Với hệ thống này, mỗi bài hát được gán với một mã ID để quản lý bản quyền trên môi trường số. Công cụ này sẽ giúp minh bạch được việc sử dụng âm nhạc, trả lại sự công bằng cho các nhạc sĩ Việt Nam.
Vi phạm bản quyền đang “giết” ngành công nghiệp âm nhạc Việt Nam
Với công nghệ phát trực tuyến bùng nổ như hiện nay hỗ trợ rất nhiều cho các ca sĩ, nhạc sĩ trong việc phát hành tác phẩm của mình tới công chúng. Nhưng việc phát trực tuyến trên nền tảng nội dung số quá dễ dàng cũng phát sinh ngày càng nhiều các nội dung như phim ảnh, âm nhạc, các chương trình truyền hình ăn khách, chương trình thể thao bị vi phạm bản quyền trên mạng rất nhiều. Mỗi năm, cơ quan quản lý nhà nước có xử phạt hành chính một vài vụ vi phạm bản quyền với số tiền phạt vài chục triệu đồng, nhưng trên thực tế không giải quyết được tận gốc vấn đề vi phạm bản quyền trên mạng.
“Có thể nói trên mạng Internet nạn vi phạm bản quyền diễn ra rất nghiêm trọng. Hàng triệu bài hát của các nhạc sĩ Việt Nam đang lang thang trên mạng không có ai kiểm soát, tác giả của các bài hát này cũng không hề được hỏi, được xin phép, chưa nói đến là được trả tiền. Nếu như chúng ta không có những công cụ kỹ thuật để kiểm soát nội dung trên mạng thì nạn vi phạm bản quyền có thể giết chết ngành công nghiệp âm nhạc ở Việt Nam”, nhạc sĩ Lê Minh Sơn nói.
Nhạc sỹ Lê Minh Sơn
Vào giữa năm 2019, nhạc sĩ dòng nhạc đồng quê Lê Minh Sơn đã công bố việc anh đã thành lập Công ty Bản quyền âm nhạc trực tuyến Việt Nam với mục đích sẽ xây dựng một hệ thống quản lý và bảo vệ bản quyền cho các tác phẩm âm nhạc. Hệ thống này sẽ do một đối tác về công nghệ phát triển, dựa trên nền tảng là giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số đã được chứng nhận toàn cầu Sigma Multi-DRM của Thudo Multimedia.
Theo tiết lộ của Lê Minh Sơn, riêng về phần bảo mật được phát triển hoàn toàn bởi trí tuệ Việt Nam và hiện nay giải pháp này cũng đã đạt được chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ bản quyền. Đội ngũ kỹ sư hiện đang gấp rút triển khai và đầu tư một hệ thống máy móc để kiểm soát bản quyền các tác phẩm âm nhạc. Còn nhạc sĩ Lê Minh Sơn có vai trò là người thủ lĩnh tinh thần, để làm thế nào mang lại quyền lợi nhiều nhất, minh bạch nhất cho anh em làm nghề sáng tạo.
Giải pháp Sigma MultiDRM đạt chứng nhận quốc tế
Công nghệ sẽ giải quyết được những bức xúc của các nhạc sĩ
Nhạc sĩ Lê Minh Sơn chia sẻ, sở dĩ anh quyết tâm xây dựng hệ thống công cụ bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến xuất phát từ những bức xúc của giới nhạc sĩ.
“Có những người đã tự gom các bài hát của tôi vào những cái kho riêng của họ, để họ kinh doanh, họ khai thác quảng cáo trên những bài hát của tôi. Mà không riêng gì tôi, rất nhiều nhạc sĩ khác đều bị tình trạng như vậy. Người ta cứ tự nhiên sử dụng những bài hát của mình, không hề xin phép, chứ chưa nói là trả tiền tác quyền. Thế là tự nhiên nhạc sĩ đi viết các tác phẩm để cho cái ông mà mình không biết là ai hưởng hết, từ khán giả, doanh thu quảng cáo cho đến khai thác rất nhiều lợi ích kinh tế trên những bài hát đó. Rất nhiều các nghệ sĩ khác cũng bức xúc về tình trạng vi phạm bản quyền trên mạng bấy lâu nay”, nhạc sĩ Lê Minh Sơn chia sẻ.
