Thủ Đô Multimedia và Nimble hợp tác về giải pháp Sigma DRM

Thủ Đô Multimedia và Nimble hợp tác về giải pháp Sigma DRM

Từ ngày 09/01/2023, Công ty Cổ phần Truyền thông Đa phương tiện Thủ Đô chính thức hợp tác cùng Nimble để tích hợp giải pháp Sigma DRM trên sản phẩm Nimble Packager.

Sigma DRM (Sigma Digital Rights Management) là giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung do Thủ Đô phát triển có tính bảo mật cao và vinh dự là đơn vị đầu tiên của Việt Nam được tổ chức Cartesian kiểm định đạt tiêu chuẩn Quốc tế vào năm 2020. Trong những năm vừa qua, giải pháp được Thủ Đô Multimedia liên tục cập nhật và phát triển để đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất của thị trường.

Nimble là nền tảng cung cấp giải pháp nổi tiếng với các sản phẩm: Livestreaming, Transcoder,VOD,… với hơn 1000 khách hàng trên 100 quốc gia trên thế giới. Theo nhu cầu của thị trường, Nimble tìm kiếm một giải pháp bảo vệ bản quyền chất lượng quốc tế để nâng cao mức độ bảo mật của sản phẩm và quyết định chọn Thủ Đô Multimedia là đối tác cung cấp giải pháp Bảo vệ bản quyền số DRM. Theo thỏa thuận, Sigma DRM sẽ được tích hợp trong nền tảng Packager Nimble version 3.7.12-3.

Sự kết hợp này sẽ góp phần nâng cao trải nghiệm người dùng khi sử dụng giải pháp của Nimble, đồng thời tiến tới mục đích bảo vệ bản quyền sản phẩm số một cách tối ưu và thông minh, cập nhật theo sự phát triển của thế giới.

Thủ Đô Multimedia rất hân hạnh khi có cơ hội hợp tác cùng Nimble, chúng tôi luôn sẵn lòng sẽ đem lại dịch vụ an toàn, ổn định, chất lượng quốc tế cho Quý khách hàng.

Thudo Multimedia với Đài phát thanh và Truyền hình Tây Ninh

Thudo Multimedia với Đài phát thanh và Truyền hình Tây Ninh

Phóng sự tại Truyền hình Tây Ninh: Giải pháp phân phối nội dung số và bảo vệ bản quyền trên hạ tầng số | Chuyển đổi số | TayNinhTV

Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số Sigma DRM là giải pháp tập trung vào việc bảo mật nội dung media, cung cấp hệ thống có tính sẵn sàng cao và khả năng chịu tải lớn. Quản lý quyền kỹ thuật số là một cấp bảo vệ bản quyền cho các phương tiện kỹ thuật số. Công nghệ DRM sẽ sử dụng các công nghệ để hạn chế việc sao chép và sử dụng các tác phẩm có bản quyền dạng phần mềm độc quyền

Tại Hội Nghị các đại biểu thảo luận nội dung xoay quanh lợi ích, tính năng nổi bật của giải pháp sẽ cung cấp cho Đài các hệ thống đài phát hoàn chỉnh nhằm xử lý tín hiệu, lưu trữ tài nguyên, phân quyền xuất bản, hiệu đính nội dung sau phát sóng, biên tập tự động, cấp phát nội dung live/ Timesheet/ VOD cho đối tác theo từng gói cưới, quản lý phân phối tín hiệu tự động, tòa soạn thông minh, cung cấp hệ thống Media Hub dùng chung cho phát thanh và truyền hình, quản lý cấp phát thống kê, hệ thống phát livestream, hệ thống fastchanel, hệ thống khóa mã bảo vệ bản quyền.

Tại Hội nghị, Ông Vũ Xuân Trường – Giám đốc Đài phát thanh và Truyền hình Tây Ninh nhấn mạnh việc chủ động chuyển đổi số không chỉ giúp các cơ quan báo chí tồn tại mà còn đem lại những lợi thế cạnh tranh phục vụ công chúng tốt hơn trong thời gian tới.

