Nền tảng sản xuất âm nhạc Bandlab là sản phẩm của công ty BandLab Technologies, một công ty có trụ sở tại Singapore, điều hành một nền tảng âm nhạc xã hội, được gọi là BandLab, và cũng sở hữu nhiều thương hiệu liên quan đến âm nhạc như Harmony và Heritage Guitars; các nền tảng truyền thông Guitar.com, NME, Uncut và MusicTech.net; và nhà phân phối và bán lẻ nhạc cụ Swee Lee.
Không giống như hầu hết các công ty công cụ sáng tạo, Bandlab đã đặt mối quan tâm và đầu tư ngày càng tăng vào nền tảng của họ, xây dựng chính mình vừa như một nền tảng cho người sáng tạo và vừa như một mạng xã hội cho người hâm mộ. Mặc dù 30 triệu “người dùng” không hoàn toàn chỉ định là những “người dùng đang hoạt động”, nhưng nó cho thấy tiềm năng của cộng đồng người hâm mộ, những người có niềm đam mê chung là sáng tạo.
Ngoài ra, với một cộng đồng đông đảo người dùng như vậy, nền tảng Bandlab và những nền tảng công cụ sáng tạo khác được cho là có tiềm năng trở thành mạng xã hội.
Nền tảng sản xuất âm nhạc Bandlab đã đạt 30 triệu người dùng
Sức mạnh của BandLab
BandLab Technologies có trụ sở tại Singapore – thuộc sở hữu của Meng Ru Kuok, con trai của tỷ phú dầu cọ Kuok Khoon Hong. Theo Wikipedia, BandLab là một ứng dụng trực tuyến miễn phí để tạo nhạc và cộng tác với các nhạc sĩ khác. Nó hoạt động trong một trình duyệt hoặc với một ứng dụng độc lập. Bandlab bao gồm BandLab Album, một công cụ phân phối kỹ thuật số cho các nhạc sĩ, cho phép họ tạo nội dung độc quyền cho người nghe như các bản nhạc demo và video hậu trường. Công cụ này cũng bao gồm BandLab Live, một tính năng phát trực tiếp. Ứng dụng BandLab cho phép các nhạc sĩ cộng tác và chia sẻ những sáng tạo của họ, không bị gò bó bởi địa lý.
BandLab Technologies gần đây đã có những thương vụ thâu tóm lớn như ấn phẩm âm nhạc Uncut và NME (New Musical Express) trị giá 8,5 triệu bảng Anh (khoảng 11,2 triệu USD) vào tháng 5/2019. Nhà điều hành Meng Ru Kuok lần đầu tiên mua 49% cổ phần công ty vào năm 2016 với giá báo cáo là 40 triệu USD. Hiện tại, công ty không tính phí các nội dung truyền thông trực tuyến của mình hoặc phí sử dụng ứng dụng BandLab. Nền tảng cũng sẽ không động chạm đến số tiền mà các nghệ sĩ kiếm được trên đó từ các album BandLab mới ra mắt gần đây. Thay vào đó, mô hình kinh doanh tại Bandlab Technologies đang tập trung nhiều vào hoạt động kinh doanh bán lẻ của mình. Chuỗi âm nhạc Swee Lee là thương vụ mua lại đầu tiên của Meng Ru Kuok vào năm 2012. Một nguồn doanh thu khác là quảng cáo trên các tài sản truyền thông của nó.
Nhưng Bandlab Technologies tuyên bố đang làm việc với một tầm nhìn lớn hơn – một tầm nhìn mà ở đó các thương hiệu và dịch vụ liên kết âm nhạc khác nhau của họ sẽ cung cấp sức mạnh cho một hệ sinh thái thống nhất.
Bandlab trên Apple Watch
Hệ sinh thái âm nhạc sẽ trở nên rất quan trọng
Bandlab đang xây dựng một nền tảng công cụ dành cho người sáng tạo end-to-end, kết hợp DAW (phần mềm tạo nhạc), âm thanh, phân phối và khán giả. Cuộc chơi trong hệ sinh thái này sẽ trở nên rộng rãi hơn khi các nhà đầu tư kết hợp nhiều công ty công cụ dành cho người sáng tạo để xây dựng các thực thể kết hợp duy nhất, chẳng hạn như khoản đầu tư của Francisco Partners vào Native Instruments và iZotope. Mức độ tham gia sâu rộng của người hâm mộ sẽ trở thành chiến trường quan trọng mà các công ty công cụ nền tảng sáng tạo phải cạnh tranh.
Các nền tảng công cụ sáng tạo sẽ phải xây dựng cơ chế thu hút người hâm mộ, và đó trở thành một đặc điểm xác định tương lai của ngành kinh doanh âm nhạc. Điều quan trọng hơn nữa là cộng đồng người hâm mộ sẽ mở ra nguồn thu nhập mới cho các nghệ sĩ. Các sản phẩm như gói đăng ký thuê bao và hàng hóa ảo sẽ là những dịch vụ đảm bảo hầu hết người sáng tạo sẽ kiếm được nhiều tiền hơn từ các cộng đồng của họ so với khả năng phát trực tuyến.
Người sáng lập Bandlab, Meng Ru Kuok
Thương hiệu nghệ sĩ bị lép vế
Theo Blog về âm nhạc Music Industry Blog, thị trường phát nhạc trực tuyến đang khiến các nghệ sĩ gặp vấn đề về thương hiệu của họ, khiến hồ sơ của nghệ sĩ bị xếp xuống hàng dưới. Bởi vì, nếu phát trực tuyến là một máy tính, nghệ sĩ sẽ là chip xử lý, bên trong là Intel. Không có dấu hiệu nào cho thấy tình hình sẽ sớm thay đổi theo hướng có ý nghĩa, vì vậy các nghệ sĩ cần phải tìm đến những nơi khác để họ có thể xây dựng hồ sơ và mối quan hệ với người hâm mộ. Một giải pháp là đưa người hâm mộ đến gần hơn với quá trình sáng tạo. Ngày càng nhiều nghệ sĩ đã viết và sản xuất video trên Twitch, và họ biết rằng người hâm mộ quan tâm mạnh mẽ đến những chủ đề nào.