Chính vì lổ hổng rất lớn trong việc kiểm soát bản quyền âm nhạc trực tuyến này, nên Lê Minh Sơn và đối tác về công nghệ đã xây dựng từ hơn 2 năm nay một hệ thống để quản lý tất cả các tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ Việt Nam. Hệ thống này sẽ ứng dụng những giải pháp công nghệ mới nhất, hoàn toàn do các kỹ sư Việt Nam thực hiện và hiện nay đang gần đến bước hoàn thiện cuối cùng.
“Khát vọng chung của những người làm nghề sáng tạo, các nhạc sĩ, đều muốn các tác phẩm âm nhạc phải được minh bạch khi sử dụng. Ai dùng, dùng ở đâu, tần suất dùng thế nào, tất cả những cái đó phải được công nghệ quản lý. Những tác phẩm của các nhạc sĩ đang được người khác sử dụng, khai thác kiếm nhiều lợi ích. Trong khi chính những tác giả, người sáng tạo ra các bài hát ấy lại không được xin phép, không được hưởng bất cứ một khoản tiền tác quyền nào. Tôi cho rằng, đó là sự thiếu tôn trọng các nhạc sĩ”, nhạc sĩ Lê Minh Sơn nhấn mạnh.
KT Corp và VTVcab bắt tay phát triển âm nhạc trực tuyến
Mới đây, KT Corporation (KT Corp), tập đoàn viễn thông lớn nhất Hàn Quốc vừa qua đã tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab) để hợp tác cùng phát triển nền tảng phát nhạc trực tuyến. Theo Yonhap News, VTVcab có trách nhiệm thiết kế một nền tảng phát nhạc trực tuyến, hợp tác phân phối các sản phẩm nhạc pop Hàn Quốc (K-pop) và quản lý về vấn đề sở hữu trí tuệ. KT Corp tiến hành kế hoạch cung cấp các công nghệ quan trọng để phát triển dịch vụ như cá nhân hóa âm nhạc bằng trí tuệ nhân tạo.
Trong giai đoạn tiếp theo, hai bên sẽ tiếp tục hợp tác phát triển các nền tảng công nghệ cao như truyền hình giao thức Internet, dịch vụ viễn thông 5G, băng thông rộng công nghệ quang, trò chơi điện tử đám mây… Được thành lập từ năm 1981, KT Corp là tập đoàn viễn thông đầu tiên của Hàn Quốc và cũng là tập đoàn lớn thứ 9 tại Hàn Quốc. Tập đoàn đã góp công lớn trong việc thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế Hàn sang kỷ nguyên công nghệ thông tin. Bên cạnh dịch vụ viễn thông, KT Corp hoạt động tích cực trong các lĩnh vực về công nghệ khác như phân phối thiết bị di động thông minh, công nghệ 5G, nhà ở thông minh, năng lượng và dịch vụ vệ tinh. Mới đây, tập đoàn cũng công bố kế hoạch hợp tác với LG về việc thương mại hóa dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI). KT Corp hiện đang sở hữu nền tảng dịch vụ truyền thông Seezn, được tích hợp công nghệ AI nhận dạng nét mặt người xem để đưa ra đề xuất nội dung phù hợp.
Ngoài Việt Nam, KT Corp đã mở rộng hoạt động tại nhiều quốc gia trên thế giới như Brunei, Mông Cổ, Nam Phi, Ba Lan, Mỹ, Thái Lan… Bình luận về quyết định đầu tư vào thị trường âm nhạc Việt Nam, lãnh đạo cấp cao của KT Corp cho biết, tập đoàn đang hướng tới chuyển đổi sang lĩnh vực kinh doanh nội dung số đa nền tảng. Việc hợp tác với VTVcab cho thấy sự công nhận về năng lực của KT Corp trên thị trường toàn cầu. Thị trường âm nhạc Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển, do đó việc dành sự quan tâm cho lĩnh vực này của VTVcab là một “quyết định kịp thời”. Việt Nam cũng đang trở thành một trong những thị trường giàu tiềm năng cho dòng nhạc K-pop cũng như các sản phẩm giải trí hướng tới đối tượng khán giả trẻ tuổi của Hàn Quốc.
