Ngày 26/9, Liên minh Sáng tạo nội dung số (NDS) Việt Nam (DCCA) phối hợp với công ty Thủ Đô Multimedia đã tổ chức Tọa đàm “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc – điện ảnh – truyền hình số”.Tọa đàm được rất nhiều báo chí quan tâm, trong đó Tạp chí điện tử Thông tin và Truyền ictvietnam.vn cũng có bài viết chia sẻ:Cuộc cách mạng số đang mang đến những thách thức chưa từng có trong việc bảo mật và bảo vệ bản quyền nội dung, yêu cầu các giải pháp mới để bảo vệ nội dung khỏi hàng loạt các rủi ro về xâm hại bản quyền.Tọa đàm “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc – điện ảnh – truyền hình số” đã chia sẻ thông tin về thực trạng vi phạm bản quyền (VPBQ) NDS nói chung, cũng như ngành âm nhạc, điện ảnh và truyền hình số nói riêng, đồng thời thảo luận các khó khăn trong việc áp dụng các giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến bản quyền.
Gần 1.000 website bóng đá lậu đã bị chặn trong 1 nămTrong bối cảnh phân phối nội dung số đang diễn ra cực kỳ sôi động, sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng truyền hình OTT (Over-The-Top) và các nhà phát hành phim trực tuyến đã đưa người dùng tới một thời kỳ tiêu thụ nội dung giải trí hoàn toàn mới mẻ. Sự thuận tiện trong việc truy cập phim, chương trình truyền hình và sự kiện âm nhạc trực tiếp trên các thiết bị đã làm thay đổi cách khán giả tương tác với nội dung.Tuy nhiên, cuộc cách mạng số này cũng mang đến những thách thức chưa từng có trong việc bảo mật và bảo vệ bản quyền nội dung, yêu cầu ra đời các giải pháp mới để bảo vệ nội dung khỏi hàng loạt các rủi ro về xâm hại bản quyền.Ông Phạm Hoàng Hải, Giám đốc trung tâm Bản quyền NDS, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), cho biết hiện nay tình trạng VPBQ diễn ra hết sức phức tạp.Theo thông tin được ông Hải đưa ra tại tọa đàm, thống kê số liệu của SimilarWeb cho thấy có 70 website lậu trong đó 5 website lậu hàng đầu có hơn 1,5 tỷ lượt view trong mùa bóng đá năm 2022/2023, 7,7 triệu người dùng.Đối với web phim lậu, có hơn 200 website chiếu phim lậu thu hút khoảng 120 triệu lượt xem/tháng, trong đó top 10 website phim lậu có hơn 66 triệu lượt xem/tháng. Đặc điểm của những website lậu này là sử dụng tên miền quốc tế và dịch vụ ẩn giấu thông tin; các website lậu hoạt động công khai, trình chiếu tất cả các nội dung từ thể thao đến phim, và thay đổi tên miền liên tục khi bị chặn. Các trang web thường có quảng cáo độc hại, cá độ.Nhiều biện pháp bảo vệ bản quyền NDS đã được thực thi, từ giải pháp kỹ thuật như chặn tên miền hay giải pháp hành chính như xử phạt. Ông Phạm Hoàng Hải cho biết trong thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 8/2023, gần 1.000 website bóng đá lậu đã bị chặn. Sau khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn truy cập vào các website lậu, số lượng các đường link VPBQ đã giảm 7% (theo thống kê của Ngoại Hạng Anh); Lượt truy cập của các trang web bị chặn giảm 98% (Theo Ngoại Hạng Anh và SimilarWeb); 23% người dùng Internet Việt Nam trả lời sẽ không truy cập web lậu hoặc ít truy cập do tác động của việc chặn truy cập.