Tham gia Hội nghị, Ông Nguyễn Ngọc Hân – Tổng Giám đốc Thudo Multimedia cũng nhận định rằng giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số SigmaDRM sẽ giúp các Đài phát thanh và truyền hình tạo được những ấn tượng riêng của từng địa phương khi các nội dung mà địa phương phát triển được bảo vệ tuyệt đối. Bên cạnh đó để giới thiệu về giải pháp tổng thể truyền hình OTT, Ông Đoàn Trung Kiên – Giám đốc Kỹ thuật bộ phận Truyền hình OTT chia sẻ trong kỷ nguyên công nghệ số như hiện nay thì việc ứng dụng truyền hình OTT là bước phát triển mới mở ra nhiều cơ hội để Đài phát thanh – Truyền hình tiếp cận đến nhiều khán thính giả hơn nữa.

Việc áp dụng giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số do kỹ sư Việt Nam có nhiều thuận lợi trong quá trình vận hành cho các Đài phát thanh – Truyền hình địa phương bởi tính năng dễ dàng sử dụng, khả năng lưu trữ cao, xử lý tín hiệu tốt và khắc phục nhanh chóng các sự cố phát sinh.

Sau buổi Hội nghị, Thudo Multimedia luôn mong muốn mang lại các giải pháp “make in Vietnam” để các Đài phát thanh – Truyền hình ứng dụng cho các sản phẩm nội dung số của mình./.

Phóng sự tại Truyền hình Tây Ninh: Giải pháp phân phối nội dung số và bảo vệ bản quyền trên hạ tầng số | Chuyển đổi số | TayNinhTV

Nhà xuất bản ảo “mọc lên như nấm”: Tác giả loay hoay tìm giải pháp bảo vệ bản quyền sách trên mạng

Nhà xuất bản ảo “mọc lên như nấm”: Tác giả loay hoay tìm giải pháp bảo vệ bản quyền sách trên mạng

Bùng nổ nạn sách giả trên mạng Internet

Sách và các tác phẩm văn học hiện được phân phối trên thị trường dưới hai hình thức sách giấy truyền thống và sách điện tử. Hiện sách giấy vẫn chiếm phần lớn thị phần của thị trường sách nhờ trải nghiệm chân thật, sự tập trung, gần gũi và mùi thơm của giấy. Sự xuất hiện của sách điện tử (dưới định dạng ebook, sách nói…) là tất yếu đi cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin. Sự ra đời của các thiết bị và phần mềm đọc sách như Kindle, Sony Reader, Nook… khiến người đọc ngày càng có xu hướng chuyển dịch sự lựa chọn của mình sang sách điện tử.

Theo Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), kết thúc năm 2019, ngành xuất bản Việt Nam đã xuất bản 33.000 cuốn sách với 400 triệu bản, tổng doanh thu đạt 2.600 tỷ đồng. Trong đó, xuất bản phẩm điện tử đạt trên 2.400 cuốn với 1,5 triệu lượt truy cập, tăng 25 lần về số cuốn, 5 lần về lượt truy cập so với năm 2018.

Sách điện tử ngày càng phổ biến

Ngay từ khi mới xuất hiện, sách điện tử đã được đón nhận nồng nhiệt và trở thành phương thức tiếp cận tri thức không thể thiếu bởi những lợi ích: Mang theo bất cứ đâu, số lượng kho sách khổng lồ, trọng lượng nhẹ, không hỏng, hay đánh mất… Dù vô cùng tiềm năng và đi đúng theo xu hướng của thế giới nhưng thị trường sách điện tử Việt Nam vẫn còn rất nhiều rào cản khiến nó chưa thể phát triển mạnh mẽ. Một trong những rào cản lớn nhất vấn nạn sách lậu tràn lan cả ở các hiệu sách truyền thống, cũng như trên môi trường mạng.