Trước KT Corp, Spotify cũng đã cung cấp nền tảng nghe nhạc trực tuyến có thu phí vào thị trường Việt Nam cho thấy sức hút của dịch vụ âm nhạc trực tuyến tại thị trường này.
VTVCab và KT Corp ký thỏa thuận hợp tác chiến lược qua hình thức trực tuyến
Âm nhạc trực tuyến sẽ là “mỏ vàng” mới
Năm 2020, bất chấp những khó khăn do Covid-19, dịch vụ âm nhạc trực tuyến vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Theo IFPI (Liên đoàn ghi âm quốc tế), tổ chức đại diện cho ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu, thị trường âm nhạc thu âm toàn cầu đã tăng trưởng 7,4% vào năm 2020, trong đó mảng âm nhạc trực tuyến (streaming) tăng trưởng mạnh nhất.
Đây là năm tăng trưởng thứ sáu liên tiếp của thị trường này. Số liệu tăng trưởng đã được IFPI chính thức công bố trong Báo cáo âm nhạc toàn cầu của IFPI. Với mức tăng trưởng này, tổng doanh thu của ngành âm nhạc thu âm toàn cầu năm 2020 là 21,6 tỷ USD.
Tính năng phát trực tuyến (streaming) là một trong những nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu, đặc biệt là doanh thu đăng ký trả phí để xem nhạc phát trực tuyến, với mức tăng 18,5%. Tính đến cuối năm 2020, đã có 443 triệu người dùng tài khoản đăng ký trả phí. Tổng số lượt phát trực tuyến (bao gồm cả đăng ký trả phí và có quảng cáo) đã tăng 19,9% và đạt 13,4 tỷ USD, tương đương 62,1% tổng doanh thu âm nhạc được ghi nhận trên toàn cầu.
Doanh thu phát nhạc trực tuyến tăng trưởng đã bù đắp cho những mảng đang sụt giảm khác của ngành âm nhạc như doanh thu từ việc bán các định dạng nhạc vật lý như băng đĩa, CD, đặc biệt là nguồn doanh thu đến từ quyền biểu diễn giảm 10,1% – phần lớn là do đại dịch COVID-19.
Trong đó thị trường Châu Á tăng trưởng nhanh nhất khi ngành công nghiệp âm nhạc của Châu Á tăng 9,5% trong năm 2020 và doanh thu kỹ thuật số lần đầu tiên vượt qua thị phần 50% trong tổng doanh thu của khu vực. Nếu loại trừ Nhật Bản, nơi có doanh thu sụt giảm 2,1%, châu Á sẽ là khu vực phát triển nhanh nhất, với mức tăng trưởng đặc biệt là 29,9%.
Nghệ sĩ thu hàng trăm triệu USD từ bán gia tài âm nhạc cho các nền tảng trực tuyến
Âm nhạc trực tuyến cũng mang lại khoản doanh thu khổng lồ cho các nghệ sĩ khi họ bán bán quyền các ca khúc. Đầu năm 2021, những ngôi sao đình đám trong nền công nghiệp âm nhạc thế giới như Bob Dylan, Neil Young, Stevie Nicks, Shakira, Mick Fleetwood… đều đang tham gia vào làn sóng bán sạch gia tài âm nhạc của họ cho các đơn vị có đủ tiềm lực kinh tế.
Như trường hợp nam ca sĩ – nhạc sĩ Bob Dylan, ông đã bán bản quyền toàn bộ các ca khúc do ông sáng tác ra, với mức giá nằm trong khoảng từ 300 đến 400 triệu USD, cho tập đoàn Universal Music Publishing Group. Bob Dylan không phải nghệ sĩ đầu tiên và cũng sẽ không phải nghệ sĩ cuối cùng quyết định bán lại bản quyền loạt tác phẩm âm nhạc của mình trong năm 2021 này, thực tế, đang có khá nhiều nghệ sĩ nổi tiếng quyết định bán một phần hoặc toàn bộ tác quyền tác phẩm của họ cho các tập đoàn kinh doanh âm nhạc.
