Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn được gọi là Công nghiệp 4.0 đã đổi mới sâu rộng toàn bộ hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, xã hội. Trong xu thế chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ, lĩnh vực âm nhạc trên toàn thế giới cũng được thụ hưởng tiện ích vô cùng to lớn từ cuộc cách mạng này. Bắt đầu chỉ từ phương thức truyền thống nhất, đó là cầm đàn lên và biểu diễn. Âm nhạc dần truyền hóa thành các bản thu có thể được nghe đi nghe lại nhiều lần bằng máy hát.
Ứng dụng công nghệ số trong âm nhạc hiện nay
Sau đó trải qua nhiều định dạng vật lý khác nhau, cho đến nay là nhạc số. Bên cạnh đó, những người làm nhạc cũng theo kịp xu hướng, đó là ứng dụng công nghệ để giúp quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ trở nên hiệu quả hơn. Về phía người yêu nhạc, những tiến bộ công nghệ giúp họ tiếp cận âm nhạc dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều lần. Việc ứng dụng các công nghệ trong lĩnh vực âm nhạc dự báo còn nhiều tiềm năng và sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Tuy nhiên đối mặt với đó cũng là không ít những thách thức.
Ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực âm nhạc
Việc ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực âm nhạc không chỉ là sự quan tâm của rất nhiều ca, nhạc sĩ trẻ hiện may. Bên cạnh đó, là những vấn đề về bản quyền, về chống sao chép. Dưới đây là một số chia sẻ của những chuyên gia, ca nhạc sĩ đã và đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số.
Anh Phạm Minh Thành Ca, nhạc sĩ ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực âm nhạc
Vốn được đào tạo chính quy để trở thành kỹ sư công nghệ thông tin, đã từng công tác tại nhiều tập đoàn lớn trong nước về công nghệ, nhưng anh Phạm Minh Thành lại có một niềm đam mê sâu sắc với âm nhạc. Có lẽ bởi thế nên Phạm Minh Thành là một trong những ca, nhạc sĩ trẻ có những khám phá tiên phong trong việc sử dụng công nghệ trong âm nhạc, đặc biệt là những xu hướng công nghệ rất nổi bật trong thời gian gần đây như trí tuệ nhân tạo ChatGPT.
Theo anh Thành cho biết, trí tuệ nhân tạo đang phát triển một cách rất là bùng nổ. Tất cả các khâu trong phần sản xuất âm nhạc đều có thể sử dụng những phần hỗ trợ từ AI. Ví dụ như bước đầu tiên chúng ta cần ý tưởng, chúng ta có thể hỏi ChatGPT là “Tôi cần ý tưởng về vấn đề này, tôi cần ý tưởng về vấn đề kia”. ChatGPT hoàn toàn có thể gợi ý cho chúng ta những ý tưởng phù hợp nhất. Và tiếp theo là đến những phần về làm nhạc nền, làm phối khí và tiếp theo là Mastering cho sản phẩm. Tất cả mọi thứ đều có sự hỗ trợ của AI.”.
Ca, nhạc sĩ Phạm Minh Thành và ứng dụng công nghệ số trong sáng tác âm nhạc
Cũng theo anh Thành chia sẻ: “Có rất nhiều người bạn của mình đã hoạt động trong nghệ thuật rất là lâu, có rất nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, so sánh một cái bản mixing cá nhân và một cái bản mixing sử dụng AI thì họ phải nói là “Wow, bây giờ AI phát triển quá tốt”. Và nếu chúng ta biết cách sử dụng AI một cách hợp lý thì có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng của sản phẩm.
Anh Phạm Minh Thành chia sẻ: “Chúng ta thấy rằng bây giờ một cái sản phẩm viral có thể mang lại doanh thu cho nghệ sĩ đến hàng tỷ đồng nó là một cái tài sản rất là quý giá trên nền tảng online. Nếu mà chúng ta biết khai thác, nếu mà chúng ta biết sử dụng nó thì hoàn toàn có thể mang lại một cái nguồn doanh thu rất là lớn. Do đó mình mong rằng Việt Nam sắp tới sẽ có một cái hệ thống bảo vệ bản quyền một cách thống nhất và thành một cái quy chuẩn để tất cả mọi người đều sử dụng nó.
