Ngày 26/9, Công ty Thủ Đô Multimedia đã tổ chức buổi tọa đàm về “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc-điện ảnh-truyền hình số”, với sự góp mặt của rất nhiều phóng viên từ nhiều tòa soạn lớn, báo nhandan.vn đã viết:
Tọa đàm ngày 26/9 về “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc-điện ảnh-truyền hình số” do Thủ Đô Multimedia tổ chức, được rất nhiều tờ báo quan tâm, trong đó trang Báo Văn Hóa nổi tiếng Giải Phóng đã viết:
Vi phạm bản quyền nội dung số tràn lan, nhưng khó ngăn chặn
Bàn về một vấn đề nóng và giao thoa nhiều lĩnh vực, Tọa đàm đã thu hút nhiều chuyên gia điện ảnh, truyền hình, truyền thông, công nghệ, luật sư và cả các nhà quản lý… tham dự và đóng góp nhiều gợi mở, đề xuất nhằm tăng hiệu lực, hiệu quả bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc, điện ảnh, truyền hình số của Việt Nam trong thời gian tới.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam Vũ Kiêm Văn cho biết: “Vấn đề bảo vệ bản quyền nội dung, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay đang gặp rất nhiều thách thức. Thời gian qua, nhiều hội nghị, hội thảo chuyên môn đã được tổ chức và thu hút sự quan tâm của đông đảo các tổ chức, cá nhân liên quan đến sáng tạo, kinh doanh, quản lý, phân phối nội dung số…
Gần đây nhất, ngày 13/9, Hội Truyền thông số Việt Nam phối hợp Hội Nhà báo Việt Nam và báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hội thảo về bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số. Trước đó, trong tháng 4, Hội Truyền thông số phối hợp Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC tổ chức diễn đàn về sáng tạo nội dung số, quảng cáo số và bảo vệ bản quyền số. Bên cạnh đó, Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam cũng cùng các đối tác trong nước và quốc tế tổ chức nhiều cuộc thảo luận, Tọa đàm về vấn đề bảo vệ bản quyền phim, sách, âm nhạc, trò chơi trực tuyến (game online)…”.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam Vũ Kiêm Văn phát biểu mở đầu Tọa đàm. |
Về thực trạng vi phạm bản quyền nội dung số và khó khăn trong việc ngăn chặn vi phạm bản quyền, ông Phạm Hoàng Hải, đại diện Cục Phát thanh truyền hình và thông điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đưa ra những số liệu thống kê đáng báo động: “Hiện nay vi phạm bản quyền diễn ra hết sức phức tạp, có hàng loạt website vi phạm bản quyền (website lậu) các giải bóng đá cũng như phim điện ảnh, truyền hình.
Theo số liệu từ SimilarWeb, hiện có khoảng 70 website bóng đá lậu, với hơn 1,5 tỷ lượt view trong những năm 2022, 2023. Bên cạnh đó, số liệu của SimilarWeb cũng chỉ ra rằng, có tới hơn 200 website phim lậu thu hút khoảng 120 triệu lượt xem/tháng, trong đó top 10 có hơn 66 triệu lượt xem mỗi tháng.
Đặc biệt, thời gian gần đây phát hiện ra một số website lậu đã chuyển sang hình thức truyện tranh, hoạt hình (anime) của Nhật. Việc ăn cắp bản quyền anime cũng đã vấp phải sự phản ứng rất gay gắt của các đơn vị chủ sở hữu ở Nhật Bản về việc vi phạm bản quyền tại Việt Nam”.
Bổ sung thông tin về thiệt hại kinh tế do những lỗ hổng bảo vệ bản quyền nội dung số, Tổng Giám đốc Công ty Thủ đô Multimedia Nguyễn Ngọc Hân cho biết: “80% vi phạm diễn ra trên các nền tảng số và các nội dung bị vi phạm nhiều nhất: chương trình truyền hình, phim, nhạc. Thống kê cho thấy thiệt hại 65 tỷ USD của ba ngành phim, âm nhạc, truyền hình toàn cầu năm 2022, còn tại Việt Nam năm 2022 con số này là khoảng 348 triệu USD, tương đương khoảng 7 nghìn tỷ đồng. Vi phạm bản quyền ở Việt Nam đứng thứ 3 tại Đông Nam Á, thứ 9 trên toàn thế giới… Nếu không bảo vệ được bản quyền, ngành nội dung số ở Việt Nam khó phát triển mạnh mẽ và góp phần mang lại lợi ích cho đất nước.”
Tổng Giám đốc Công ty Thủ đô Multimedia Nguyễn Ngọc Hân trình bày về lịch sử ngành giải trí và vi phạm bản quyền. |
Nhiều đại biểu khác như luật sư Phạm Thanh Thủy – phụ trách chống vi phạm bản quyền của K+, bà Hoàng Thị Bích Hạnh – đại diện Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), ông Phạm Anh Tuấn – đại diện FPT Play, ông Hoàng Đình Chung – Phó Chủ tịch thường trực Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)… cũng đóng góp cho Tọa đàm các thông tin, ý kiến đáng chú ý về mức độ nghiêm trọng của vi phạm bản quyền báo chí, nội dung giải trí trên Internet và những nỗ lực phối hợp ngăn chặn.