Nam ca sĩ – nhạc sĩ Neil Young đã vừa bán lại tác quyền một nửa số tác phẩm mà ông sở hữu cho tập đoàn Hipgnosis Song Fund (Anh), thương vụ này ước tính đưa về cho Neil Young 150 triệu USD.
Nữ ca sĩ – nhạc sĩ Stevie Nicks của nhóm nhạc Fleetwood Mac đã bán 80% số lượng bản quyền ca khúc cho công ty Primary Wave với giá 100 triệu USD. Nhóm nhạc Imagine Dragons cũng bán bản quyền tác phẩm mà họ sở hữu để nhận về hơn 100 triệu USD từ công ty Concord Music Publishing.
Công ty Hipgnosis Songs Fund chuyên mua bản quyền tác phẩm âm nhạc của những nghệ sĩ nổi tiếng đã chi ra khoảng 670 triệu USD trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 tới tháng 9/2020 để có quyền sở hữu hơn 44.000 nhạc phẩm của các nghệ sĩ như Blondie, Rick James, Barry Manilow, Chrissie Hynde của nhóm The Pretenders…
Nữ ca sĩ – nhạc sĩ người Colombia – Shakira bán bản quyền của 145 ca khúc cho công ty Hipgnosis; nhạc sĩ người Anh Mick Fleetwood bán bản quyền của khoảng 300 ca khúc cho công ty BMG. Nữ ca sĩ huyền thoại Dolly Parton cũng lên tiếng chia sẻ về việc bà đang cân nhắc sẽ bán lại bản quyền của khoảng hơn 3.000 ca khúc do chính bà tự sáng tác.
Thói quen nghe nhạc trực tuyến của công chúng đã khiến giá trị ca khúc gia tăng theo nhiều cách thức mới. Ước tính giá trị mảng phát hành âm nhạc trực tuyến tại Mỹ đã lên tới 10,3 tỷ USD trong năm 2019.
Số lượng người lựa chọn cách nghe nhạc trực tuyến chắc chắn sẽ còn gia tăng trong thời đại công nghệ. Việc thống kê lượt nghe, lượt tải trên nền tảng trực tuyến lại dễ dàng và độ chính xác cao, khiến việc định giá ca khúc đơn giản hơn. Các nhà đầu tư hoàn toàn có thể dự đoán trước các khoản thu sẽ đạt được trong tương lai từ những nhạc phẩm mà họ sở hữu.
Hơn thế, âm nhạc không bị lạm phát, trượt giá. Việc nắm quyền sở hữu đối với loạt tác phẩm của một nhạc sĩ nổi tiếng đang là lựa chọn hấp dẫn giới đầu tư trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Âm nhạc là một ngành công nghiệp luôn phát triển ngay cả khi người nghe nhạc đang buồn hay vui, đang kiếm được hay không.
Theo một chia sẻ mới đây từ Music Business Worldwide, thời của âm nhạc trực tuyến, phát trực tuyến (streaming) các nghệ sĩ, nhạc sĩ chuyên nghiệp sẽ có nguồn doanh thu đều đặn hàng tháng từ những tác phẩm biểu diễn hay sáng tác của họ. Chứ không chỉ phụ thuộc nguồn thu vào các hãng thu âm, hay các buổi biễu diễn như trước đây nữa.
Nam ca sĩ – nhạc sĩ Neil Young đã vừa bán lại tác quyền một nửa số tác phẩm mà ông sở hữu cho tập đoàn Hipgnosis Song Fund (Anh), thương vụ này ước tính đưa về cho Neil Young 150 triệu USD
Hệ thống camera an ninh (camera IP) được nhiều người lựa chọn sử dụng để bảo đảm an toàn cho gia đình, trông coi người già, trẻ nhỏ, người giúp việc, nhưng thực tế lại là lỗ hổng để hacker lợi dụng chiếm đoạt thông tin vì những mục đích xấu. Từ thiết bị được coi là công cụ giúp chủ gia đình chống trộm, bảo vệ an toàn tài sản cá nhân, nay có nguy cơ trở thành “mồi ngon” cho rất nhiều kẻ phạm pháp xâm phạm quyền riêng tư, thậm chí tống tiền khổ chủ. Không chỉ được dùng trong gia đình, hầu hết các cửa hàng, doanh nghiệp, siêu thị, ngân hàng cũng sử dụng hệ thống camera giám sát để bảo đảm an toàn nhưng lại đang thiếu những giải pháp để chống hacker xâm nhập, bảo đảm an toàn dữ liệu cho hệ thống.