Những chia sẻ của ông Nguyễn Ngọc Hân về việc Ứng dụng công nghệ số
Ông Nguyễn Ngọc Hân – Tổng Giám đốc Công ty Thủ Đô Multimedia cho biết: “Chúng ta cũng sẽ thấy rằng trong quá trình sản xuất âm nhạc, cũng như là quá trình sáng tác ra một tác phẩm. Ngày xưa chúng ta dùng bút, chúng ta viết lên, sau đó chúng ta có thể đọc lại tác phẩm đó.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, đã hỗ trợ được các nhạc sĩ rất nhiều. Tôi đánh giá rằng đây sẽ là những công cụ hỗ trợ cho các nhạc sĩ có thể sáng tác tác phẩm nhanh hơn, sáng tác ra những tác phẩm có yếu tố mới hơn.
Ông Nguyễn Ngọc Hân – Tổng giám đốc Thủ Đô Multimedia chia sẻ
Ông Hân cũng cho biết thêm: “Chúng ta cần phải có một hệ thống để bảo vệ những tài sản quý của chúng ta, để tránh việc chúng ta sử dụng sai mục đích hoặc là chúng ta lạm dụng những quyền ở trong đó. Tôi giả sử như nhạc sĩ Giáng Son, bài “Giấc mơ chưa” là của nhạc sĩ Giáng Son, thậm chí nhạc sĩ Giáng Son bỏ tiền ra để mà làm ra cái bài hát đó, nhưng mà cuối cùng khi mà phát hành ở trên mạng thì nhạc sĩ đó cũng không có được cái quyền của mình. Nó đã bị một người khác nhận vơ rồi”.
Theo ông Hân: “Cổng Âm Nhạc Số Quốc Gia khi Thủ Đô đề xuất ra thì sẽ có 5 cái mục đích.
Thứ nhất là giúp cho Việt Nam của chúng ta có thể đánh dấu, định danh được toàn bộ các tác phẩm âm nhạc.
Cái vấn đề thứ hai là Cổng Âm Nhạc Số Quốc Gia sẽ là cầu nối của các ca sĩ, các nhạc sĩ, các nhà phát hành kết nối với những hệ thống phân phối âm nhạc trong và ngoài nước.
Cổng Âm Nhạc Số Quốc Gia sẽ còn là một cái chợ để giúp cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng nhạc thì có thể thực hiện mua bán nhạc.
Nhờ có Cổng Âm Nhạc Số Quốc Gia thì nó sẽ tạo ra được một cái môi trường về đối soát những số lần sử dụng các tác phẩm một cách minh bạch. Và điều nữa rất là quan trọng đó là nhờ Cổng Âm Nhạc Số Quốc Gia thì chúng ta có thể có được dữ liệu rất là cập nhật.
Bà Đặng Thị Hồng Nhung chia sẻ về Ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực âm nhạc
Bà Đặng Thị Hồng Nhung – Giám đốc điều hành Công ty bản quyền âm nhạc trực tuyến MCM chia sẻ: “Như các bạn đã biết là hiện nay thì với công nghệ 4G và điện thoại thông minh thì đã đưa ngành Internet của chúng ta ngày càng phát triển. Hiện nay thì chúng ta không rất ít dùng hình thức nghe nhạc bằng tải USB hoặc là nghe đĩa, mà phần lớn là chúng ta sẽ nghe nhạc bằng hình thức streaming, đó là nhạc online.
Với danh số ước tính của năm 2020, rơi vào khoảng độ 50 triệu đô về ngành giải trí, trong đó riêng âm nhạc sẽ chiếm đâu đấy khoảng 70%. Về phần thị trường âm nhạc này, theo tôi thì hiện tại tiếm năng rất là lớn. Điều này cũng minh chứng cho là trong những năm gần đây, khi các bạn nghe nhạc thì thường thấy là một số nền tảng nhạc quốc tế đã phát triển khá tốt vào thị trường Việt Nam. Ví dụ như Spotify, Apple Music hay là Google, thì khi các nền tảng phát triển đó cũng là tạo cơ hội cho những nhà phát hành âm nhạc để họ cũng có cơ hội tự lan tỏa nhạc của mình hơn trên môi trình Internet.