Trước đây, phần mềm và phần cứng để sản xuất âm nhạc theo truyền thống tương đối phức tạp, vì vậy không gian dành cho người hâm mộ không được xây dựng xung quanh những công cụ sáng tạo này. Tuy nhiên, quá trình tạo ra âm nhạc đang trải qua một cuộc cách mạng về trải nghiệm người dùng, với thiết kế trực quan, thanh lịch được ưu tiên. Tư duy lấy người dùng làm trung tâm có nghĩa là thế hệ mới của các sản phẩm công cụ dành cho người sáng tạo đã có sự thân thiện với người tiêu dùng hơn và nhiều sản phẩm cũng đã có các công cụ cộng đồng người sáng tạo mạnh mẽ.
Theo IFPI (Liên đoàn ghi âm quốc tế), tổ chức đại diện cho ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu, thị trường âm nhạc thu âm toàn cầu đã tăng trưởng 7,4% vào năm 2020, trong đó mảng âm nhạc trực tuyến (streaming) tăng trưởng mạnh nhất. Đây là năm tăng trưởng thứ sáu liên tiếp của thị trường này. Số liệu tăng trưởng đã được IFPI chính thức công bố trong Báo cáo âm nhạc toàn cầu của IFPI. Với mức tăng trưởng này, tổng doanh thu của ngành âm nhạc thu âm toàn cầu năm 2020 là 21,6 tỷ USD.
Tính năng phát trực tuyến (streaming) là một trong những nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu, đặc biệt là doanh thu đăng ký trả phí để xem nhạc phát trực tuyến, với mức tăng 18,5%. Tính đến cuối năm 2020, đã có 443 triệu người dùng tài khoản đăng ký trả phí. Tổng số lượt phát trực tuyến (bao gồm cả đăng ký trả phí và có quảng cáo) đã tăng 19,9% và đạt 13,4 tỷ USD, tương đương 62,1% tổng doanh thu âm nhạc được ghi nhận trên toàn cầu.
Doanh thu phát nhạc trực tuyến tăng trưởng đã bù đắp cho những mảng đang sụt giảm khác của ngành âm nhạc như doanh thu từ việc bán các định dạng nhạc vật lý như băng đĩa, CD, đặc biệt là nguồn doanh thu đến từ quyền biểu diễn giảm 10,1% – phần lớn là do đại dịch COVID-19.
Nỗ lực đầu tư của các công ty thu âm đã giúp đặt nền móng cho một ngành công nghiệp âm nhạc kỹ thuật số, một lĩnh vực đã chứng minh được khả năng phục hồi mạnh mẽ trong năm “bất thường” 2020 trên toàn cầu. 2020 là một năm đầy thử thách, trong năm này các công ty thu âm đã hợp tác cùng với các đối tác nghệ sĩ để hỗ trợ các nỗ lực tạo và thu âm nhạc. Toàn bộ lĩnh vực phát nhạc trực tuyến đã tiếp tục thúc đẩy những đổi mới trong cách người hâm mộ có thể trải nghiệm âm nhạc trên khắp thế giới.
Frances Moore, Giám đốc điều hành IFPI, cho biết: “Khi thế giới chiến đấu với đại dịch COVID-19, chúng tôi đã được nhắc nhở về sức mạnh lâu dài của âm nhạc trong việc an ủi, chữa lành và nâng cao tinh thần con người”.
“Có một số thứ có sức mạnh vượt thời gian, như sức mạnh của một bài hát tuyệt vời hay sự kết nối giữa nghệ sĩ và người hâm mộ. Tất cả những điều này vẫn có sức mạnh vượt thời gian, nhưng một số điều đã thay đổi. Với việc nhiều chính phủ phải ra chính sách phong tỏa, giãn cách xã hội, các buổi biểu diễn âm nhạc trực tiếp phải ngừng hoạt động, ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, người hâm mộ đã thưởng thức âm nhạc qua phát trực tuyến”.
Giám đốc điều hành IFPI cho biết nhờ sự đầu tư không ngừng của các công ty thu âm vào các thiết bị kỹ thuật số, vào nghệ sĩ và sự nghiệp của họ, cùng với những nỗ lực đổi mới để giúp nghệ sĩ mang âm nhạc đến với người hâm mộ theo những cách mới, doanh thu âm nhạc trên toàn cầu đã ghi nhận mức tăng trong năm thứ sáu liên tiếp, nhờ tính năng đăng ký phát trực tuyến. Khi các công ty thu âm tiếp tục mở rộng phạm vi địa lý và phạm vi văn hóa, âm nhạc ngày nay có sức mạnh kết nối toàn cầu hơn bao giờ hết và sự tăng trưởng này đã lan rộng ra tất cả các khu vực trên toàn cầu.
“Đại dịch đã tác động đến mọi khía cạnh của đời sống, những bất công xã hội xảy ra do tình trạng phong tỏa, giãn cách xã hội ngày càng gia tăng, các công ty thu âm đã làm việc chăm chỉ để đóng góp ý nghĩa và lâu dài cho thế giới mà chúng ta sống”, Giám đốc điều hành IFPI nói.
Sơ đồ tăng trưởng doanh thu ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu từ năm 2001 – 2020. Mảng doanh thu từ âm nhạc streaming ngày càng có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt trong năm 2020 khi đại dịch COVID-19 xảy ra, trong khi đó các nguồn doanh thu như doanh thu vật lý đến từ bán bằng đĩa CD hay doanh thu từ hình thức biểu diễn trực tiếp giảm mạnh
Doanh thu âm nhạc trực tuyến tăng trưởng nóng
Doanh thu âm nhạc được ghi nhận đã tăng trưởng ở mọi khu vực trên thế giới vào năm 2020. Trong đó, Mỹ Latinh tiếp tục là khu vực phát triển nhanh nhất trên toàn cầu với mức tăng trưởng chung 15,9% và riêng mảng doanh thu âm nhạc trực tuyến tăng 30,2%, chiếm 84,1% tổng doanh thu của khu vực.