Tại Việt Nam thời gian qua, không ít vụ việc hình ảnh riêng tư bị tung lên mạng do bị hacker đánh cắp từ chính hệ thống camera an ninh tại nhà. Ví dụ, cuối tháng 12/2019, hàng loạt hình ảnh riêng tư ở nhà riêng của ca sĩ nổi tiếng bị một nhóm hacker tung lên mạng. Không chỉ có người nổi tiếng, mà rất nhiều nạn nhân khác cũng bị nhóm hacker này đe dọa tung hình ảnh riêng tư ở nhà, ở cửa hàng, quán karaoke do bị lọt lộ qua camera giám sát.
Trên cộng đồng mạng còn hình thành các nhóm chuyên hack camera IP, tin tặc hack các camera rồi đăng tải các clip lấy được làm “mồi nhử”, đồng thời dẫn link liên lạc và yêu cầu trả phí (150 USD) nếu muốn có thêm các hình ảnh và video khác. Chỉ với hai từ khoá hack camera, Google Tiếng Việt trả tới 298 triệu kết quả trong thời gian 0,38 giây. Các đường link hướng dẫn chi tiết cách thức hack camera đơn giản nhất. Có ít nhất 4.000 đường link là các clip tin tặc hack được từ hệ thống camera an ninh đang được rao bán.
Nhu cầu sử dụng camera giám sát trong triển khai chuyển đổi số ngày càng tăng đặt ra vấn đề cần có giải pháp để bảo đảm an toàn cho hệ thống camera giám sát.
Bùng nổ nhu cầu sử dụng thiết bị camera giám sát
Mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, nhưng thị trường thiết bị camera an ninh lại đang bùng nổ mạnh mẽ do nhu cầu sử dụng trong triển khai các dự án chuyển đổi số tại nhiều cơ quan, tổ chức. Theo báo cáo của 6Wresearch, Việt Nam được đánh giá xếp hạng Top 1 thị trường hệ thống giám sát an ninh có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực, dự kiến tỷ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm của thiết bị này đạt 12,4% trong giai đoạn 2016 – 2022.
Còn theo dự báo của Research and Markets, doanh thu của thị trường thiết bị an ninh trên toàn cầu trong 3 năm tới có thể đạt tới con số 82 tỷ USD. Riêng với Việt Nam, sức tăng trưởng trong vài năm tới sẽ ở mức hai con số khi mà nhu cầu tiêu thụ luôn tăng cao ở nhiều lĩnh vực.
Nhu cầu lắp đặt camera an ninh để giám sát tại hệ thống các tòa nhà cao tầng, cao ốc văn phòng, nhà máy, hệ thống giao thông công cộng ngày càng tăng. Ngành bán lẻ cũng hứa hẹn tiêu thụ một lượng lớn nhu cầu về hệ thống an ninh, nhất là hệ thống giám sát lắp đặt tại trung tâm thương mại, cửa hàng bách hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
Trước nhu cầu của thị trường ngày càng lớn, các doanh nghiệp Việt đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc sản xuất camera đáp ứng nhu cầu của 26,8 triệu hộ gia đình, hàng triệu doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức và xe ô tô trên 9 chỗ.
Theo Bộ TT&TT, hiện đã có 84 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, trong đó có 4 tập đoàn nhà nước, 54 công ty cổ phần và 26 công ty trách nhiệm hữu hạn.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, việc phát triển thị trường an toàn, an ninh mạng tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Cụ thể, doanh thu lĩnh vực an toàn, an ninh mạng đạt 774,5 tỷ đồng, tăng 67,8% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu sản phẩm nội địa so với doanh thu nhập khẩu tăng từ 37,2% cuối năm 2019, lên 50,8% vào tháng 6/2020.