Ông Vũ Kiêm Văn, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA), cho biết nhiều tổ chức xã hội nghề nghiệp, nhiều doanh nghiệp (DN) về khai thác và bảo vệ bản quyền đã ra đời, tập trung vào các lĩnh vực như phim ảnh, âm nhạc, game…, tạo thành một lực lượng ngày càng đông đảo, cùng chung tay góp sức trong công cuộc bảo vệ bản quyền số. Sau một thời gian truyền thông, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức, ý thức bảo vệ bản quyền của cộng đồng DN Việt Nam đã nâng cao.Nhiều đơn vị đã chú ý hơn đến công tác bảo vệ bản quyền tác giả, đầu tư cho công tác phát triển. Nhiều đơn vị đã cung cấp những giải pháp công nghệ hỗ trợ hoạt động bảo vệ bản quyền.Những lỗ hổng của các giải pháp bảo vệ bản quyền sốTuy vậy, các biện pháp đang áp dụng vẫn tồn tại những bất cập. Chẳng hạn như, biện pháp và hành động, thời gian chặn chưa thống nhất giữa các ISP, có ISP chặn ngay lập tức nhưng có ISP chặn sau 3 ngày làm việc hoặc lâu hơn. Các biện pháp chặn cũng chưa linh hoạt để đối phó với tên miền mới.Luật sư Phạm Thu Thủy, phụ trách chống VPBQ K+, cho biết một trận đấu ngoại hạng Anh được chiếu trên kênh K+ và các đơn vị đồng phân phối của K+, nhưng trận đấu cũng đồng thời được chiếu trên các website và ứng dụng lậu.Bà Thủy đã công bố một con số “khá giật mình”, khi theo thống kê, tỷ lệ VPBQ tại Việt Nam đứng thứ ba trong khu vực với 15,5 triệu lượt người thường xuyên truy cập vào các website lậu.“Đối với các DN, sở hữu bản quyền nội dung, chỉ cần 10% trong số 15,5 triệu người xem lậu đó chuyển đổi thành thuê bao hợp pháp, các DN đã có thể dùng khoản tiền đó để tái đầu tư vào các sản phẩm, nội dung có giá trị hơn, tốt hơn hoặc mua những sản phẩm, nội dung thể thao, bộ phim đặc sắc. Và từ việc có kinh phí để mua nội dung tốt, thì cũng có thể tạo ra việc làm trong ngành công nghiệp sáng tạo. Nghĩa là, rất nhiều dịch vụ được đi theo, nếu chúng ta bảo vệ bản quyền tốt”, Luật sư Phạm Thu Thủy nói.
Các giải pháp quản lý quyền kỹ thuật số (DRM) như Widevine, FairPlay và PlayReady đã được triển khai để ngăn chặn truy cập và phân phối trái phép, nhưng các giải pháp bảo vệ bản quyền hiện tại vẫn chưa đủ sức bảo vệ và cần một phương pháp đa chiều để giải quyết các rủi ro đang hiện hữu. Đặc biệt, vấn đề mà các nhà cung cấp nội dung đối mặt trong lỗ hổng DRM là đánh lừa máy chủ ủy quyền (license server) và qua mặt việc xác thực cấp quyền lấy nội dung cho các tài khoản không đủ tin cậy.Bên cạnh những lỗ hổng của DRM, các nhà cung cấp truyền hình OTT và các hãng phát hành trực tuyến còn phải đối mặt với một loạt các rủi ro khác như vấn nạn dùng thiết bị quay màn hình để phát lại hay khai thác các mạng riêng ảo (VPN) để né tránh hạn chế địa lý, cho phép truy cập nội dung từ quốc gia này phân phối nội dung trái phép tại một quốc gia khác…Ứng dụng AI để bảo vệ bản quyền số toàn diện hơnTrước vấn nạn VPBQ NDS, ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng giám đốc Thủ Đô Multimedia đã chia sẻ giải pháp Sigma Multi-DRM tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) trong bảo vệ bản quyền, giải pháp có tên thương mại là Sigma Active Observer – (SAO), giúp các nhà sở hữu nội dung, các nền tảng phát hành nội dung trực tuyến có thể bảo vệ bản quyền các sản phẩm nội dung trên Internet.Đây là giải pháp đổi mới vượt xa hạn chế của các giải pháp DRM truyền thống, cung cấp một cơ chế phòng thủ linh hoạt và tích cực, chủ động phát hiện và thông báo các nguy cơ VPBQ.“Trái tim” của Sigma Multi-DRM là SAO, một bộ công cụ phần mềm mạnh mẽ định nghĩa lại việc bảo mật nội dung. SAO không chỉ đơn thuần là một lớp bảo mật của Sigma Multi-DRM mà còn quan sát hoạt động giám sát mọi khía cạnh phân phối nội dung và phát trực tuyến. Sử dụng thuật toán AI tiên tiến, SAO tiến xa hơn trong việc phát hiện và rà soát mọi hoạt động trao đổi dữ liệu trong quá trình phân phối nội dung trên Internet.
