bản quyền nội dung, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay đang gặp rất nhiều thách thức. Thời gian qua, nhiều hội nghị, hội thảo chuyên môn đã được tổ chức và thu hút sự quan tâm của đông đảo các tổ chức, cá nhân liên quan đến sáng tạo, kinh doanh, quản lý, phân phối nội dung số…
Gần đây nhất, ngày 13/9, Hội Truyền thông số Việt Nam phối hợp Hội Nhà báo Việt Nam và báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hội thảo về bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số. Trước đó, trong tháng 4, Hội Truyền thông số phối hợp Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC tổ chức diễn đàn về sáng tạo nội dung số, quảng cáo số và bảo vệ bản quyền số. Bên cạnh đó, Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam cũng cùng các đối tác trong nước và quốc tế tổ chức nhiều cuộc thảo luận, Tọa đàm về vấn đề bảo vệ bản quyền phim, sách, âm nhạc, trò chơi trực tuyến (game online)…”.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam Vũ Kiêm Văn phát biểu mở đầu Tọa đàm.
Về thực trạng vi phạm bản quyền nội dung số và khó khăn trong việc ngăn chặn vi phạm bản quyền, ông Phạm Hoàng Hải, đại diện Cục Phát thanh truyền hình và thông điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đưa ra những số liệu thống kê đáng báo động: “Hiện nay vi phạm bản quyền diễn ra hết sức phức tạp, có hàng loạt website vi phạm bản quyền (website lậu) các giải bóng đá cũng như phim điện ảnh, truyền hình.
Theo số liệu từ SimilarWeb, hiện có khoảng 70 website bóng đá lậu, với hơn 1,5 tỷ lượt view trong những năm 2022, 2023. Bên cạnh đó, số liệu của SimilarWeb cũng chỉ ra rằng, có tới hơn 200 website phim lậu thu hút khoảng 120 triệu lượt xem/tháng, trong đó top 10 có hơn 66 triệu lượt xem mỗi tháng.
Đặc biệt, thời gian gần đây phát hiện ra một số website lậu đã chuyển sang hình thức truyện tranh, hoạt hình (anime) của Nhật. Việc ăn cắp bản quyền anime cũng đã vấp phải sự phản ứng rất gay gắt của các đơn vị chủ sở hữu ở Nhật Bản về việc vi phạm bản quyền tại Việt Nam”.
Bổ sung thông tin về thiệt hại kinh tế do những lỗ hổng bảo vệ bản quyền nội dung số, Tổng Giám đốc Công ty Thủ đô Multimedia Nguyễn Ngọc Hân cho biết: “80% vi phạm diễn ra trên các nền tảng số và các nội dung bị vi phạm nhiều nhất: chương trình truyền hình, phim, nhạc. Thống kê cho thấy thiệt hại 65 tỷ USD của ba ngành phim, âm nhạc, truyền hình toàn cầu năm 2022, còn tại Việt Nam năm 2022 con số này là khoảng 348 triệu USD, tương đương khoảng 7 nghìn tỷ đồng. Vi phạm bản quyền ở Việt Nam đứng thứ 3 tại Đông Nam Á, thứ 9 trên toàn thế giới… Nếu không bảo vệ được bản quyền, ngành nội dung số ở Việt Nam khó phát triển mạnh mẽ và góp phần mang lại lợi ích cho đất nước.”
Tổng Giám đốc Công ty Thủ đô Multimedia Nguyễn Ngọc Hân trình bày về lịch sử ngành giải trí và vi phạm bản quyền.
Nhiều đại biểu khác như luật sư Phạm Thanh Thủy – phụ trách chống vi phạm bản quyền của K+, bà Hoàng Thị Bích Hạnh – đại diện Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), ông Phạm Anh Tuấn – đại diện FPT Play, ông Hoàng Đình Chung – Phó Chủ tịch thường trực Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)… cũng đóng góp cho Tọa đàm các thông tin, ý kiến đáng chú ý về mức độ nghiêm trọng của vi phạm bản quyền báo chí, nội dung giải trí trên Internet và những nỗ lực phối hợp ngăn chặn.
Chẳng hạn như thống kê từ tháng 8/2022 đến tháng 8/2023, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử đã phối hợp Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) và các chủ thể quyền để ngăn chặn gần 1.000 website bóng đá lậu. Còn Cục bản quyền, Cục Sở hữu trí tuệ và Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp gia tăng, đa dạng từ năm 2023 cả về loại hình và số lượng. Đối với chức năng hiện tại và theo luật mới ban hành, Cục Điện ảnh có chức năng kiểm soát, rà soát vi phạm trong hoạt động điện ảnh, phim. Khái niệm phim của luật mới mở rộng hơn.
Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu.
Đề xuất những mô hình mới, chủ động chặn vi phạm
Mặc dù đã có nhiều giải pháp và sự chung tay của cộng đồng về bảo vệ bản quyền, song hiệu quả vẫn ở quy mô nhỏ và chưa đủ để chặn đứng, đẩy lùi vi phạm bản quyền điện ảnh, âm nhạc và truyền hình số. Ở phần thảo luận, các đại biểu, diễn giả, khách mời tiếp tục chia sẻ các kinh nghiệm đối phó với vấn nạn này. Theo đó, có ba nhóm giải pháp. Trong đó hai cách truyền thống đã có từ lâu: một là các giải pháp kỹ thuật, các công nghệ mới được liên tục phát triển tính năng nhằm mã hoá nội dung hoặc truy xuất vi phạm…; hai là các biện pháp pháp lý để hỗ trợ chủ sở hữu bản quyền, gồm hành chính, dân sự, hình sự.
Nhóm giải pháp thứ ba là một xu hướng mới, đã được áp dụng thành công ở nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới, đó là chặn truy cập và “Knock and Talk” (tạm dịch: gõ cửa và nói chuyện, cụ thể là tìm ra danh tính và nhân thân của người đứng đầu vi phạm rồi trực tiếp gặp và yêu cầu dừng mọi vi phạm).
Một số đại biểu từ Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Hội Truyền thông số Việt Nam kiến nghị thêm giải pháp như: xác định nguồn tài chính của đối tượng vi phạm và phát thông báo cảnh cáo/đề nghị các khách hàng không sử dụng dịch vụ vi phạm, tăng cường các hình thức truyền thông để nâng cao nhận thức và ý thức về bản quyền…
Các đại biểu, diễn giả đề xuất nhiều mô hình, giải pháp mới và tiên tiến để chống vi phạm bản quyền.
Đối với nhóm giải pháp công nghệ, có thể nói hiện nay các giải pháp tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ góp phần bảo vệ bản quyền nội dung số. Tại Tọa đàm, đại diện Thủ đô Multimedia Nguyễn Ngọc Hân đã chia sẻ giải pháp mới do đơn vị này nghiên cứu, phát triển. Đó là Sigma Multi-DRM tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) trong bảo vệ bản quyền (tên thương mại Sigma Active Observer – SAO) giúp các nhà sở hữu nội dung, các nền tảng phát hành nội dung trực tuyến có thể bảo vệ được bản quyền các sản phẩm nội dung trên Internet.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hân, Sigma Multi-DRM bao gồm ba lớp bảo vệ đã được kiểm định bởi Catersian, tổ chức quốc tế chuyên kiểm định các sản phẩm bảo mật trên toàn cầu. Hiện nay mới chỉ có một sản phẩm của doanh nghiệp công nghệ ở khu vực Đông Nam Á được cấp chứng nhận này. Công cụ cung cấp giải pháp quan sát chủ động, bao gồm 5 tính năng chính: phát hiện mối đe dọa đa chiều, phát hiện và loại bỏ VPN, kháng lại giả mạo gói tin, phân tích hành vi người dùng và thông tin thời gian thực. Khi sử dụng Sigma Multi-DRM tích hợp SAO, nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT và các nhà phát hành phim, nhạc trực tuyến có thể bảo vệ nội dung độc quyền, nâng cao uy tín thương hiệu, tối ưu doanh thu và chủ động trong bảo mật.
Đại diện Thủ đô Multimedia giới thiệu ứng dụng công nghệ mới trong bảo vệ bản quyền.
“Đối với giải pháp Sigma Multi-DRM, Thủ đô Multimedia sẵn sàng đồng hành, phối hợp, hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp sở hữu quyền để tạo ra môi trường bảo vệ nội dung số, rút ngắn thời gian triển khai giải pháp với chi phí tài chính tiết kiệm hơn so với mua công nghệ nước ngoài”, ông Hân khẳng định.
Ngày 26/9, Công ty Thủ Đô Multimedia đã tổ chức buổi tọa đàm về “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc-điện ảnh-truyền hình số”, với sự góp mặt của rất nhiều phóng viên từ nhiều tòa soạn lớn, báo VOD đã viết:
Cuộc cách mạng số hóa trong lĩnh vực truyền hình, âm nhạc, điện ảnh đã và đang mang đến những thách thức chưa từng có trong việc bảo mật và bảo vệ bản quyền nội dung.