“Việt Nam đã làm chủ 90% hệ sinh thái các sản phẩm an toàn, an ninh mạng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước. Đến đầu năm 2021, Việt Nam sẽ làm chủ 100%”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.
Doanh nghiệp Việt Nam đã làm chủ giải pháp chống hack camera an ninh
Vậy câu hỏi đặt ra là người dùng Việt Nam cần phải sử dụng những giải pháp nào để chống lại nguy cơ bị lộ lọt thông tin từ camera. Theo các chuyên gia về bảo mật, người dân cần chủ động nâng cao ý thức cảnh giác, bảo vệ mạng Internet, lựa chọn các camera của thương hiệu nổi tiếng, thường xuyên cập nhật bản vá lỗi của nhà sản xuất, tránh lắp camera quan sát tại các khu vực nhạy cảm, lựa chọn các giải pháp bảo mật dữ liệu camera uy tín.?
Bên cạnh đó, hiện đã có một số doanh nghiệp Việt Nam đã phát triển được những giải pháp bảo mật Make in Vietnam đạt chuẩn toàn cầu, có thể đáp ứng được nhu cầu bảo mật hệ thống thông tin trên mạng, trong đó có hệ thống camera giám sát.
Vào ngày 16/10/2020, dự án bảo vệ bản quyền Sigma của Thudo Multimedia đã hoàn tất việc tích hợp các giải pháp bảo mật của Microsoft, Google và Apple cùng với Sigma DRM để trở thành 1 giải pháp bảo vệ bản quyền tổng hợp (tên thương mại là Sigma Multi-DRM).
Đây là giải pháp vừa đáp ứng được các yêu cầu bảo mật ở cấp độ hệ điều hành (Operating System) thường được các hãng sở hữu bản quyền có giá trị lớn như các hãng phim Hollywood, Giải bóng đá ngoại hạng Anh lựa chọn sử dụng…, và vừa đáp ứng được các yêu cầu bảo mật ở cấp độ ứng dụng của bên thứ ba. Việc Sigma Multi-DRM tham gia kiểm định lần 2 và vượt qua các yêu cầu bảo mật là sự kiện rất đáng tự hào khi một giải pháp công nghệ của Việt Nam đã vượt qua được những bài kiểm định gắt gao của một tổ chức uy tín hàng đầu thế giới.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng giám đốc Thudo Multimedia, cùng với vai trò phổ quát hệt như Multi-DRM trong bảo vệ bản quyền nội dung cho các thiết bị có hệ điều hành, giải pháp Sigma DRM độc lập còn có một vai trò rất quan trọng trong bảo mật nội dung cho các thiết bị không có hệ điều hành, và số lượng các thiết bị này có xu hướng bùng nổ trong thời gian tới.
Ông Hân cho biết, ở lĩnh vực camera an ninh, hiện nay trung bình mỗi một gia đình có 1 camera, nhưng trong vài năm tới, cả nước sẽ có đến hàng trăm triệu thiết bị này và đây là lĩnh vực đầu tiên có nội dung cần phải bảo vệ. Việc lọt lộ các clip riêng tư trong thời gian gần đây chính là minh chứng cho việc bảo mật trong mảng này đang còn bị bỏ ngỏ.
Sigma Multi-DRM, ngoài nhiệm vụ cung cấp key để giải mã tín hiệu, còn phát phải phát triển kết hợp 1 cụm các giải pháp bảo vệ nội dung bao gồm chống ghi ra cổng thiết bị (HDCP), hay phát hiện và ngăn chặn nguồn phát tán nội dung (Finger Print Online), để tạo thành 1 giải pháp tổng thể vừa bảo vệ nội dung, vừa chống phát tán nội dung vi phạm. Cho đến thời điểm hiện tại, Thudo Multimedia là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất phát triển thành công cụm giải pháp này. Việc Việt Nam có được giải pháp bảo vệ bản quyền số tạo cơ hội để các đơn vị sở hữu nội dung số của Việt Nam áp dụng và ngăn chặn tình trạng vi phạm bản quyền trên Internet đang diễn ra một cách nhức nhối từ nhiều năm qua.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hân, phát triển giải pháp Sigma Multi-DRM điều đầu tiên Thudo Multimedia muốn hướng đến các nội dung truyền hình có bản quyền, thứ hai là lĩnh vực xuất bản điện tử. Bởi nếu các tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc, các tác phẩm sáng tạo có giá trị nói chung sẽ không phát triển được trên nền tảng số nếu không có giải pháp để bảo vệ được bản quyền. Ngoài ra, Sigma Multi-DRM còn là giải pháp để bảo mật cho các dữ liệu riêng tư cho hệ thống camera an ninh dân dụng và trong các giải pháp điều hành thành phố thông minh.
