Bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến theo chuẩn quốc tế bằng hệ sinh thái MCM

Bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến theo chuẩn quốc tế bằng hệ sinh thái MCM

Việt Nam nỗ lực thực hiện các cam kết về bảo vệ bản quyền


Ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng giám đốc Công ty CP Truyền thông đa phương tiện Thủ Đô (Thủ Đô Multimedia), đơn vị bảo trợ công nghệ cho MCM Online, cho biết cùng với sự phát triển của công nghệ số thì vấn đề vi phạm bản quyền nói chung và bản quyền âm nhạc nói riêng đã trở thành vấn đề nhức nhối. Do đó, việc ứng dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ chất xám, bảo vệ tài sản trí tuệ trên môi trường mạng sẽ đáp ứng được lòng mong mỏi, bức xúc của các nhạc sĩ, các tác giả.

“Có được bảo vệ bản quyền, minh bạch khi tác phẩm được sử dụng mới đảm bảo quyền lợi kinh tế của nhà sáng tác, từ đó thúc đẩy nền âm nhạc nước nhà phát triển”.

Việc ứng dụng công nghệ bảo vệ bản quyền âm nhạc trên Internet rất phù hợp với xu thế quốc tế. Những năm gần đây, các tổ chức quốc tế đã có những chuyên đề bàn thảo sâu về vai trò sử dụng công nghệ mới vào việc quản lý và bảo vệ các tác phẩm trên môi trường mạng.

Phát biểu tại sự kiện ra mắt hệ sinh thái bản quyền âm nhạc trực tuyến MCM, ông Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam (VDCA), cho biết bảo vệ bản quyền tác giả cũng như tài sản trí tuệ không chỉ là vấn đề trong nước mà còn là những cam kết quốc tế quan trọng. Việt Nam đã là thành viên của WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ (SHTT) thế giới) hay WTO (Tổ chức thương mại quốc tế), nên vấn đề bảo vệ bản quyền, sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề chúng ta phải quan tâm.

Tuy nhiên, thực tế diễn ra rất phức tạp, gần như các nhà sản xuất nội dung chưa được bảo vệ tác quyền, gây nhiều vấn đề nhức nhối trong công tác quản lý. Theo ông Nguyễn Minh Hồng, “Tôi tin rằng Cục Bản quyền tác giả cũng rất đau đầu. Hệ sinh thái MCM ra đời là cơ hội nhưng cũng là thách thức, đòi hỏi những nỗ lực sử dụng các giải pháp công nghệ hiệu quả để bảo vệ bản quyền âm nhạc và nhiều lĩnh vực khác”.

Theo bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục bản quyền tác giả, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTT&DL). các quốc gia trên thế giới cũng đang bàn thảo về vấn đề bảo vệ bản quyền. Việt Nam đang trong quá trình tham gia vào hai hiệp ước quốc tế của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới là Hiệp ước WIPO về quyền tác giả (WCT) và Hiệp ước WIPO về Trình diễn và Ghi âm (WPPT). Ngày 17/2/2022 vừa qua, Hiệp ước WCT đã chính thức có hiệu lực tại Việt Nam. Với sự kiện này, Việt Nam chính thức tham gia sân chơi bảo vệ bản quyền quốc tế, thực thi các cam kết về bảo vệ bản quyền, trong đó có vấn đề bảo vệ bản quyền trên môi trường số.

Ngoài ra, bà Oanh cho biết Việt Nam cũng đang xem xét để tham gia hiệp ước WPPT. “Đó là những cam kết, nỗ lực của Việt Nam với quốc tế trong vấn đề bảo vệ bản quyền. Câu chuyện tôn trọng bản quyền, công khai minh bạch là câu chuyện mà những người sáng tác, những nhạc sỹ, nhà sản xuất nội dung đều mong mỏi”.

“Ở khía cạnh cơ quan nhà nước, chúng tôi đang nỗ lực xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật hoàn chỉnh hơn. Quốc hội đang xem xét thông qua sửa đổi một số điều về luật SHTT, trong đó có những vấn đề về bảo vệ bản quyền trên môi trường số. Khi hành lang pháp lý đã đầy đủ, đồng bộ, đặc biệt với sự tham gia các hiệp ước quốc tế, chuyện thực thi luật bản quyền, minh bạch công khai trong khai thác bản quyền, đặc biệt với sự góp phần của các nền móng công nghệ, sẽ đáp ứng được mong mỏi của các nhà sản xuất nội dung”.

ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông

Đồng quan điểm với bà Oanh, ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông, cho biết: “Ngành công nghiệp nội dung số là một lĩnh vực kinh doanh rất lớn, và chúng ta cần có sự thúc đẩy, động lực mới cho thị trường này”.

Theo ông Đồng, bảo vệ bản quyền là một mảnh ghép quan trọng cuối cùng để hoàn chỉnh, đặc biệt là bảo vệ về mặt pháp lý, cho ngành công nghiệp nội dung số. Đối với thị trường âm nhạc, dù phát triển và có nhiều bài hát, nhiều nhạc sỹ tài năng, nhưng “về mặt pháp lý chúng ta lại đang có nhiều lỗ hổng, đặc biệt về mặt bảo vệ bản quyền tác giả”.

Ông Đồng cho biết Hàn Quốc có nền công nghiệp văn hóa âm nhạc rất phát triển, vì ở đó quyền tác giả, các hợp đồng pháp lý được thực hiện rất nghiêm túc. Theo ông, khi hội nhập quốc tế, Việt Nam cần phát triển và có các nghĩa vụ bảo vệ bản quyền tác giả, thực thi hợp đồng chặt chẽ. Công nghệ mang đến một công cụ bảo vệ bản quyền rất mạnh.

Ứng dụng các công nghệ mới để bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến

Đại dịch COVID-19 là một cú hích cho nền công nghiệp âm nhạc và thu âm toàn cầu. Xu thế nghe nhạc trực tuyến đã trở nên phổ biến và thúc đẩy nền âm nhạc tăng trưởng trong thời đại Internet. Theo thống kê, Việt Nam đang có khoảng 70 triệu người sử dụng Internet, chiếm hơn 70% dân số. Thị trường âm nhạc trực tuyến có rất nhiều dư địa để phát triển tại Việt Nam. Quản lý tốt vấn đề bản quyền trên Internet, Việt Nam sẽ thúc đẩy sự phát triển của âm nhạc trực tuyến, từ đó mang lại doanh thu lớn cho ngành công nghiệp này.

Làm chủ công nghệ, bảo vệ được bản quyền âm nhạc trực tuyến không chỉ giải quyết được bức xúc của nhạc sỹ ở Việt Nam mà còn phù hợp với xu thế phát triển của âm nhạc trong kỷ nguyên mới.

Ông Nguyễn Minh Hồng cho biết VDCA rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ bản quyền. Hội đã thành lập Trung tâm bản quyền số, với mục tiêu bảo vệ tác quyền trên môi trường mạng khi tình trạng vi phạm bản quyền trên mọi lĩnh vực đang diễn ra hết sức trầm trọng. Trung tâm đã đi vào hoạt động, đóng góp và bảo vệ bản quyền nội dung số nhưng chủ yếu tập trung vào các nội dung báo chí, văn học và khai thác bản quyền trên các nền tảng mạng xã hội. Vì vậy, Chủ tịch VDCA hy vọng MCM Online sẽ có các hoạt động phối hợp để cùng trao đổi chia sẻ kinh nghiệm.

Ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Đa phương tiện Thủ Đô

Nói về việc ứng dụng công nghệ để bảo vệ bản quyền nội dung số, ông Nguyễn Ngọc Hân cho biết vấn đề ứng dụng công nghệ để bảo vệ bản quyền âm nhạc có vẻ đang xa lạ, nhưng lại rất thông dụng với các lĩnh vực nội dung khác, chẳng hạn như phim, truyền hình. Khái niệm DRM (digital right management) rất quen thuộc với các mảng nội dung phim truyện, truyền hình.

Theo thông tin được ông Hân đưa ra, công tác bảo vệ bản quyền cho phim và các nội dung có giá trị lớn trên truyền hình, như giải Ngoại hạng Anh, đã được bảo vệ tốt bằng công nghệ Việt Nam. “Chúng tôi tin rằng các giải pháp tốt đã được áp dụng này cũng sẽ bảo vệ tốt cho lĩnh vực âm nhạc”, ông Hân nói.