Ngành công nghiệp âm nhạc của châu Á tăng 9,5% trong năm 2020 và doanh thu kỹ thuật số lần đầu tiên vượt qua thị phần 50% trong tổng doanh thu của khu vực. Nếu loại trừ Nhật Bản, nơi có doanh thu sụt giảm 2,1%, châu Á sẽ là khu vực phát triển nhanh nhất, với mức tăng trưởng đặc biệt là 29,9%
Lần đầu tiên nổi bật trong báo cáo doanh thu âm nhạc toàn cầu là khu vực Châu Phi và Trung Đông với mức tăng trưởng đạt 8,4%, chủ yếu đến từ khu vực Trung Đông và Bắc Phi với 37,8%. Kinh doanh âm nhạc trực tuyến chiếm ưu thế với doanh thu tăng 36,4%.
Trong khi đó, doanh thu tại châu Âu, khu vực thu âm âm nhạc lớn thứ hai trên thế giới, tăng 3,5%, tốc độ phát nhạc trực tuyến tăng mạnh mẽ 20,7% bù đắp cho sự sụt giảm ở tất cả các định dạng tiêu dùng khác.
Khu vực Hoa Kỳ và Canada tăng 7,4% vào năm 2020. Thị trường Mỹ tăng 7,3% và doanh thu âm nhạc thu âm của Canada tăng 8,1%.
Tuy nhiên, các công ty âm nhạc ứng dụng công nghệ blockchain cũng không phải dễ dàng thành công, ngay cả khi công nghệ này hứa hẹn, và đôi khi mang đến sự sáng tạo và hiệu quả thực sự trong các lĩnh vực mà ngành công nghiệp âm nhạc rất cần nó. Lý do cho điều này rất rõ ràng: Đó là những gì ngành công nghiệp âm nhạc hiện tại cần và những gì các hệ thống blockchain làm. Khi Blockchain trở nên phổ biến, điều đầu tiên phải nói đến đó là việc các ứng dụng phi tập trung sẽ ngày càng tăng. Trong khi đó, giá trị chính của doanh nghiệp âm nhạc đến từ khả năng kiểm soát tài sản trí tuệ sáng tạo và về cơ bản, đó là một hoạt động tập trung.
Chúng ta phải hiểu rõ những gì cần xảy ra để tạo ra một hệ sinh thái phi tập trung đa dạng và thực sự mạnh mẽ cho âm nhạc. Hệ thống đó sẽ là một hệ thống kết hợp trong nhiều năm tới, bất kể một số nhà khai thác mật mã muốn hay một số công ty khởi nghiệp tin tưởng. Để ngành công nghiệp âm nhạc được phân quyền hoàn toàn và không cần sự cho phép, một số điều khó khăn cần phải xảy ra.
Trước tiên, cần phải có một khuôn khổ bản quyền toàn cầu có thể hoạt động theo chuỗi. Trên khắp thế giới đang có tất cả 240 hệ thống tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả (CMO). 240 tổ chức này sẽ trở thành các nút xác nhận trên mạng, các máy tính phê duyệt và đảm bảo tính đúng đắn của các giao dịch. Hơn nữa, sẽ cần phải có giao thức giải quyết tranh chấp, yêu cầu phản đối và khiếu nại trực tuyến mà các tổ chức này có thể tham gia cùng với tất cả các nhà xuất bản và nhà xuất bản phụ trên toàn thế giới.
Ngoài ra, có thể có một cơ chế đặt cọc để chủ sở hữu quyền sử dụng tài sản thế chấp (có thể là mã thông báo ảo) khi họ đăng ký tài sản, tài sản thế chấp mà họ sẽ mất nếu vi phạm bản quyền. Điều này sẽ giải quyết vấn đề liên kết và khuyến khích hành vi tốt. Tất cả những điều này là một yêu cầu lớn đối với ngành công nghiệp âm nhạc. Mọi thứ trông đơn giản hơn nếu chúng ta xem xét nó từ phía người sáng tạo. Họ cần đăng ký bản quyền và các tác phẩm sáng tạo của họ trên blockchain. Đây là điều chúng ta đã giải quyết xong, nhưng vấn đề tiếp theo là ai sẽ trả tiền cho công nghệ này và ai sẽ duy trì nó, cho đến khi nó có thể tự duy trì theo cách hoàn toàn phi tập trung.
Tương tự như cách Đạo luật hiện đại hóa âm nhạc thiết lập nguồn tài trợ tập thể của The MLC ở Mỹ, mọi người có thể lập luận rằng một tập đoàn bản quyền toàn cầu gồm 240 CMO đó có thể cùng nhau tài trợ và khởi chạy hệ thống đăng ký phi tập trung mới này. Tất nhiên, mọi thứ trở nên phức tạp hơn ở phía xuất bản.
Trên hết, người sáng tạo âm nhạc hoặc chủ bản quyền sẽ muốn tất cả các nền tảng phát trực tuyến cũng như các dịch vụ và ứng dụng liên quan đến âm nhạc phải kết nối với mạng Internet để các dịch vụ này có thể thực hiện thanh toán trực tiếp cho chủ bản quyền, theo cấu trúc quyền sở hữu được nhúng trong hợp đồng thông minh của các tác phẩm có bản quyền của họ. Đó là những gì cần thiết để ngành công nghiệp âm nhạc được phân cấp hoàn toàn theo công nghệ blockchain. Cơ chế khuyến khích tài chính cho tất cả những người tham gia mạng lưới, sẽ kích thích họ tham gia, nếu không những yêu cầu lớn này sẽ không được đáp ứng.
Sau phát trực tuyến, blockchain sẽ là “cuộc cách mạng” tiếp theo của âm nhạc
Blockchain – chặng đường tất yếu tiếp theo của âm nhạc?