Bà Đặng Thị Hồng Nhung – Giám đốc điều hành Công ty bản quyền âm nhạc trực tuyến MCM chia sẻ
Cũng theo bà Nhung cho biết: “Đặc biệt một số cá nhân họ biết được phần công nghệ mà chúng ta hay dùng được họ lạm dụng, họ đách luật ý. Thì thường trong giới cộng đồng này có một cộng đồng gọi là dân reup nhạc.Thì đó là những dân họ đang gây ra tình trạng vi phạm bản quyền là nhiều nhất.”
Bà Nhung nhấn mạnh thêm: “Khi mà tác phẩm phát hành ra thì các nghệ sĩ cũng cần biết được rõ ràng là tác phẩm của họ sẽ được phát hành ở đâu và đơn vị nó phát hành. Nó xuất phát từ tất cả các nhu cầu, muốn sự minh đạch cho tác giả. Vì vậy mà hệ sinh thái bản quyền MCM của chúng tôi đã ra đời. Sau hơn một năm hoạt động, hệ sinh thái của chúng tôi đã thu hút khoảng độ 70 nghệ sĩ tham gia ửu quyền để bảo vệ bản quyền.
Trong đấy thì có khoảng độ hơn 1.000 tác phẩm. Song song đấy thì có khoảng độ 20.000 tác phẩm của các đơn vị tổ chức họ ủng hộ cho chúng tôi. Thì trước khi mà một tác phẩm phát hành ra thì thường là chúng tôi sẽ sử dụng cái công nghệ là Auto-Vector Mark và chúng ta đánh dấu tác phẩm. Đánh dấu tác phẩm ở đây là chúng ta sẽ đánh dấu để chúng ta chứng minh được tác phẩm của chúng ta trước khi phát hành. Và công nghệ thứ hai là công ty định gọi là DMI là công nghệ mà chúng ta sẽ chống sao chép tác phẩm và truy soát nguồn gốc.”
Ứng dụng công nghệ trọng lĩnh vực âm nhạc – Stream như thế nào?
Âm nhạc là nghệ thuật dùng âm thanh để diễn tả cảm xúc của người nghệ sĩ. Trong mỗi tác phẩm, vai trò sáng tạo chủ đạo vẫn sẽ thuộc về người nghệ sĩ để cho ra đời những sản phẩm âm nhạc chất lượng. Tuy nhiên, nếu biết vận dụng một cách hợp lý các ứng dụng công nghệ như AI, ChatGPT, Blockchain thì chúng sẽ trở thành phương tiện hữu ích giúp rút ngắn thời gian, tăng trải nghiệm, hiệu xuất cho nghệ sĩ trong công việc của mình.
Việc bùng nổ của những xu hướng công nghệ số không chỉ hỗ trợ quá trình sáng tạo của các ca sĩ, nhạc sĩ mà còn thay đổi cách thức nghe nhạc của khán giả hiện nay. Nếu như trước đây, người nghe sẽ nghe nhạc bằng những định dạng ghi âm vật lý, thì giờ đây, nhiều người chủ yếu nghe nhạc trực tuyến với định dạng số hóa trên các nền tảng phát trực tiếp nội dung, hay còn gọi là stream.
Ứng dụng công nghệ trọng lĩnh vực âm nhạc – Stream
Hiện stream nhạc là một công nghệ phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực âm nhạc, cho phép người nghe có thể nghe nhạc một cách tiện lợi và linh hoạt. Với các dịch vụ stream nhạc phổ biến như: Spotify, Apple Music, Amazon Music, T-Dan và YouTube Music. Đặc biệt nổi trội của các nền tảng stream nhạc là tính linh hoạt và tiện lợi cho người dùng. Người dùng có thể nghe nhạc trực tuyến từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet, bao gồm cả điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính. Người dùng cũng có thể truy cập vào các bài hát, album và playlist mới nhất của các nghệ sĩ yêu thích của mình một cách dễ dàng.
Trong bối cảnh Internet và công nghệ số phát triển mạnh mẽ, không thể phủ nhận việc ứng dụng các công nghệ trong lĩnh vực âm nhạc đã và đang phát triển mạnh mẽ và mang lại những tiện ích vô cùng to lớn. Tuy nhiên cùng với đó là vấn nạn vi phạm bản quyền nói chung và vi phạm bản quyền âm nhạc nói riêng trên môi trường số. Không ít tổ chức cá nhân nhập nhèm về bản quyền, đánh tráo khái niệm bản quyền, quyền bản ghi đối với tác phẩm âm nhạc. Một số đối tượng còn lợi dụng sự thật thà, cả tin, ít am hiểu công nghệ, thiếu cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật của một số nghệ sĩ để đưa ra điều khoản bất lợi cho nghệ sĩ, chiếm quyền kiểm soát của tác giả trên nền tảng số.