MCM Online sẽ sử dụng hiệu quả công nghệ của mình, nhanh chóng bắt tay với các tổ chức trong nước và quốc tế, hình thành nền âm nhạc trực tuyến theo xu hướng quốc tế, giúp ngành âm nhạc trở thành ngành mũi nhọn, đóng góp doanh thu xứng đáng cho nền kinh tế đất nước.

Đặc biệt, trong cuộc trao đổi bên lề sự kiện ra mắt hệ sinh thái bản quyền âm nhạc trực tuyến MCM, Tổng giám đốc Thủ Đô Multimedia, cho biết hệ sinh thái bảo vệ bản quyền MCM sẽ ứng dụng blockchain vào tính năng hợp đồng thông minh. Đầu tiên, hệ sinh thái MCM sẽ minh bạch số lần đếm mỗi khi tác phẩm được sử dụng qua công nghệ bảo vệ bản quyền Sigma DRM và đánh dấu bản quyền Sigma Watermarking. Trong hợp đồng thông minh, công nghệ blockchain sẽ thông báo ngay lập tức những kết quả này đến tất cả các bên liên quan đến tác phẩm.

Ông Hân cho biết Việt Nam hiện đang ở những bước đầu tiên xây dựng và áp dụng công nghệ cho lĩnh vực bảo vệ bản quyền. “Chúng tôi áp dụng tất cả các tiêu chuẩn quốc tế vào giải pháp của Việt Nam, đưa công tác bảo vệ bản quyền âm nhạc phát triển theo lộ trình quốc tế”.

“Điều tôi muốn nhấn mạnh về hệ sinh thái MCM là hoàn toàn sử dụng công nghệ và chất xám của người Việt Nam, để xây dựng nên công nghệ cho nước mình. Các giải pháp công nghệ của MCM đã được quốc tế kiểm định và công nhận”.

MCM là hệ thống bảo vệ bản quyền trên Internet đầu tiên tại Việt Nam, được xây dựng bằng hai công nghệ: Bảo vệ bản quyền Sigma DRM và đánh dấu bản quyền Sigma Watermarking.

Công nghệ Sigma DRM tiến hành mã hóa tất cả các bản nhạc, cấp khóa giải mã mỗi khi tác phẩm được sử dụng và mỗi lần cấp khóa hệ thống sẽ đếm như một lần sử dụng tác phẩm. Việc cấp khóa cho mỗi lần sử dụng, có thể ví như một lần xin phép sử dụng tác phẩm và đó là nền tảng để minh bạch số lần sử dụng tác phẩm trên môi trường Internet. Công nghệ DRM hiện nay đã được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu để bảo vệ bản quyền trong lĩnh vực truyền hình hay xuất bản điện tử.

Trong khi đó, công nghệ Sigma Watermarking được dùng để đánh dấu (ký số) khi muốn phân phối hay phái sinh 1 tác phẩm âm nhạc, từ đó giúp các tác giả có thể truy vết, dễ dàng kiểm tra nguồn gốc, hoặc theo dõi việc phân phối, sử dụng tác phẩm của họ trên môi trường mạng./.

BÁO ĐIỆN TỬ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐƯA TIN

Việt Nam cần đẩy mạnh bảo vệ bản quyền âm nhạc bằng chữ ký số

Việt Nam cần đẩy mạnh bảo vệ bản quyền âm nhạc bằng chữ ký số

Vấn nạn vi phạm bản quyền âm nhạc trực tuyến

Theo thông tin trên trang observer.com, mới đây, Liên minh những người làm âm nhạc (Music Workers Alliance – MWA), một tổ chức đại diện cho các nhạc sĩ, DJ và kỹ sư âm thanh độc lập, đã phát động một chiến dịch bảo vệ công lý cho nền âm nhạc phát trực tuyến. Liên minh vận động các nhà làm luật thay đổi những điều khoản cho phép các công ty như Google và YouTube kiếm hàng tỷ USD từ việc vi phạm bản quyền hàng loạt bài hát, bản nhạc; và cho phép các dịch vụ phát trực tuyến như Spotify trả mức thù lao xứng đáng cho các nhạc sĩ.

“Vi phạm bản quyền hàng loạt làm giảm giá trị tất cả các tác phẩm âm nhạc và tạo ra một thị trường chợ đen rộng lớn”, Ben Brock, tay trống và là thành thành viên MWA cho biết tại cuộc biểu tình khởi động chiến dịch của MWA hồi tháng 2 được observer.com dẫn lời.