Tuy nhiên, triển vọng không quá ảm đạm dù có nhiều yêu cầu khó khăn. Dù sao thì hệ thống luật pháp truyền thống sẽ bắt kịp để hỗ trợ ngành công nghiệp âm nhạc ứng dụng công nghệ blockchain. Đây chính xác là những gì đã xảy ra trong lĩnh vực tài chính: môi trường quản lý tài chính đã và đang bắt kịp các loại tiền kỹ thuật số và tài sản tiền điện tử.
Coinbase là công ty tiền điện tử đầu tiên đã tiến hành IPO. Coinbase đã xây dựng sàn giao dịch tập trung và được quản lý lớn nhất cho tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số. Cuối cùng, thành công của Coinbase đã nâng cao nhận thức về tài sản kỹ thuật số cho ngành công nghiệp tiền điện tử, vì lợi ích lớn hơn. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với các ngành công nghiệp sáng tạo. Tài sản kỹ thuật số, có thể là đồ sưu tầm hoặc quyền kỹ thuật số. Creative IP là một loại tài sản khổng lồ trị giá 500 tỷ USD chưa được khai thác. Với một sàn giao dịch, khối tài sản này sẽ được hưởng lợi từ một mạng phi tập trung tuyệt vời. Về cốt lõi, câu trả lời nằm ở việc blockchain sẽ giúp quản lý quyền tốt hơn, hiệu quả hơn và trong một giao thức tốt để giải quyết bản quyền và tiền bản quyền, từ đó tạo tiền đề cho việc phân cấp trong tương lai. Hợp đồng thông minh sẽ trở thành lớp ứng dụng biến internet thành lớp định cư gốc, có nghĩa là ít người trung gian hơn và ít tính toán, xáo trộn tiền bản quyền hơn.
Việc phê duyệt bản quyền cũng sẽ thuận lợi hơn nhờ công nghệ blockchain. Hiện tại, trong ngành âm nhạc thế giới, một trong những thách thức lớn nhất đối với lĩnh vực tác quyền là không có một kho dữ liệu tập trung để mọi người có thể dễ dàng xin cấp phép. Chẳng hạn, các DJ thường phối lại nhạc (remix). Nếu xin phép, họ phải tìm nhà sản xuất, chủ sở hữu chính, rồi xác định xem nghệ sĩ đó có phải là người được phép phê duyệt bản quyền hay không… Đó là một hành trình đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Trong khi với kho dữ liệu tập trung nhờ công nghệ blockchain, mọi việc được giải quyết chỉ bằng một nút bấm…
Ujo, một công ty có trụ sở tại New York, cung cấp nền tảng lưu trữ dữ liệu phi tập trung cho các sản phẩm âm nhạc. Tại đây các nghệ sĩ không chỉ có thể tải lên các tác phẩm của họ mà còn giữ 100% doanh thu và tiền bo từ việc bán các sản phẩm của mình mà không phải trả phí. Nền tảng có thể tự động chia tiền hoa hồng cho các cộng tác viên của mỗi dự án. Một dự án khác, Open Music Initiative, sử dụng công nghệ blockchain để các nghệ sĩ đăng ký bản quyền cho các sản phẩm âm nhạc của mình. Dự án này ngày càng thu hút nhiều nghệ sĩ từ các nền tảng khác như Soundcloud, YouTube, Spotify, Netflix chuyển qua, một minh chứng cho việc áp dụng sức mạnh của công nghệ.Bruno Guez, Giám đốc điều hành và Người sáng lập Revelator, một tài sản kỹ thuật số và nền tảng phân phối dựa trên blockchain cho IP sáng tạo, cũng đã phác thảo những gì cần thiết để phân cấp âm nhạc.
Mặc dù việc triển khai công nghệ mới là quan trọng, nhưng việc nắm bắt và nhận ra nhiều giá trị cho người sáng tạo còn quan trọng hơn. Phi tập trung có thể giúp ngành công nghiệp âm nhạc làm điều đó, nhưng con đường phía trước còn dài. Nếu không có quản lý quyền ở cấp độ giao thức, ngành công nghiệp âm nhạc sẽ không bao giờ gặt hái được đầy đủ những lợi ích của blockchain hoặc cơ chế phân quyền.
Công nghệ blockchain đang nắm giữ trong tay rất nhiều công cụ tiềm năng, nhằm phá vỡ các rào cản cố hữu trong ngành âm nhạc, giúp giảm chi phí, đem lại hiệu quả cao hơn và thu nhập tốt hơn cho các nghệ sĩ. Sự ra đời của Internet dẫn với các nền tảng nhạc trực tuyến như Napster, Soundcloud và bây giờ là Spotify đã đem âm nhạc đến mọi ngóc ngách. Blockchain dường như là bước tiếp theo khi trao lại quyền cho người sáng tạo và người nghe từ tay các hãng ghi âm khổng lồ như Sony Music hay Warner Music.
Bruno Guez, Giám đốc điều hành và Người sáng lập Revelator, một tài sản kỹ thuật số và nền tảng phân phối dựa trên blockchain cho IP sáng tạo
Một độc giả 18 tuổi vô cùng thích thú khi đọc tác phẩm Children of Blood and Bone (tạm dịch: Đứa trẻ thừa kế) của tác giả Tomi Adeyemi. Cô cảm thấy có chút day dứt khi tải lậu cuốn sách, nhưng mẹ cô một mình nuôi nấng cô. Bà không đủ tài chính giúp cô đọc sách thoả thích. Cô cũng đọc bộ tiểu thuyết Percy Jackson và các vị thần trên đỉnh Olympus mà không trả cho Rick Riordan – tác giả cuốn sách, một đồng nào. Dù vậy, cô không nghĩ mình là một “kẻ trộm”. Cô nói: “Tôi không lấy thức ăn hay quần áo mà không trả tiền cho người làm ra nó. Bởi chúng hữu hình. Tôi tin rằng, thế giới thực và thế giới Internet khác nhau.”