Chẳng hạn như thống kê từ tháng 8/2022 đến tháng 8/2023, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử đã phối hợp Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) và các chủ thể quyền để ngăn chặn gần 1.000 website bóng đá lậu. Còn Cục bản quyền, Cục Sở hữu trí tuệ và Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp gia tăng, đa dạng từ năm 2023 cả về loại hình và số lượng. Đối với chức năng hiện tại và theo luật mới ban hành, Cục Điện ảnh có chức năng kiểm soát, rà soát vi phạm trong hoạt động điện ảnh, phim. Khái niệm phim của luật mới mở rộng hơn.
Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu. |
Đề xuất những mô hình mới, chủ động chặn vi phạm
Mặc dù đã có nhiều giải pháp và sự chung tay của cộng đồng về bảo vệ bản quyền, song hiệu quả vẫn ở quy mô nhỏ và chưa đủ để chặn đứng, đẩy lùi vi phạm bản quyền điện ảnh, âm nhạc và truyền hình số. Ở phần thảo luận, các đại biểu, diễn giả, khách mời tiếp tục chia sẻ các kinh nghiệm đối phó với vấn nạn này. Theo đó, có ba nhóm giải pháp. Trong đó hai cách truyền thống đã có từ lâu: một là các giải pháp kỹ thuật, các công nghệ mới được liên tục phát triển tính năng nhằm mã hoá nội dung hoặc truy xuất vi phạm…; hai là các biện pháp pháp lý để hỗ trợ chủ sở hữu bản quyền, gồm hành chính, dân sự, hình sự.
Nhóm giải pháp thứ ba là một xu hướng mới, đã được áp dụng thành công ở nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới, đó là chặn truy cập và “Knock and Talk” (tạm dịch: gõ cửa và nói chuyện, cụ thể là tìm ra danh tính và nhân thân của người đứng đầu vi phạm rồi trực tiếp gặp và yêu cầu dừng mọi vi phạm).
Một số đại biểu từ Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Hội Truyền thông số Việt Nam kiến nghị thêm giải pháp như: xác định nguồn tài chính của đối tượng vi phạm và phát thông báo cảnh cáo/đề nghị các khách hàng không sử dụng dịch vụ vi phạm, tăng cường các hình thức truyền thông để nâng cao nhận thức và ý thức về bản quyền…
Các đại biểu, diễn giả đề xuất nhiều mô hình, giải pháp mới và tiên tiến để chống vi phạm bản quyền. |
Đối với nhóm giải pháp công nghệ, có thể nói hiện nay các giải pháp tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ góp phần bảo vệ bản quyền nội dung số. Tại Tọa đàm, đại diện Thủ đô Multimedia Nguyễn Ngọc Hân đã chia sẻ giải pháp mới do đơn vị này nghiên cứu, phát triển. Đó là Sigma Multi-DRM tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) trong bảo vệ bản quyền (tên thương mại Sigma Active Observer – SAO) giúp các nhà sở hữu nội dung, các nền tảng phát hành nội dung trực tuyến có thể bảo vệ được bản quyền các sản phẩm nội dung trên Internet.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hân, Sigma Multi-DRM bao gồm ba lớp bảo vệ đã được kiểm định bởi Catersian, tổ chức quốc tế chuyên kiểm định các sản phẩm bảo mật trên toàn cầu. Hiện nay mới chỉ có một sản phẩm của doanh nghiệp công nghệ ở khu vực Đông Nam Á được cấp chứng nhận này. Công cụ cung cấp giải pháp quan sát chủ động, bao gồm 5 tính năng chính: phát hiện mối đe dọa đa chiều, phát hiện và loại bỏ VPN, kháng lại giả mạo gói tin, phân tích hành vi người dùng và thông tin thời gian thực. Khi sử dụng Sigma Multi-DRM tích hợp SAO, nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT và các nhà phát hành phim, nhạc trực tuyến có thể bảo vệ nội dung độc quyền, nâng cao uy tín thương hiệu, tối ưu doanh thu và chủ động trong bảo mật.
Đại diện Thủ đô Multimedia giới thiệu ứng dụng công nghệ mới trong bảo vệ bản quyền. |
“Đối với giải pháp Sigma Multi-DRM, Thủ đô Multimedia sẵn sàng đồng hành, phối hợp, hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp sở hữu quyền để tạo ra môi trường bảo vệ nội dung số, rút ngắn thời gian triển khai giải pháp với chi phí tài chính tiết kiệm hơn so với mua công nghệ nước ngoài”, ông Hân khẳng định.
Xem chi tiết tại: nhandan.vn
Phản hồi gần đây