Các thành viên MWA đã lên tiếng về việc vi phạm bản quyền âm nhạc trực tuyến. Họ mô tả cách một album, sau khi được phát hành, xuất hiện trên YouTube, nơi mọi người có thể nghe miễn phí. Ngay cả khi bản nhạc không có trên YouTube, thu nhập của nhạc sỹ vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng vi phạm bản quyền trực tuyến diễn ra khắp nơi trên Internet, hoặc mức thù lao rẻ rúng mà các nền tảng trả cho các nhạc sỹ.

Do tình trạng vi phạm bản quyền quá tràn lan như vậy, nên âm nhạc, đang bị đối xử như thông tin, nghĩa là đòi hỏi phải được sử dụng miễn phí. MWA cho rằng đây là một hệ tư tưởng tạo ra hàng tỷ USD cho những nền tảng công nghệ nhưng lại làm giảm số lượng những người sáng tạo nội dung.

Trong khi đó, tại Việt Nam, tình trạng vi phạm bản quyền âm nhạc trực tuyến cũng đáng báo động. Tại một sự kiện giới thiệu nền tảng bảo vệ bản quyền âm nhạc MCM gần đây, nhạc sỹ Xuân Phương đã bày tỏ: “Thời gian gần đây các vụ vi phạm bản quyền âm nhạc trên mạng ngày càng gia tăng, gây bức xúc lớn với giới nhạc sỹ, tổn hại đến sự nghiệp sáng tác, lao động nghệ thuật của chúng tôi”.

Bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục bản quyền tác giả, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cho biết trong thời đại công nghệ số phát triển, khi công nghệ phát triển từng giờ từng phút, vấn đề bảo vệ bản quyền trở thành vấn đề nhức nhối.

Bà Oanh nhận định câu chuyện vi phạm bản quyền trong lĩnh vực số không chỉ có ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Khi các tác phẩm được đưa lên khai thác trên Internet, chỉ một cú nhấp (click) chuột tác phẩm đã đến được với công chúng. Chính vì sự thuận tiện này trong môi trường số, các tác giả có thể đưa tác phẩm đến với công chúng nhanh chóng rộng rãi hơn. Nhưng sự thuận tiện của công nghệ cũng khiến nạn vi phạm bản quyền lan rộng.

“Nếu chúng ta bảo vệ được bản quyền các tác phẩm, thì mới có thể khuyến khích các tác giả đầu tư sáng tác. Trong môi trường số, không chỉ Việt Nam mà thế giới cũng rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ bản quyền trên môi trường số”, bà Oanh nhấn mạnh.

Ngày 22/2/2022 vừa qua, nền tảng bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến MCM chính thức ra đời. Buổi ra mắt đã thu hút sự chú ý của đông đảo các nghệ sỹ, hầu hết đều là nạn nhân của nạn vi phạm bản quyền, đều có những tác phẩm bị đưa ra sử dụng, thương mại hóa mà không hề được xin phép bản quyền, chưa nói đến việc trả tiền bản quyền. Vì vậy, các nghệ sỹ đều đặt niềm tin vào một giải pháp công nghệ giúp bảo vệ tác phẩm.

CKS giúp bảo vệ bản quyền âm nhạc bằng cách nào?

Ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng giám đốc Công ty CP Truyền thông đa phương tiện Thủ Đô (Thủ Đô Multimedia), đơn vị bảo trợ công nghệ cho MCM Online, cho biết giải pháp bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến của MCM có điểm mạnh nằm ở công nghệ. MCM tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ bản quyền. Trong mỗi giải pháp có các bí quyết riêng và giải pháp của MCM đã được các tổ chức quốc tế công nhận đạt chuẩn.

Ông Hân chia sẻ: “MCM chứa đựng nhiều hy vọng của chúng tôi. Thứ nhất, đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng một nền tảng bảo vệ bản quyền theo tiêu chuẩn quốc tế, áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế vào cho lĩnh vực bản quyền. Thứ hai, chúng tôi đang nhìn thị trường sử dụng bản quyền âm nhạc theo một chiều hướng mới, đó là người dùng có xu thế sử dụng âm nhạc trực tuyến đang tăng mạnh, và vì thế cần có một nền tảng cung cấp âm nhạc trực tuyến – nền tảng này không chỉ giúp các nhạc sỹ, nhà sản xuất trong nước có thể cung cấp âm nhạc, mà khi chúng ta xây dựng một nền tảng tiêu chuẩn quốc tế, thì các đơn vị âm nhạc quốc tế cũng yên tâm khi cung cấp nhạc vào thị trường Việt Nam”.