Trên đây chỉ là một trong số hàng triệu độc giả tải lậu các tác phẩm yêu thích từ các trang web lậu. Năm 2017, Văn phòng Sở hữu trí tuệ trực thuộc Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược công nghiệp của Chính phủ Anh ước tính rằng, 17% lượng sách tiêu thụ là bất hợp pháp. Bất ngờ hơn, những người đọc sách lậu đa phần là nhóm người khá giả về mặt kinh tế và có địa vị xã hội, tuổi từ 30-60.
Rất nhiều người sử dụng mạng xã hội để hỏi link tải sách khi trang web lậu họ thường xuyên tải bị đánh sập. Khi được phóng viên tờ The Guardian đặt câu hỏi, họ đều bao biện mình quá nghèo để có thể mua loạt sách đó hay nơi ở của họ không có thư viện hoặc rất khó tìm kiếm những cuốn sách này ở quốc gia họ sống. Một số người cảm thấy ngại ngùng, số khác đổ lỗi cho những tác giả “tham lam” khi ngăn chặn họ tải lậu sách.
Nhiều người từng tải lậu sách là các bác sĩ, nhân viên kế toán… những người được coi là có thu nhập cao
The Guardiantrên cũng tiến hành một cuộc khảo sát với độc giả trung thành của họ. Hơn 130 độc giả phản hồi, tuổi từ 20-70. Đa phần tải lậu sách một cách thường xuyên. Trong khi một số cảm thấy có lỗi (hơn 1 người nói rằng, chỉ đọc tác phẩm của những tác giả có tên tuổi – những người không phải xếp hàng “xin ăn”), đa phần cảm thấy hành động của họ không có gì sai trái. “Việc đọc sách là một lời khen ngợi cuốn sách đó, hơn là bỏ qua nó”, một độc giả nói. Một vài người nói rằng, “văn học nên miễn phí với tất cả mọi người.”
Một vài người trong số họ bắt đầu đọc sách lậu khi vào đại học, bởi hoá đơn nhiều con số nếu mua giáo trình đắt tiền. “Thành thực, tôi muốn dành số tiền ít ỏi để đi chơi,” một sinh viên 21 tuổi học Đại học Warwick nói. Một số bạn khuyết tật gặp khó khăn nếu muốn tới thư viện, chia sẻ: “Tôi nghĩ không sai về mặt đạo đức. Tôi chỉ kiếm được 80 bảng/tuần (khoảng 2,5 triệu đồng) và thực sự không thể dành 10 bảng mua sách mới. Nhưng tôi yêu thích việc đọc… Thực ra tải sách trên mạng không khác việc mua sách ở cửa hàng sách cũ. Dù là cách nào, tác giả cũng không có thêm tiền.”
Thật bất ngờ, phần lớn những người tham gia trả lời nói rằng, họ tải sách lậu không phải vì lý do tài chính, mà bởi… sự tiện lợi. Các bác sĩ, nhân viên kế toán, các chuyên gia – những người thường được coi là giàu có – đọc vài trang sách lậu trước bởi thường cảm thấy thất vọng sau khi mua nhiều cuốn sách. “Tôi từng bỏ tiền mua vài cuốn sách quá tệ và thấy hối tiếc. Nhờ lậu sách, tôi sẽ đọc trước nội dung. Tôi sẽ mua nó nếu thực sự thấy hấp dẫn” một người nói. Một người khác cho rằng, anh ta có thể tải khoảng 100,000 cuốn sách trong vài giờ và ủng hộ toàn bộ sách cầm tay của mình cho các cửa hàng từ thiện. “Hiển nhiên là tôi không bao giờ đọc hết số sách đó, có lẽ không đọc đến 50 cuốn.”
Với vô vàn lý do kể trên, những người có thu nhập thấp tới những người học thức cao, thu nhập tốt đểu sử dụng các sản phẩm sách điện tử lậu cho nhiều mục đích khác nhau.
Rất khó bảo vệ bản quyền sách điện tử nếu chỉ trông chờ vào độc giả
Bảo vệ bản quyền sách điện tử bằng cách nào?
Tình trạng sao chép, phân phối sách lậu ở Việt Nam cũng nhức nhối không kém. Các nhà xuất bản hàng đầu tại Việt Nam như First News, Alphabooks, Nhã Nam, Đông A… đều tỏ ra bất lực khi nói đến vi phạm bản quyền sách, đặc biệt là sách điện tử trên môi trường số. Bởi việc ngăn chặn, xử lý đều gặp rất nhiều khó khăn. Bất cứ ai, chỉ cần một chiếc máy tính, máy chụp ảnh hay photocopy là có thể tạo ra một bản ebook của cuốn sách. Sau đó, phiên bản điện tử này có thể được chia sẻ rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội. Các nhà xuất bản đã làm nhiều cách như giảm sâu giá sách, tăng chất lượng in ấn, khởi động các chiến dịch nâng cao ý thức bạn đọc… Nhưng dường như hiệu quả cuối cùng đều chưa cao.
Đại diện nội dung số Alphabooks cho biết: “Hiện nay, nhiều đơn vị xuất bản, nhà phát hành sách không mặn mà với việc đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh sách điện tử. Có nhiều nguyên nhân nhưng đặc biệt là việc kinh doanh ebook kéo theo một loạt hệ lụy về bảo vệ bản quyền. Ở Việt Nam, nhiều website ngang nhiên lấy nội dung bản thảo sách về làm, kinh doanh ngay trên những sản phẩm ebook lậu. Xử lý sau vi phạm mất nhiều thời gian và công sức nhưng chỉ một vài ngày họ lại tái hoành hành”.