Nhiều doanh nghiệp còn tạo ra một hệ sinh thái trên môi trường mạng với các trang fanpage, trang nghe nhạc trực tuyến, thường xuyên đăng tải các video âm nhạc sân khấu từ nhiều nguồn khác nhau, rồi đóng dấu bản quyền, đã thu hút hàng triệu người đăng ký, theo dõi. Dễ thấy sau đó là các khoản lợi nhuận hấp dẫn từ quảng cáo, chưa kể có trang buộc người xem phải đăng ký thành viên, nộp phí mới có quyền đăng nhập. Điều đó không chỉ trực tiếp làm tổn hại đến các cá nhân của các nghệ sĩ, mà còn khiến thị trường âm nhạc trở nên mất kiểm soát.
Đề xuất của chuyên gia cho việc ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực âm nhạc
Âm nhạc không chỉ là đứa con tinh thần, là chất xám của các nhạc sĩ, mà còn là mồ hôi, công sức, là sự trải nghiệm lâu dài để viết ra được một bài hát. Việc quản lý tốt bản quyền sẽ dần hình thành văn hóa sử dụng âm nhạc có bản quyền. Chỉ khi đó các tác giả mới nhận được sự tôn trọng. Điều đó cũng mang lại sự khích lệ tinh thần cho những người sáng tác âm nhạc. Do đó cần phải có những nền tảng, giải pháp công nghệ hỗ trợ các nghệ sĩ. Để từ đó, mỗi lần một tác phẩm được sử dụng trên môi trường số đều phải được cấp khóa, tương tự như một lần xin phép tác giả.
Phương án bảo vệ bản quyền âm nhạc trong lĩnh vực công nghệ số được đề xuất
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng trong giai đoạn chuyển đổi số, việc các tác phẩm âm nhạc hiện nay đều biến thành các tài sản vô hình, không cầm nắm được đã dẫn đến sự bối rối trong việc quản lý, sắp xếp các tài sản âm nhạc số, khiến nhiều tác phẩm quan trọng mang tầm vóc quốc gia cũng bị nhầm lẫn. Chính vì vậy, Việt Nam nên thành lập Cổng Âm Nhạc Số Quốc Gia giúp quản lý, quảng bá các tác phẩm âm nhạc một cách đồng bộ.
Trong kỷ nguyên số và sự bùng nổ của các nền tảng trực tuyến, việc bắt kịp và ứng dụng những công nghệ số đang trở thành xu hướng. Nếu tận dụng được những thế mạnh về công nghệ sẽ giúp các nghệ sĩ có nhiều cơ hội cho ra đời những sản phẩm âm nhạc chất lượng và đến gần hơn với công chúng. Tuy nhiên, để có môi trường số phát triển lành mạnh, quyền tác giả cũng cần được tôn trọng và bảo vệ.
Chỉ khi có sự hợp tác thiện trí giữa các tổ chức cá nhân, ban ngành liên quan và công chúng yêu nghệ thuật, vấn đạn vi phạm bản quyền tác giả, nhất là bản quyền trên môi trường số mới từng bước được ngăn chặn đẩy lùi các phần tạo môi trường văn minh lành mạnh cho hoạt động nghệ thuật.
Trong khuôn khổ diễn ra sự kiện mang tầm cỡ quốc tế “Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023” với mục tiêu khai trương Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (NIC cơ sở Hòa Lạc) và giới thiệu, trưng bày, trình diễn các hạng mục công nghệ liên quan đến các lĩnh vực trong cuộc sống, quy tụ hàng trăm doanh nghiệp công nghệ hàng đầu trong nước và quốc tế, cùng sự tham gia của nhiều chủ thể hệ sinh thái: các cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu – trường đại học, mạng lưới chuyên gia – trí thức, quỹ đầu tư, các tổ chức tư vấn, hỗ trợ đổi mới sáng tạo.
Hơn 40.000 lượt người tham gia trực tiếp các hoạt động của Triển lãm, trong đó có hơn 2.000 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan Trung ương, địa phương; các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ lớn; các viện nghiên cứu, trường đại học; các tổ chức hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước.