Theo thống kê, tiêu dùng âm nhạc trên nền tảng số mỗi năm đều tăng 2 con số, điều đó cho thấy âm nhạc trực tuyến đang có nhiều dư địa phát triển. Trong khi đó, những nội dung số như âm nhạc trực tuyến là những sản phẩm vô hình, chúng ta không thể nhìn bằng mắt. Ví dụ có một tệp (file) nhạc mp3, khi chuyển file nhạc đó cho một đơn vị A và rồi lại chuyển file đó cho đơn vị B, không ai nhìn thấy “sự chuyển giao qua lại” này. Vì vậy, để phân biệt được, khi chuyển cho đơn vị thứ nhất, tác phẩm phải được “ký một CKS”, và cũng tác phẩm đó khi chuyển cho đơn vị hai, tác phẩm sẽ có “CKS thứ hai”.

Dựa trên cơ chế công nghệ đó, một nền tảng mạng xã hội, ví dụ như TikTok, khi họ dùng tác phẩm, dù chỉ một giây, nhưng đã có CKS và từ đó sẽ truy vết được đoạn nhạc đó được đơn vị nào sử dụng.

Theo ông Hân, MCM xử lý vấn đề từ gốc trước. Nếu tất cả nhạc sỹ, ca sỹ, nhà sản xuất âm nhạc đều thực hiện bảo vệ bản quyền tác phẩm, thực hiện CKS, khi đó tất cả tác phẩm trên Internet sẽ được định hình, không còn là “sản phẩm vô hình” nữa.

MCM hiện đang cung cấp công cụ CKS miễn phí. Các đơn vị có tác phẩm chỉ việc tải tác phẩm lên hệ thống và lưu lại, sản phẩm đầu ra đã chứa CKS. Trong công tác phân phối tác phẩm, các bên sẽ dùng sản phẩm đã có CKS.

“Và như vậy, chúng ta sẽ phát triển được những gì chúng ta bảo vệ, phát triển được những tác phẩm đã có CKS, dần dần công tác bảo vệ sẽ lan ra, và giúp phần lớn các tác phẩm âm nhạc trên môi trường Internet được định danh”, ông Hân chia sẻ.

Công nghệ sử dụng CKS là công nghệ chèn mã vào trong các phổ nhạc, việc chèn mã liên tục sẽ bảo vệ toàn bộ tác phẩm. Những đơn vị muốn sử dụng tác phẩm phải có “chìa khóa” để giải mã, dù họ chỉ sử dụng một đoạn nhạc ngắn, do phần mềm loại bỏ nhiễu không thể loại bỏ toàn bộ những mã chèn này. Thứ hai, trong suốt bản nhạc, CKS cũng được đóng liên tục, nên nếu cắt một đoạn nhạc nhỏ ra, đoạn nhạc đó vẫn bao gồm CKS.

Hiện nay ở Việt Nam, việc bảo vệ bản quyền âm nhạc trên Internet vẫn chưa được đơn vị nào áp dụng công nghệ CKS, như vậy, để bảo vệ tác phẩm. MCM đời giống như một miếng ghép, ghép vào công tác bảo vệ, phân phối âm nhạc truyền thống. Ông Hân cho biết trong tương lai, với công nghệ bảo vệ bản quyền như vậy, MCM sẽ xây dựng những kho nhạc có bản quyền, bảo vệ bản quyền cho các đơn vị, tổ chức.

“Bằng giải pháp này, chúng tôi có thể hợp tác với tất cả các bên có nhu cầu bảo vệ bản quyền. Đó vừa như một miếng ghép nhưng lại có tính tương hỗ, tạo thành bức tranh tổng thể trong việc sử dụng bản quyền âm nhạc Việt. Và từ đó, việc sử dụng bản quyền âm nhạc số sẽ đi vào nề nếp”, CEO Thủ đô Multimedia nói./.