Vấn nạn xâm phạm tác quyền tại Việt Nam diễn ra ngang nhiên, phổ biến và nghiêm trọng. Một số cá nhân, tổ chức tự in sách của các nhà xuất bản (NXB) chính thống chuyển thành phiên bản ebook và đưa lên mạng chia sẻ miễn phí, thậm chí là chào bán có thu phí. Vấn nạn vi phạm bản quyền sách trên mạng đã bị phát hiện từ nhiều năm nay. Cụ thể, năm 2016, Cục An ninh Văn hóa Thông tin và Truyền thông (Bộ Công an) cho biết, trên mạng có khoảng 10 NXB “ảo” chuyên phát hành, ngang nhiên công khai chào bán ebook. Theo các quy định của pháp luật, các NXB này đang phạm pháp.

Sách điện tử ngày càng được ưa chuộng so với sách giấy

Trên thế giới, tháng 9/2009, CNN đưa tin, cuốn sách The Lost Symbol (Biểu Tượng Thất Truyền) của tác giả Dan Brown ra mắt tại Mỹ dưới định dạng điện tử trên trang Amazon. Số lượt mua sách tăng chóng mặt và mở ra kỳ vọng mới vào thị trường sách điện tử. Nhưng chỉ trong vài ngày, các bản lậu miễn phí xuất hiện tràn lan trên các trang Rapidshare hay BitTorrent với hơn 100.000 lượt tải xuống. Vi phạm bản quyền số, trước đây giới hạn trong ngành âm nhạc và điện ảnh, nay lan sang ngành xuất bản sách.

Dù biết sản phẩm của mình có thể dễ dàng sao chép nhưng các NXB vẫn chấp nhận hoạt động này và mở rộng ấn bản điện tử bởi đây là xu hướng chung và doanh thu quá hấp dẫn. Amazon cho biết, người sử dụng Kindle mua sách trung bình nhiều hơn 3,1 lần các khách hàng mua sách truyền thống. Tại Việt Nam, nếu đạt 20% thị phần, doanh thu sách điện tử của ngành xuất bản được kỳ vọng cán mốc 1.000 tỷ đồng trong tương lai gần.

Các NXB phải dùng giải pháp công nghệ để bảo vệ mình

Các nhà xuất bản “ảo” mọc lên như “nấm sau mưa” và ngang nhiên vi phạm pháp luật. Thế nhưng đối phó với những NXB “ảo” này không hề dễ. Đánh sập NXB “ảo” này thì các NXB “ảo” khác lại mọc lên. Đại diện một NXB chính thống từng chia sẻ, do bị sao chép, làm giả nhiều ebook nên NXB này có thời điểm phải “đại hạ giá” ebook còn 5.000-10.000 đồng/bản, thậm chí 1.000 đồng/bản và chấp nhận bù lỗ.

Với sách giấy, theo Nghị định 159/2013 quy định hành vi in lậu, in giả từ 300 bản trở lên sẽ bị phạt từ 20-30 triệu đồng. Với chế tài còn nhẹ nhàng như vậy, các đơn vị sách giả có thể thoả sức tung hoành bởi “cùng lắm” bị phạt 30 triệu đồng.

Các NXB chỉ còn biết tích cực tuyên truyền, trông chờ vào ý thức của độc giả, nhưng thực ra việc chờ người dùng có ý thức là điều không hiệu quả trong phòng chống vi phạm bản quyền.

Các NXB gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệ bản quyền sách

Nhờ sự phát triển của công nghệ, Việt Nam hiện đã có giải pháp giúp các nhà xuất bản chủ động bảo vệ mình trước vấn nạn vi phạm bản quyền sách điện tử. Công ty Cổ phần Truyền thông Đa phương tiện Thủ Đô (Thudo Multimedia) là công ty công nghệ đi tiên phong phát triển giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số đạt chuẩn toàn cầu (với tên thương mại là Sigma Multi-DRM).

Sigma Multi-DRM là giải pháp bảo vệ bản quyền Make in Vietnam được vinh danh tại Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020. Sigma Multi-DRM đã vượt qua những bài kiểm định gắt gao của Cartesian – tổ chức uy tín hàng đầu thế giới, tuân thủ hoàn toàn các yêu cầu bảo mật của các nhà sản xuất nội dung lớn, giảm thiểu rủi ro về vấn nạn ăn cắp bản quyền nội dung trên mạng.

