BẢN TIN SỐNG KẾT NỐI TẠI VTC1
Di Li là một nhà văn nữ và là một dịch giả nổi tiếng của Việt Nam, được đánh giá là cây bút nữ của dòng văn học trinh thám. Di Li được xem là hiện tượng của văn học phía Bắc với nhiều tác phẩm được độc giả đón nhận. Khi nhắc đến vấn nạn vi phạm bản quyền trên môi trường số, chị thừa nhận bất lực bởi không ít tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Di Li như chạy hoài đỏ, câu lạc bộ số 7, san hô đỏ, bình minh ở Sahara đã bị vi phạm bản quyền nhưng không biết kêu ai, kiện ai.
Nhà văn Di Li chia sẻ “cuốn cô đơn trên Everest của tôi vừa mới ra mắt được 2 tháng thì đã thấy có bản PDF ở trên mạng rồi, như vậy thì đương nhiên số lượng bán ra sẽ giảm vì người ta sẽ download miễn phí xuống. Người sáng tác thì cũng chỉ biết buồn nhưng thường là người ta bất lực”

Không chỉ trong lĩnh vực sách xuất bản, việc xâm phạm bản quyền trong môi trường số liên quan tất cả các loại hình như phần mềm, âm nhạc, phim ảnh. Chẳng hạn với âm nhạc, năm 2021 câu chuyện xoay quanh ca khúc “Giấc mơ trưa” của nhạc sỹ Giáng Son bị tố vi phạm bản quyền trên nền tảng số Youtube cũng nóng lên trên các diễn đàn. Và liên tiếp ca khúc “Tiến Quân ca” – Quốc ca Việt Nam đã được gia đình nhạc sỹ Văn Cao hiến tặng cho nhân dân và Tổ quốc cũng bị BHMedia báo cáo vi phạm bản quyền trên Youtube. Sau hàng loạt tranh cãi nhưng kết quả vẫn chưa được như mong đợi. Để thấy vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số ngày càng phức tạp và tinh vi, tuy vậy hoạt động thực thi xử lý lại gặp nhiều khó khăn. Việc thực hiện quyền sao chép tác phẩm tại Việt Nam cũng còn nhiều lỗ hổng.
Mặt khác hiện nay vấn nạn xài chùa đặc biệt đã trở thành thói quen trong xã hội, nhiều ý kiến cho rằng nâng cao ý thức của người sử dụng – những người trực tiếp thụ hưởng tài sản trí tuệ – làm sao để người dân trong xã hội cảm thầy khi sử dụng sách lậu, xem phim lậu, nghe nhạc lậu là vấn đề về đạo đức. Khi đó chúng ta mới có thể chiến đấu và chống lại vấn nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Để giải quyết triện để tình trạng vi phạm bản quyền trên môi trường số thì một chế tài đủ tính răn đe, một quyết tâm đi đến cùng thì cần tăng cường cơ sở kỹ thuật công nghệ, vì riêng chống lại xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ trực tuyến nếu thiếu công cụ hiện đại không thể nào giải quyết được vấn đề. Giải quyết bài toán này, đầu năm 2022 hệ sinh thái bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đã ra đời với nhiều kỳ vọng về khả năng ứng dụng công nghệ để quản lý và bảo vệ chất xám, bảo vệ tài sản trí tuệ trên môi trường mạng. Viên gạch nền móng này cũng mở ra những chờ đợi cho việc phát huy công nghệ số để bảo vệ bản quyền trong nhiều lĩnh vực khác.

Hệ sinh thái bản quyền âm nhạc trực tuyến MCM được xây dựng bằng 2 công nghệ là bảo vệ bản quyền Sigma DRM và đánh dấu bản quyền Sigma Watermarking. MCM cung cấp 3 dịch vụ chính bao gồm:
1. Ủy quyền bảo vệ và phân phối giúp các nhạc sỹ, tổ chức sở hữu bản quyền có thể quản lý minh bạch quá trình khai thác kinh doanh các bản nhạc internet
2. Giải pháp giúp xây dựng kho nhạc được bảo vệ bản quyền cho các tổ chức và cá nhân
3. Giúp đánh dấu tác phẩm miễn phí, đánh dấu tất cả bản ghi, tác phẩm âm nhạc, sách nói, postcast nhằm định danh từng tác phẩm cho từng đơn vị phân phối nhạc.

Ông Nguyễn Ngọc Hân – Tổng Giám đốc Công ty Thủ Đô Multimedia nhận định: “Từ điện ảnh, giáo dục cho đến âm nhạc thì việc vi phạm bản quyền ngày một nghiêm trọng và trong lĩnh vực âm nhạc thì chúng ta cũng thấy rằng là sự vi phạm đã đến tầm quốc gia. Thách thức lớn nhất của vấn đề vi phạm bản quyền hiện nay đó là sự phát triển quá nhanh của công nghệ dẫn đến ra đời rất nhiều nền tảng cung cấp nội dung số mà chúng ta chưa thể kiểm soát được”.

Mục tiêu xây dựng của hệ sinh thái bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến MCM hướng đến bảo vệ các tác giả, các nhạc sỹ, những người sáng tác ra các tác phẩm, sau đó nếu các tác phẩm được bảo vệ rồi thì hệ sinh thái hướng đến bảo vệ tiếp các tác phẩm phái sinh. Giải pháp bảo vệ tiếp được đến các ca sỹ, nhà sản xuất và bảo vệ được chuỗi phân phối

BẢN TIN SỐNG KẾT NỐI TẠI VTC1