BÁO ĐIỆN TỬ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ICT

Phóng sự của Đài truyền hình Việt Nam về Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số DRM của Thudo Multimedia

Phóng sự của Đài truyền hình Việt Nam về Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số DRM của Thudo Multimedia

Kênh VTV4 – Đài truyền hình Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay, việc bảo vệ bản quyền đối với những hệ thống nội dung số nhất là trong lĩnh vực truyền hình có vai trò rất quan trọng. Bởi nếu không được bảo vệ bản quyền thì ngoài những thiệt hại trực tiếp về kinh tế, các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng về danh tiếng đối với các sở hữu bản quyền của nước ngoài. Mới đây giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số Sigma DRM do kỹ sư Việt Nam phát triển đã được kiểm định và chứng nhận đạt tiêu chuẩn bảo mật quốc tế, đây là một tin vui cho các nhà cung cấp nội dung số tại Việt Nam vừa có thể bảo vệ được bản quyền số mà chi phí bỏ ra khá dễ chịu so với sử dụng giải pháp của nước ngoài.

Từ tháng 7/2019 sản phẩm Sigma DRM đã được triển khai cho dịch vụ truyền hình VTVCAB ON của Tổng Công ty Truyền hình cáp Việt Nam. Với hơn 200 kênh bản quyền được phát sóng trên nền tảng internet và ứng dụng di động, giải pháp này sẽ giúp đơn vị phát hiện và khóa tin hiệu chuyển sóng đối với các đối tượng phát tán lậu bản quyền.

“Nếu không có giải pháp DRM đấy thì một số người dùng trái phép có thể vào trang web hoặc ứng dụng xem truyền hình sau đó Capture màn hình lại và phát lên các trang Twitter hoặc Facebook để câu người xem”Ông Đỗ Thanh Tùng – Trưởng nhóm phát triển Công nghệ truyền hình OTT – Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam

Với khả năng lưu lại thông tin về đối tượng phát tán lậu bản quyền số, các giải pháp như này có thể giúp đơn vị nội dung số thu thập những chứng cứ nhất định để khởi kiện các đối tượng để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp mình.

“Với Sigma DRM thì việc này sẽ đơn giản hơn, chúng tôi có thể xác định nguồn này không phải là chính thống và thể hiện rõ trên hệ thống log và chúng tôi đưa ra được những bằng chứng cung cấp cho các cơ quan chức năng để có thể khởi kiện được” Ông Nguyễn Minh Dũng – Giám đốc Trung tâm phát triển Nội dung số, Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam chia sẻ

Năm 2017, giải Cúp C1 Châu Âu từng phải dừng phát sóng do đơn vị cung cấp lo ngại về vi phạm bản quyền tại Việt Nam, việc có một sản phẩm “Make in Vietnam” được công nhận quốc tế sẽ giúp các doanh nghiệp thêm sự lựa chọn cho giải pháp bảo vệ bản quyền số cho doanh nghiệp mình

Bạn đọc có thể xem toàn bộ ở Kênh VTV4 – Đài truyền hình Việt Nam: Tại đây

Thông cáo báo chí về giải pháp Sigma DRM của Thủ Đô Multimedia

Thông cáo báo chí về giải pháp Sigma DRM của Thủ Đô Multimedia

Báo điện tử Đài truyền hình Việt Nam: Giải pháp ngăn chặn vi phạm bản quyền Sigma DRM của Việt Nam đạt chứng nhận toàn cầu

Báo Công thương: Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số “Make in Vietnam” đầu tiên đạt chứng nhận bảo mật quốc tế

BÁO ĐẦU TƯ ONLINE: Lần đầu tiên giải pháp bảo vệ nội dung số của Việt Nam đạt tiêu chuẩn bảo mật toàn cầu

Diễn đàn doanh nghiệp: Giải pháp ngăn chặn vi phạm bản quyền “Make in Vietnam”

Thế giới Tiếp thị:Phát hiện video lậu bằng công nghệ

Doanh nhân trẻ: VTV Cab đang dùng giải pháp Sigma DRM để bảo vệ bản quyền

VNMedia: Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung Sigma DRM nhận chứng chỉ bảo mật quốc tế

Doanh nhân Sài Gòn: Một doanh nghiệp Việt Nam phát triển và làm chủ công nghệ bảo vệ bản quyền được chứng nhận quốc tế

Công an nhân dân: Bảo vệ bản quyền nội dung số trên môi trường mạng

Quân Đội Nhân Dân Online: Chi phí bảo vệ bản quyền nội dung số đắt đỏ. Doanh nghiệp Việt phát triển hệ thống DRM riêng và đạt chứng nhận quốc tế

Tạp chí Thông tin và Truyền thông: Thủ Đô là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam, cũng là doanh nghiệp duy nhất của Đông Nam Á, đạt được chứng nhận bảo vệ bản quyền nội dung số của Catersian.