Chia sẻ về giải pháp để ngăn chặn tình trạng phát hành sách lậu trên môi trường số, ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đa phương tiện Thủ Đô cho rằng: “Không hoàn toàn là lỗi của độc giả khi các tác phẩm sách điện tử được sao chép, tải lậu, lưu trữ một cách quá dễ dàng. Trong khi đó, việc truy cứu trách nhiệm, áp dụng chế tài pháp luật xử lý lại rất khó khăn. Các nhà xuất bản, tác giả cần phải chủ động bảo vệ mình trước vấn nạn vi phạm bản quyền tràn lan.”
Trên thế giới, nhiều trang tải sách lậu vô cùng cứng đầu. Dù đã bị đánh sập rất nhiều lần nhưng các trang này nhanh chóng “tái xuất” với đuôi tên miền mới như: .com, . net, .org… Michelle Harrison, một tác giả thắng Giải thưởng Sách Thiếu nhi Waterstones, viết trên trang Twitter cá nhân: “Tôi cảm thấy chán nản.”
Cô nói thêm: “Rất nhiều các nhà xuất bản gửi thông báo gỡ nội dung đăng tải trái phép. Nhưng chúng ta đều biết, chỉ là vấn đề thời gian trước khi các trang web này xuất hiện trở lại với “diện mạo” mới. Tôi là bà mẹ đơn thân đang cố gắng kiếm sống. Vì vậy, tôi không có đủ thời gian và tiền bạc để tiếp tục theo đuổi và chấm dứt vấn nạn này.”
Các nhà xuất bản và các tác giả nên tập trung vào việc tạo ra các tác phẩm hay nhất. Công việc bảo vệ bản quyền nên để các công ty công nghệ có kinh nghiệm đảm nhiệm. Các sản phẩm công nghệ được sáng tạo bởi khối óc Việt, vượt qua những đánh giá nghiêm ngặt và hoàn tất kiểm định bởi Cartesian như DRM, Sigma-Multi DRMcủa Thudo Multimedia… là các giải pháp công nghệ giúp các nhà xuất bản bảo vệ, phân phối các tác phẩm.
Với hệ thống này, mỗi bài hát được gán với một mã ID để quản lý bản quyền trên môi trường số. Công cụ này sẽ giúp minh bạch được việc sử dụng âm nhạc, trả lại sự công bằng cho các nhạc sĩ Việt Nam.
Vi phạm bản quyền đang “giết” ngành công nghiệp âm nhạc Việt Nam
Với công nghệ phát trực tuyến bùng nổ như hiện nay hỗ trợ rất nhiều cho các ca sĩ, nhạc sĩ trong việc phát hành tác phẩm của mình tới công chúng. Nhưng việc phát trực tuyến trên nền tảng nội dung số quá dễ dàng cũng phát sinh ngày càng nhiều các nội dung như phim ảnh, âm nhạc, các chương trình truyền hình ăn khách, chương trình thể thao bị vi phạm bản quyền trên mạng rất nhiều. Mỗi năm, cơ quan quản lý nhà nước có xử phạt hành chính một vài vụ vi phạm bản quyền với số tiền phạt vài chục triệu đồng, nhưng trên thực tế không giải quyết được tận gốc vấn đề vi phạm bản quyền trên mạng.
“Có thể nói trên mạng Internet nạn vi phạm bản quyền diễn ra rất nghiêm trọng. Hàng triệu bài hát của các nhạc sĩ Việt Nam đang lang thang trên mạng không có ai kiểm soát, tác giả của các bài hát này cũng không hề được hỏi, được xin phép, chưa nói đến là được trả tiền. Nếu như chúng ta không có những công cụ kỹ thuật để kiểm soát nội dung trên mạng thì nạn vi phạm bản quyền có thể giết chết ngành công nghiệp âm nhạc ở Việt Nam”, nhạc sĩ Lê Minh Sơn nói.
Nhạc sỹ Lê Minh Sơn
Vào giữa năm 2019, nhạc sĩ dòng nhạc đồng quê Lê Minh Sơn đã công bố việc anh đã thành lập Công ty Bản quyền âm nhạc trực tuyến Việt Nam với mục đích sẽ xây dựng một hệ thống quản lý và bảo vệ bản quyền cho các tác phẩm âm nhạc. Hệ thống này sẽ do một đối tác về công nghệ phát triển, dựa trên nền tảng là giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số đã được chứng nhận toàn cầu Sigma Multi-DRM của Thudo Multimedia.
Theo tiết lộ của Lê Minh Sơn, riêng về phần bảo mật được phát triển hoàn toàn bởi trí tuệ Việt Nam và hiện nay giải pháp này cũng đã đạt được chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ bản quyền. Đội ngũ kỹ sư hiện đang gấp rút triển khai và đầu tư một hệ thống máy móc để kiểm soát bản quyền các tác phẩm âm nhạc. Còn nhạc sĩ Lê Minh Sơn có vai trò là người thủ lĩnh tinh thần, để làm thế nào mang lại quyền lợi nhiều nhất, minh bạch nhất cho anh em làm nghề sáng tạo.
Giải pháp Sigma MultiDRM đạt chứng nhận quốc tế
Công nghệ sẽ giải quyết được những bức xúc của các nhạc sĩ
Nhạc sĩ Lê Minh Sơn chia sẻ, sở dĩ anh quyết tâm xây dựng hệ thống công cụ bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến xuất phát từ những bức xúc của giới nhạc sĩ.
“Có những người đã tự gom các bài hát của tôi vào những cái kho riêng của họ, để họ kinh doanh, họ khai thác quảng cáo trên những bài hát của tôi. Mà không riêng gì tôi, rất nhiều nhạc sĩ khác đều bị tình trạng như vậy. Người ta cứ tự nhiên sử dụng những bài hát của mình, không hề xin phép, chứ chưa nói là trả tiền tác quyền. Thế là tự nhiên nhạc sĩ đi viết các tác phẩm để cho cái ông mà mình không biết là ai hưởng hết, từ khán giả, doanh thu quảng cáo cho đến khai thác rất nhiều lợi ích kinh tế trên những bài hát đó. Rất nhiều các nghệ sĩ khác cũng bức xúc về tình trạng vi phạm bản quyền trên mạng bấy lâu nay”, nhạc sĩ Lê Minh Sơn chia sẻ.