Phát biểu tại tọa đàm “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc – điện ảnh – truyền hình số” diễn ra ngày 26/9, ông Vũ Kiêm Văn, Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hội truyền thông số Việt Nam (VDCA) cho biết, vấn đề bảo vệ bản quyền nội dung, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay đang gặp rất nhiều thách thức.
Lỗ hổng của bảo vệ bản quyền số
Trong bối cảnh phân phối nội dung kỹ thuật số đang diễn ra cực kỳ sôi động, sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng truyền hình OTT (Over-The-Top) và các nhà phát hành phim trực tuyến đã đưa người dùng tới một thời kỳ tiêu thụ nội dung giải trí hoàn toàn mới mẻ. Sự thuận tiện trong việc truy cập phim, chương trình truyền hình và sự kiện âm nhạc trực tiếp trên các thiết bị đã làm biến đổi cách khán giả tương tác với nội dung.
Các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT tại Việt Nam và các hãng phát hành phim trực tuyến như Netflix, Hulu, và Hotstar đã trở thành những nhân tố quan trọng trong hệ sinh thái giải trí Internet khi đáp ứng nhu cầu nội dung không giới hạn. Vì vậy, việc đảm bảo tính toàn vẹn và độc quyền cho các nội dung phát hành đã trở thành một vấn đề quan trọng và là bài toán mà các nhà sở hữu và phát hành nội dung ngày càng coi trọng.
“Tuy nhiên, cuộc cách mạng số hóa này cũng mang đến những thách thức chưa từng có trong việc bảo mật và bảo vệ bản quyền nội dung, yêu cầu ra đời các giải pháp mới để bảo vệ nội dung khỏi hàng loạt các rủi ro về xâm hại bản quyền”, ông Văn bày tỏ.
Theo ông Phạm Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm bản quyền Nội dung số, Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), việc ngăn chặn vi phạm bản quyền được cơ quan chức năng nỗ lực xử lý xong vẫn gặp không ít khó khăn.
“Các biện pháp chặn tên miền cũng đã được thực thi tại Việt nam; các giải pháp quản lý quyền kỹ thuật số (DRM) như Widevine, FairPlay và PlayReady đã được triển khai để ngăn chặn truy cập và phân phối trái phép, nhưng các giải pháp bảo vệ bản quyền hiện tại vẫn chưa đủ sức bảo vệ và cần một phương pháp đa chiều để giải quyết các rủi ro đang hiện hữu. Đặc biệt, vấn đề mà các nhà cung cấp nội dung đối mặt trong lỗ hổng DRM trước hết là việc lợi dụng sự giả mạo gói tin để đánh lừa máy chủ ủy quyền (License Server) và qua mặt việc xác thực cấp quyền lấy nội dung cho các tài khoản không đủ tin cậy”, ông Hải cho hay.
Bên cạnh những lỗ hổng của DRM, các nhà cung cấp truyền hình OTT và các hãng phát hành trực tuyến phải đối mặt với một loạt các rủi ro khác đòi hỏi các giải pháp bảo vệ bản quyền toàn diện như: Việc dùng thiết bị quay màn hình để phát lại hay vấn đề khai thác các Mạng riêng ảo (VPN) để né tránh hạn chế địa lý, cho phép truy cập nội dung từ quốc gia này phân phối nội dung trái phép tại một quốc gia khác…
Ứng dụng công nghệ tạo “lá chắn” trong bảo vệ bản quyền
Theo các chuyên gia, với môi trường phân phối nội dung ngày càng rộng lớn và vấn đề vi phạm bản quyền nội dung số ngày càng phức tạp, đối mặt với các mối đe dọa kỹ thuật số đa dạng là vấn đề sẽ tồn tại trong môi trường kỹ thuật số, bên cạnh những chính sách điều hành, quản lý, yếu tố công nghệ cũng sẽ đóng vai trò rất quan trọng.
Một trong những giải pháp công nghệ được giới chuyên gia đánh giá là tạo ra “lá chắn” toàn diện hơn trong việc bảo vệ bản quyền nội dung số là ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Đây được xem là giải pháp đổi mới vượt xa các hạn chế của các giải pháp truyền thống, cung cấp một cơ chế phòng thủ linh hoạt và tích cực, chủ động phát hiện và thông báo các nguy cơ vi phạm bản quyền.
Các thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến có thể phát hiện và rà soát mọi hoạt động trao đổi dữ liệu trong quá trình phân phối nội dung trên internet. Giải pháp này đã được các tập đoàn sáng tạo nội dung số lớn trên thế giới triển khai, trong đó có YouTube với hệ thống ContentID biến hãng này thành một “cỗ máy” kiếm tiền hàng đầu trong ngành công nghiệp sáng tạo.
Phản hồi gần đây