Thủ Đô Multimedia công bố Hoàn tất kiểm định bảo mật Farncombe của Cartesian cho Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung Sigma DRM

Thủ Đô Multimedia công bố Hoàn tất kiểm định bảo mật Farncombe của Cartesian cho Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung Sigma DRM

Kiểm định bảo mật Farncombe (Farncombe Security Audit ®) của Cartesian là phương pháp đánh giá độc lập cho các giải pháp bảo mật, tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ nội dung được quy định bởi các hãng phim Hollywood và các đơn vị sở hữu nội dung lớn trên toàn cầu. Thủ Đô Multimedia là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam, cũng là doanh nghiệp duy nhất của Đông Nam Á, là 1 trong 6 doanh nghiệp của châu Á đạt được chứng nhận kiểm định này.

“Với việc hoàn thành kiểm định của Cartesian, chúng tôi cam kết rằng giải pháp Sigma DRM đã được đánh giá một cách bài bản theo các tiêu chuẩn bảo mật bản quyền rất khắt khe. Thành tựu này góp phần đưa sản phẩm Sigma DRM của Thủ Đô Multimedia vào danh sách 20 giải pháp bảo vệ nội dung số đạt tiêu chuẩn bảo mật thế giới. Chúng tôi rất sẵn lòng cung cấp kết quả kiểm định bảo mật cũng như các thông tin thêm về Giải pháp Sigma DRM tới các nhà sản xuất nội dung có yêu cầu”.Tổng Giám đốc Nguyễn Ngọc Hân

Sigma DRM không chỉ góp phần ngăn chặn tình trạng nhức nhối về vi phạm bản quyền trên môi trường internet ở Việt Nam, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp nội dung số “Make in Vietnam” mà còn mở ra cơ hội tiếp cận và cung cấp giải pháp cho các hãng truyền hình và công ty cung cấp nội dung số tại thị trường Việt Nam cũng như ngoài nước.

Thông tin về Cartesian®
Là nhà cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và quản lý các giải pháp cho ngành viễn thông, phương tiện kỹ thuật số và công nghệ. Các khách hàng của Cartesianbao gồm các Đài truyền hình, nhà cung cấp nội dung, nhà cung cấp CAS và DRM và các nhà khai thác mạng. Kiểm định bảo mật Farncombe là một đánh giá chuyên sâu về mức độ bảo mật tổng thể của giải pháp bảo vệ nội dung số DRM. Phương pháp rõ ràng và kỹ lưỡng của Cartesian hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các giải pháp cung cấp bảo mật và đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe. Kết quả chứng nhận Farncombe Security Audit ® của Cartesian biểu thị cho các nhà khai thác và nhà cung cấp dịch vụ rằng giải pháp DRM đó đã trải qua đánh giá, và đạt tiêu chuẩn bảo mật. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập địa chỉ:
https://www.cartesian.com

Thông tin về Thủ Đô Multimedia
Thủ Đô Multimedia được thành lập ngày 29/03/2010 tại Hà Nội-Việt Nam, là doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong việc phát triển các giải pháp bảo mật cho trò chơi trực tuyến trên di động, cũng như các giải pháp dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông di động tại thị trường Việt Nam. Năm 2017, Thủ Đô phát triển thành công giải pháp cho truyền hình OTT/IPTV bao gồm các module rất quan trọng như: Giải pháp Transcode, P2P CDN, Multi-CDN, Live Streaming, DRM. Tháng 12/2019, Thủ Đô Multimedia được Castesian kiểm định thành công giải pháp bảo vệ bản quyền Sigma DRM. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập địa chỉ website của chúng tôi https://thudomultimedia.vn

On LinkedIn:https://www.linkedin.com/company/cartesian
#contentprotection #streaming #ott #drm #videosecurity

On Twitter: @cartesiantweets
#farncombesecurityaudit #contentsecurity #contentprotection #OTT #DRM