Theo kế hoạch ban đầu, Euro 2020 sẽ được tổ chức từ ngày 12/6/2020 và kết thúc vào ngày 12/7/2020. Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 đã khiến giải đấu bị hoãn và sau một năm chờ đợi, Euro đã chính thức khai mạc vào rạng sáng ngày 12/6/2021 với tên gọi giữ nguyên là Euro 2020.
Đặc biệt, đây là dịp kỷ niệm 60 năm Giải vô địch bóng đá Châu Âu nên thay vì được tổ chức tại một hoặc 2 quốc gia như các năm trước, giải đấu năm nay sẽ được tổ chức đồng loạt tại nhiều quốc gia, bao gồm Anh, Ý, Rumani, Azerbaijan, Nga, Đan Mạch, Hà Lan… Trận chung kết sẽ diễn ra vào ngày 12/7/2021, trên sân vận động Wembley (thủ đô London, Anh).
Là một người hâm mộ bóng đá, chắc chắn bạn không thể bỏ qua những trận đấu hấp dẫn với màn so tài đỉnh cao của các cầu thủ, đội tuyển hàng đầu thế giới…
Hiện nay Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) là đơn vị duy nhất sở hữu bản quyền Euro 2020 tại Việt Nam. Các trận đấu sẽ được phát trực tiếp trên 2 kênh VTV3 và VTV6. Ngoài ra, VTV cũng có bản quyền phát sóng các trận đấu thông qua ứng dụng trên thiết bị di động và trên nền web.
Xem bóng đá thả ga
Những ứng dụng xem trực tiếp Euro 2020 trên smartphone
Để theo dõi các trận đấu tại Euro 2020 trên smartphone, bạn có thể cài đặt VTV Go, ứng dụng chính thức của Đài truyền hình Việt Nam, cho phép người dùng xem trực tuyến các kênh truyền hình do VTV phát sóng trên smartphone.
Trong trường hợp VTV Go bị quá tải, bạn nên cài đặt thêm các ứng dụng xem truyền hình trực tuyến khác dự phòng, có thể nêu ra như VTVcab ON, On+, FPT Play, Onme..
VTVcab ON là ứng dụng truyền hình có nhiều lượt tải nhất hiện nay với hơn 8 triệu lượt tải về. Ở các trận bóng đá có đội tuyển Việt Nam thi đấu trong khuôn khổ vòng loại thứ 2 World Cup 2020, đỉnh điểm ghi nhận tới 3,1 triệu người xem trận đấu trên VTVcab ON.
ON+ là tân binh mới ra mắt đúng dịp Euro 2020. Đây là ứng dụng được phát triển bởi VTVcab và MobiFone, cho phép người dùng xem trực tuyến các kênh sóng của VTV cũng như nhiều nội dung đa dạng khác. Ứng dụng ON+ hiện cũng đang được cung cấp trên các kho ứng dụng App Store dành cho iOS và Google Play dành cho Android.
Một dịch vụ có trải nghiệm tín hiệu ổn định với độ trễ thấp, kèm hàng loạt khuyến mãi như phút gọi nội mạng, data truy cập ngoài dịch vụ truyền hình, cùng tất cả các trận đấu trực tiếp chính là một hội tụ hoàn hảo mà ON+ đem tới khách hàng.
Onme là ứng dụng do Viettel phát triển cũng là một lựa chọn với nhiều khán giả sử dụng điện thoại di động của nhà mạng Viettel.
Hay như FPT Play cũng ra mắt khá lâu và được nhiều người lựa chọn sử dụng.
Các ứng dụng nói trên đều có phiên bản dành cho cả Android và iOS./.