Theo giới thiệu của ông Nguyễn Ngọc Hân, SAO là một bộ giải pháp bảo vệ toàn diện, với các tính năng như:Phát hiện mối đe dọa đa chiều: SAO sử dụng thuật toán do AI thúc đẩy để xác định các biểu hiện bất thường và các mối đe dọa tiềm năng tại mọi bước, bao gồm việc phát hiện việc vi phạm phân phối xuyên biên giới.Phát hiện và loại bỏ VPN: SAO có thể xác định việc sử dụng VPN và tiêu diệt các nỗ lực khai thác việc truy cập nội dung qua các khu vực khác nhau. Biện pháp tích cực này loại bỏ các hạn chế về địa lý và cắt giảm việc truy cập thâm dụng nội dung trái phép xuyên biên giới.Kháng lại giả mạo thông tin: Thuật toán AI của SAO nhận ra các dấu hiệu giả mạo thông tin, đẩy lùi các nỗ lực đánh lừa máy chủ ủy quyền (license server).Phân tích hành vi người dùng: SAO đi sâu vào mẫu hành vi người dùng, xác định các hoạt động đáng ngờ và ngăn chặn can thiệp. Với các yêu cầu truy cập có các thông tin không khớp, ví dụ yêu cầu truy cập tại Hà Nội nhưng lại có các thông tin người dùng tại tỉnh khác thì các truy cập này sẽ bị rà soát,…Thông tin thời gian thực: Công nghệ AI của SAO đảm bảo việc thu thập thông tin và phản hồi thời gian thực, cho phép các nhà điều hành đối mặt nhanh chóng với các mối đe dọa.Bằng cách áp dụng giải pháp SAO, các nhà cung cấp nội dung có thể bảo vệ các nội dung độc quyền, nâng cao uy tín thương hiệu, tối ưu doanh thu cũng như chủ động trong các vấn đề về bảo mật, bởi vì SAO không chỉ bảo vệ, mà còn quan sát và cảnh báo trước những mối đe dọa, mang lại sự chủ động cho các nhà cung cấp nội dung./.Xem chi tiết tại: https://ictvietnam.vn/van-nan-vi-pham-ban-quyen-so-va-giai-phap-ai-de-bao-ve-toan-dien-59716.html
Tìm kiếm
Bài viết gần đây
- Sigma OTT lọt top sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội 2024 16/12/2024
- Sigma DAI: 7 tính năng mang tính cách mạng của việc chèn quảng cáo trên nền tảng đám mây cho TV, sự kiện trực tiếp và VOD 09/12/2024
- SSAI – Tương lai của quảng cáo video năm 2025 03/12/2024
- RECAP PHIM: Trào Lưu Giải Trí Hay Mối Hiểm Họa Với Ngành Điện Ảnh? 27/11/2024
- Jungo+: 1 Siêu Ứng Dụng FAST Đa Ngôn Ngữ Với Công Nghệ Việt Nam 26/11/2024
Phản hồi gần đây