Chính vì lổ hổng rất lớn trong việc kiểm soát bản quyền âm nhạc trực tuyến này, nên Lê Minh Sơn và đối tác về công nghệ đã xây dựng từ hơn 2 năm nay một hệ thống để quản lý tất cả các tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ Việt Nam. Hệ thống này sẽ ứng dụng những giải pháp công nghệ mới nhất, hoàn toàn do các kỹ sư Việt Nam thực hiện và hiện nay đang gần đến bước hoàn thiện cuối cùng.
“Khát vọng chung của những người làm nghề sáng tạo, các nhạc sĩ, đều muốn các tác phẩm âm nhạc phải được minh bạch khi sử dụng. Ai dùng, dùng ở đâu, tần suất dùng thế nào, tất cả những cái đó phải được công nghệ quản lý. Những tác phẩm của các nhạc sĩ đang được người khác sử dụng, khai thác kiếm nhiều lợi ích. Trong khi chính những tác giả, người sáng tạo ra các bài hát ấy lại không được xin phép, không được hưởng bất cứ một khoản tiền tác quyền nào. Tôi cho rằng, đó là sự thiếu tôn trọng các nhạc sĩ”, nhạc sĩ Lê Minh Sơn nhấn mạnh.
KT Corp và VTVcab bắt tay phát triển âm nhạc trực tuyến
Mới đây, KT Corporation (KT Corp), tập đoàn viễn thông lớn nhất Hàn Quốc vừa qua đã tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab) để hợp tác cùng phát triển nền tảng phát nhạc trực tuyến. Theo Yonhap News, VTVcab có trách nhiệm thiết kế một nền tảng phát nhạc trực tuyến, hợp tác phân phối các sản phẩm nhạc pop Hàn Quốc (K-pop) và quản lý về vấn đề sở hữu trí tuệ. KT Corp tiến hành kế hoạch cung cấp các công nghệ quan trọng để phát triển dịch vụ như cá nhân hóa âm nhạc bằng trí tuệ nhân tạo.
Trong giai đoạn tiếp theo, hai bên sẽ tiếp tục hợp tác phát triển các nền tảng công nghệ cao như truyền hình giao thức Internet, dịch vụ viễn thông 5G, băng thông rộng công nghệ quang, trò chơi điện tử đám mây… Được thành lập từ năm 1981, KT Corp là tập đoàn viễn thông đầu tiên của Hàn Quốc và cũng là tập đoàn lớn thứ 9 tại Hàn Quốc. Tập đoàn đã góp công lớn trong việc thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế Hàn sang kỷ nguyên công nghệ thông tin. Bên cạnh dịch vụ viễn thông, KT Corp hoạt động tích cực trong các lĩnh vực về công nghệ khác như phân phối thiết bị di động thông minh, công nghệ 5G, nhà ở thông minh, năng lượng và dịch vụ vệ tinh. Mới đây, tập đoàn cũng công bố kế hoạch hợp tác với LG về việc thương mại hóa dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI). KT Corp hiện đang sở hữu nền tảng dịch vụ truyền thông Seezn, được tích hợp công nghệ AI nhận dạng nét mặt người xem để đưa ra đề xuất nội dung phù hợp.
Ngoài Việt Nam, KT Corp đã mở rộng hoạt động tại nhiều quốc gia trên thế giới như Brunei, Mông Cổ, Nam Phi, Ba Lan, Mỹ, Thái Lan… Bình luận về quyết định đầu tư vào thị trường âm nhạc Việt Nam, lãnh đạo cấp cao của KT Corp cho biết, tập đoàn đang hướng tới chuyển đổi sang lĩnh vực kinh doanh nội dung số đa nền tảng. Việc hợp tác với VTVcab cho thấy sự công nhận về năng lực của KT Corp trên thị trường toàn cầu. Thị trường âm nhạc Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển, do đó việc dành sự quan tâm cho lĩnh vực này của VTVcab là một “quyết định kịp thời”. Việt Nam cũng đang trở thành một trong những thị trường giàu tiềm năng cho dòng nhạc K-pop cũng như các sản phẩm giải trí hướng tới đối tượng khán giả trẻ tuổi của Hàn Quốc.
Trước KT Corp, Spotify cũng đã cung cấp nền tảng nghe nhạc trực tuyến có thu phí vào thị trường Việt Nam cho thấy sức hút của dịch vụ âm nhạc trực tuyến tại thị trường này.
VTVCab và KT Corp ký thỏa thuận hợp tác chiến lược qua hình thức trực tuyến
Âm nhạc trực tuyến sẽ là “mỏ vàng” mới
Năm 2020, bất chấp những khó khăn do Covid-19, dịch vụ âm nhạc trực tuyến vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Theo IFPI (Liên đoàn ghi âm quốc tế), tổ chức đại diện cho ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu, thị trường âm nhạc thu âm toàn cầu đã tăng trưởng 7,4% vào năm 2020, trong đó mảng âm nhạc trực tuyến (streaming) tăng trưởng mạnh nhất.
Đây là năm tăng trưởng thứ sáu liên tiếp của thị trường này. Số liệu tăng trưởng đã được IFPI chính thức công bố trong Báo cáo âm nhạc toàn cầu của IFPI. Với mức tăng trưởng này, tổng doanh thu của ngành âm nhạc thu âm toàn cầu năm 2020 là 21,6 tỷ USD.
Tính năng phát trực tuyến (streaming) là một trong những nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu, đặc biệt là doanh thu đăng ký trả phí để xem nhạc phát trực tuyến, với mức tăng 18,5%. Tính đến cuối năm 2020, đã có 443 triệu người dùng tài khoản đăng ký trả phí. Tổng số lượt phát trực tuyến (bao gồm cả đăng ký trả phí và có quảng cáo) đã tăng 19,9% và đạt 13,4 tỷ USD, tương đương 62,1% tổng doanh thu âm nhạc được ghi nhận trên toàn cầu.