Về giải pháp ngăn chặn vấn nạn xâm phạm bản quyền trên môi trường mạng, ông Nguyễn Ngọc Hân – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Đa phương tiện Thủ Đô chia sẻ: “Về bản chất, Sigma Multi-DRM thay thế khả năng kiểm soát bản quyền vốn đã rất thụ động và kém hiệu quả từ chính người chủ sở hữu nội dung kỹ thuật số và đặt nội dung kỹ thuật số đó dưới sự kiểm soát của một chương trình máy tính.”

Sơ đồ giản lược cách thức sản phẩm Sigma Multi-DRM bảo vệ bản quyền nội dung số

Với giải pháp Sigma Multi-DRM, máy chủ thư viện sách điện tử sẽ mã hoá nội dung, hạn chế quyền truy cập, sao chép và in tài liệu của người dùng dựa trên các ràng buộc do người giữ bản quyền của nội dung đặt ra.

Như vậy, các nhà xuất bản có thể yên tâm những sản phẩm trí tuệ của cả một tập thể được an toàn dưới sự dòm ngó của đơn vị phân phối sách lậu.

Phóng sự của Đài truyền hình Việt Nam về Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số DRM của Thudo Multimedia

Phóng sự của Đài truyền hình Việt Nam về Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số DRM của Thudo Multimedia

Kênh VTV4 – Đài truyền hình Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay, việc bảo vệ bản quyền đối với những hệ thống nội dung số nhất là trong lĩnh vực truyền hình có vai trò rất quan trọng. Bởi nếu không được bảo vệ bản quyền thì ngoài những thiệt hại trực tiếp về kinh tế, các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng về danh tiếng đối với các sở hữu bản quyền của nước ngoài. Mới đây giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số Sigma DRM do kỹ sư Việt Nam phát triển đã được kiểm định và chứng nhận đạt tiêu chuẩn bảo mật quốc tế, đây là một tin vui cho các nhà cung cấp nội dung số tại Việt Nam vừa có thể bảo vệ được bản quyền số mà chi phí bỏ ra khá dễ chịu so với sử dụng giải pháp của nước ngoài.

Từ tháng 7/2019 sản phẩm Sigma DRM đã được triển khai cho dịch vụ truyền hình VTVCAB ON của Tổng Công ty Truyền hình cáp Việt Nam. Với hơn 200 kênh bản quyền được phát sóng trên nền tảng internet và ứng dụng di động, giải pháp này sẽ giúp đơn vị phát hiện và khóa tin hiệu chuyển sóng đối với các đối tượng phát tán lậu bản quyền.

“Nếu không có giải pháp DRM đấy thì một số người dùng trái phép có thể vào trang web hoặc ứng dụng xem truyền hình sau đó Capture màn hình lại và phát lên các trang Twitter hoặc Facebook để câu người xem”Ông Đỗ Thanh Tùng – Trưởng nhóm phát triển Công nghệ truyền hình OTT – Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam

Với khả năng lưu lại thông tin về đối tượng phát tán lậu bản quyền số, các giải pháp như này có thể giúp đơn vị nội dung số thu thập những chứng cứ nhất định để khởi kiện các đối tượng để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp mình.

“Với Sigma DRM thì việc này sẽ đơn giản hơn, chúng tôi có thể xác định nguồn này không phải là chính thống và thể hiện rõ trên hệ thống log và chúng tôi đưa ra được những bằng chứng cung cấp cho các cơ quan chức năng để có thể khởi kiện được” Ông Nguyễn Minh Dũng – Giám đốc Trung tâm phát triển Nội dung số, Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam chia sẻ

Năm 2017, giải Cúp C1 Châu Âu từng phải dừng phát sóng do đơn vị cung cấp lo ngại về vi phạm bản quyền tại Việt Nam, việc có một sản phẩm “Make in Vietnam” được công nhận quốc tế sẽ giúp các doanh nghiệp thêm sự lựa chọn cho giải pháp bảo vệ bản quyền số cho doanh nghiệp mình