Dịch vụ ON+ là dịch vụ truyền hình trên mạng internet cung cấp nội dung truyền hình, nội dung theo yêu cầu, trực tiếp đến người dùng thông qua mạng internet, cho phép người dùng truy cập sử dụng dịch vụ bất cứ lúc nào, bất kì nơi đâu, trên các thiết bị có kết nối với internet. Được phát triển bởi VTVcab (nhà cung cấp nội dung có bản quyền, sản xuất chuyên nghiệp), MobiFone (doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam) và Thủ Đô Multimedia (doanh nghiệp phát triển công nghệ truyền hình OTT hàng đầu Việt Nam), ON+ hội tụ đầy đủ nội dung đặc sắc, những tính năng ưu việt và tối ưu về data cho người dùng.
Kho nội dung thả ga
Điểm mạnh của dịch vụ ON+ chính là đem tới tập khách hàng hiện đại kho nội dung phù hợp thị hiếu thông tin với hơn 140 kênh truyền hình bao gồm các chùm kênh VTV, VTVcab, SCTV, HTV, THVL … và các chùm kênh quốc tế đặc sắc (BOX, Blue Ant…). Các kênh thể thao hàng đầu do VTVcab sản xuất được hội tụ đầy đủ trên ON+ sẽ mang đến người hâm mộ bức tranh trọn vẹn về thể thao trong nước và quốc tế.
Khán giả yêu thể thao có thể theo dõi các nhà báo nổi tiếng như: Long Vũ, Quang Huy, Quang Tùng… bình luận, phân tích các giải đấu thể thao độc quyền như World Cup, UEFA Champion League, Europa League, La Liga, Bundes Liga, Ngoại hạng Anh; giải quần vợt ATP; giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA và đặc biệt là Euro 2020 trên ON+.
ON+ cũng mang tới cho khán giả mê phim hàng nghìn nội dung theo yêu cầu hấp dẫn như phim bom tấn chiếu rạp, phim bộ, phim truyền hình, phim điện ảnh từ Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… Đối với khán giả nhí, ngoài chương trình giáo dục theo từng tiết học cho từng lớp là các các nội dung giải trí được ON+ chọn lọc hướng tới phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ từ tư duy, kiến thức, kỹ năng, sức sáng tạo…
Với các nội dung đặc sắc này, người dùng ON+ có thể xem lại các chương trình đã phát vào thời điểm phù hợp.
Xem bóng đá thả ga
Hơn 140 kênh truyền hình đặc sắc
Data không giới hạn
Cùng kho nội dung đặc sắc của VTVcab, ON+ sở hữu thế mạnh khác biệt về dung lượng, tốc độ truyền dẫn của MobiFone. Là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông, MobiFone sở hữu đường truyền tốc độ truy cập Internet cao và ổn định. Chỉ cần đăng ký các gói cước ON+ bằng thuê bao của Mobifone, khán giả có thể xem truyền hình trực tuyến và nội dung theo yêu cầu thả ga, không lo hết data.
Một dịch vụ có trải nghiệm tín hiệu ổn định với độ trễ thấp, kèm hàng loạt khuyến mãi khủng như phút gọi nội mạng, data truy cập ngoài dịch vụ truyền hình, ra mắt đúng dịp khai mạc Euro 2020 cùng tất cả các trận đấu trực tiếp chính là một hội tụ hoàn hảo mà ON+ đem tới khách hàng.
Trong thời gian tới, ON+ sẽ cung cấp gói dịch vụ cho khách hàng sử dụng SmartTV, đầu thu. Bên cạnh đó, nhà cung cấp sẽ đưa vào dịch vụ truyền hình tương tác cho các sự kiện thể thao trực tiếp, gameshow giúp người chơi tăng trải nghiệm dịch vụ và thêm hào hứng với xu hướng truyền hình mới.
Đăng ký gói ON+ qua đầu số 999 (OPV gửi 999) khách hàng MobiFone được miễn cước data khi xem dịch vụ đồng thời tặng thêm data để truy cập internet.
Ứng dụng ON+ hiện đang được cung cấp trên các kho ứng dụng App Store và Google Play.
Phản hồi gần đây