Doanh thu phát nhạc trực tuyến tăng trưởng đã bù đắp cho những mảng đang sụt giảm khác của ngành âm nhạc như doanh thu từ việc bán các định dạng nhạc vật lý như băng đĩa, CD, đặc biệt là nguồn doanh thu đến từ quyền biểu diễn giảm 10,1% – phần lớn là do đại dịch COVID-19.
Trong đó thị trường Châu Á tăng trưởng nhanh nhất khi ngành công nghiệp âm nhạc của Châu Á tăng 9,5% trong năm 2020 và doanh thu kỹ thuật số lần đầu tiên vượt qua thị phần 50% trong tổng doanh thu của khu vực. Nếu loại trừ Nhật Bản, nơi có doanh thu sụt giảm 2,1%, châu Á sẽ là khu vực phát triển nhanh nhất, với mức tăng trưởng đặc biệt là 29,9%.
Nghệ sĩ thu hàng trăm triệu USD từ bán gia tài âm nhạc cho các nền tảng trực tuyến
Âm nhạc trực tuyến cũng mang lại khoản doanh thu khổng lồ cho các nghệ sĩ khi họ bán bán quyền các ca khúc. Đầu năm 2021, những ngôi sao đình đám trong nền công nghiệp âm nhạc thế giới như Bob Dylan, Neil Young, Stevie Nicks, Shakira, Mick Fleetwood… đều đang tham gia vào làn sóng bán sạch gia tài âm nhạc của họ cho các đơn vị có đủ tiềm lực kinh tế.
Như trường hợp nam ca sĩ – nhạc sĩ Bob Dylan, ông đã bán bản quyền toàn bộ các ca khúc do ông sáng tác ra, với mức giá nằm trong khoảng từ 300 đến 400 triệu USD, cho tập đoàn Universal Music Publishing Group. Bob Dylan không phải nghệ sĩ đầu tiên và cũng sẽ không phải nghệ sĩ cuối cùng quyết định bán lại bản quyền loạt tác phẩm âm nhạc của mình trong năm 2021 này, thực tế, đang có khá nhiều nghệ sĩ nổi tiếng quyết định bán một phần hoặc toàn bộ tác quyền tác phẩm của họ cho các tập đoàn kinh doanh âm nhạc.
Nam ca sĩ – nhạc sĩ Neil Young đã vừa bán lại tác quyền một nửa số tác phẩm mà ông sở hữu cho tập đoàn Hipgnosis Song Fund (Anh), thương vụ này ước tính đưa về cho Neil Young 150 triệu USD.
Nữ ca sĩ – nhạc sĩ Stevie Nicks của nhóm nhạc Fleetwood Mac đã bán 80% số lượng bản quyền ca khúc cho công ty Primary Wave với giá 100 triệu USD. Nhóm nhạc Imagine Dragons cũng bán bản quyền tác phẩm mà họ sở hữu để nhận về hơn 100 triệu USD từ công ty Concord Music Publishing.
Công ty Hipgnosis Songs Fund chuyên mua bản quyền tác phẩm âm nhạc của những nghệ sĩ nổi tiếng đã chi ra khoảng 670 triệu USD trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 tới tháng 9/2020 để có quyền sở hữu hơn 44.000 nhạc phẩm của các nghệ sĩ như Blondie, Rick James, Barry Manilow, Chrissie Hynde của nhóm The Pretenders…
Nữ ca sĩ – nhạc sĩ người Colombia – Shakira bán bản quyền của 145 ca khúc cho công ty Hipgnosis; nhạc sĩ người Anh Mick Fleetwood bán bản quyền của khoảng 300 ca khúc cho công ty BMG. Nữ ca sĩ huyền thoại Dolly Parton cũng lên tiếng chia sẻ về việc bà đang cân nhắc sẽ bán lại bản quyền của khoảng hơn 3.000 ca khúc do chính bà tự sáng tác.
Thói quen nghe nhạc trực tuyến của công chúng đã khiến giá trị ca khúc gia tăng theo nhiều cách thức mới. Ước tính giá trị mảng phát hành âm nhạc trực tuyến tại Mỹ đã lên tới 10,3 tỷ USD trong năm 2019.
Số lượng người lựa chọn cách nghe nhạc trực tuyến chắc chắn sẽ còn gia tăng trong thời đại công nghệ. Việc thống kê lượt nghe, lượt tải trên nền tảng trực tuyến lại dễ dàng và độ chính xác cao, khiến việc định giá ca khúc đơn giản hơn. Các nhà đầu tư hoàn toàn có thể dự đoán trước các khoản thu sẽ đạt được trong tương lai từ những nhạc phẩm mà họ sở hữu.
Hơn thế, âm nhạc không bị lạm phát, trượt giá. Việc nắm quyền sở hữu đối với loạt tác phẩm của một nhạc sĩ nổi tiếng đang là lựa chọn hấp dẫn giới đầu tư trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Âm nhạc là một ngành công nghiệp luôn phát triển ngay cả khi người nghe nhạc đang buồn hay vui, đang kiếm được hay không.
Theo một chia sẻ mới đây từ Music Business Worldwide, thời của âm nhạc trực tuyến, phát trực tuyến (streaming) các nghệ sĩ, nhạc sĩ chuyên nghiệp sẽ có nguồn doanh thu đều đặn hàng tháng từ những tác phẩm biểu diễn hay sáng tác của họ. Chứ không chỉ phụ thuộc nguồn thu vào các hãng thu âm, hay các buổi biễu diễn như trước đây nữa.
Nam ca sĩ – nhạc sĩ Neil Young đã vừa bán lại tác quyền một nửa số tác phẩm mà ông sở hữu cho tập đoàn Hipgnosis Song Fund (Anh), thương vụ này ước tính đưa về cho Neil Young 150 triệu USD
Phản hồi gần đây