Bạn đọc có thể xem toàn bộ ở Kênh VTV4 – Đài truyền hình Việt Nam: Tại đây

Thủ Đô Multimedia công bố Hoàn tất kiểm định bảo mật Farncombe của Cartesian cho Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung Sigma DRM

Thủ Đô Multimedia công bố Hoàn tất kiểm định bảo mật Farncombe của Cartesian cho Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung Sigma DRM

Kiểm định bảo mật Farncombe (Farncombe Security Audit ®) của Cartesian là phương pháp đánh giá độc lập cho các giải pháp bảo mật, tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ nội dung được quy định bởi các hãng phim Hollywood và các đơn vị sở hữu nội dung lớn trên toàn cầu. Thủ Đô Multimedia là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam, cũng là doanh nghiệp duy nhất của Đông Nam Á, là 1 trong 6 doanh nghiệp của châu Á đạt được chứng nhận kiểm định này.

“Với việc hoàn thành kiểm định của Cartesian, chúng tôi cam kết rằng giải pháp Sigma DRM đã được đánh giá một cách bài bản theo các tiêu chuẩn bảo mật bản quyền rất khắt khe. Thành tựu này góp phần đưa sản phẩm Sigma DRM của Thủ Đô Multimedia vào danh sách 20 giải pháp bảo vệ nội dung số đạt tiêu chuẩn bảo mật thế giới. Chúng tôi rất sẵn lòng cung cấp kết quả kiểm định bảo mật cũng như các thông tin thêm về Giải pháp Sigma DRM tới các nhà sản xuất nội dung có yêu cầu”.Tổng Giám đốc Nguyễn Ngọc Hân

Sigma DRM không chỉ góp phần ngăn chặn tình trạng nhức nhối về vi phạm bản quyền trên môi trường internet ở Việt Nam, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp nội dung số “Make in Vietnam” mà còn mở ra cơ hội tiếp cận và cung cấp giải pháp cho các hãng truyền hình và công ty cung cấp nội dung số tại thị trường Việt Nam cũng như ngoài nước.

Thông tin về Cartesian®
Là nhà cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và quản lý các giải pháp cho ngành viễn thông, phương tiện kỹ thuật số và công nghệ. Các khách hàng của Cartesianbao gồm các Đài truyền hình, nhà cung cấp nội dung, nhà cung cấp CAS và DRM và các nhà khai thác mạng. Kiểm định bảo mật Farncombe là một đánh giá chuyên sâu về mức độ bảo mật tổng thể của giải pháp bảo vệ nội dung số DRM. Phương pháp rõ ràng và kỹ lưỡng của Cartesian hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các giải pháp cung cấp bảo mật và đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe. Kết quả chứng nhận Farncombe Security Audit ® của Cartesian biểu thị cho các nhà khai thác và nhà cung cấp dịch vụ rằng giải pháp DRM đó đã trải qua đánh giá, và đạt tiêu chuẩn bảo mật. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập địa chỉ:
https://www.cartesian.com

Thông tin về Thủ Đô Multimedia
Thủ Đô Multimedia được thành lập ngày 29/03/2010 tại Hà Nội-Việt Nam, là doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong việc phát triển các giải pháp bảo mật cho trò chơi trực tuyến trên di động, cũng như các giải pháp dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông di động tại thị trường Việt Nam. Năm 2017, Thủ Đô phát triển thành công giải pháp cho truyền hình OTT/IPTV bao gồm các module rất quan trọng như: Giải pháp Transcode, P2P CDN, Multi-CDN, Live Streaming, DRM. Tháng 12/2019, Thủ Đô Multimedia được Castesian kiểm định thành công giải pháp bảo vệ bản quyền Sigma DRM. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập địa chỉ website của chúng tôi https://thudomultimedia.vn

On LinkedIn:https://www.linkedin.com/company/cartesian
#contentprotection #streaming #ott #drm #videosecurity

On Twitter: @cartesiantweets
#farncombesecurityaudit #contentsecurity #contentprotection #OTT #DRM