Lãnh đạo Thủ Đô chụp ảnh lưu niệm tại diễn đàn lãnh đạo đổi mới sáng tạo 2023
Thứ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ông Trần Duy Đông tham quan gian hàng của Thủ Đô
Booths trưng bày sản phẩm của Thủ Đô MultiMedia
Thủ Đô vinh dự là một trong hơn 300 gian hàng công nghệ cao được trưng bày, trình diễn giải pháp: sigma OTT, sigma DRM (bảo vệ bản quyền nội dung số) và sigma DAI/SSAI(chèn quảng cáo vào luồng Live).Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Thủ Đô Multimedia là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cung cấp trọn bộ hệ sinh thái giải pháp sigma OTT để xây dựng, phát triển và kinh doanh ứng dụng trong lĩnh vực OTT với hơn 8 giải pháp tổng thể trong đó có 2 giải pháp mũi nhọn là Sigma Multi DRM và Sigma SSAI, giải pháp đã xuất sắc vượt qua những kiểm định quốc tế gắt gao nhất, đảm bảo về chất lượng, tính chính xác và khả năng ứng dụng thực tế tốt nhất cho khách hàng.
Booths trưng bày sản phẩm của Thủ Đô MultiMedia tại NIC
Trong 5 ngày diễn ra Triển lãm, sẽ có các hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm, công nghệ mới thuộc các lĩnh vực trọng tâm của NIC, gồm: nhà máy thông minh, đô thị thông minh, truyền thông số, công nghệ môi trường, an ninh mạng, công nghiệp bán dẫn, Hydrogen và y tế. Đồng thời, bên lề Triển lãm sẽ diễn ra nhiều hoạt động như các hội thảo quốc tế về ngành công nghiệp bán dẫn, năng lượng hydrogen, công nghiệp game; Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (VVS); Ngày hội STEAM; Chương trình Better Choice…
Booths trưng bày sản phẩm của Thủ Đô MultiMedia tại NIC
Sản phẩm của Thủ Đô xuất hiện tại diễn đàn lãnh đạo đổi mới sáng tạo 2023
Bảo vệ bản quyền nội dung số – sigma DRM của Thủ Đô Multimedia
Trung tâm bản quyền nội dung số Việt Nam cho biết từ tháng 8-2022 đến tháng 8-2023 cơ quan chức năng đã chặn gần 1.000 web bóng đá lậu, trong đó Xôi Lạc TV đã bị chặn nhiều lần nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại lậu, vì đâu?
Tọa đàm “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc – điện ảnh – truyền hình số” do Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA) phối hợp cùng Thủ Đô Multimedia tổ chức ngày 26-9, các đại biểu đã nhiều lần nhắc tới trường hợp web bóng đá lậu Xôi Lạc TV như một ví dụ điển hình cho thấy công cuộc chống vi phạm bản quyền trên môi trường số hiện nay quá gian nan, chưa đạt được như kỳ vọng.
Chặn tên miền web lậu: chặn cái này mọc ngay cái khác sau vài phút
Tại buổi họp báo mới đây của Bộ Thông tin và Truyền thông, đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết trong năm 2023 cục này cùng Cục An toàn thông tin đã chặn tổng cộng 162 trang web vi phạm.
Nếu tính cả các trang web thay đổi tên miền thì rất nhiều, lên tới gần nghìn trang. Tuy nhiên, việc xử lý các đối tượng này vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của cơ quan quản lý.
Bởi lẽ, ngay khi bị chặn tên miền, các kênh này liền đổi địa chỉ IP, đổi tên miền nhanh chóng, chỉ mất 5 – 10 phút.
Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử dẫn ví dụ web lậu vi phạm bản quyền trắng trợn nhất là Xôi Lạc TV, với 20 tên miền khác nhau. Khi cơ quan chức năng chặn tên miền này thì rất nhanh sau đó lại có tên miền mới xuất hiện thay thế.
Bằng cách này, Xôi Lạc TV vẫn tồn tại suốt gần 5 năm qua.
Tại tọa đàm về chống vi phạm bản quyền trên môi trường số ngày 26-9, bà Phạm Thanh Thủy – phụ trách chống vi phạm bản quyền của truyền hình số vệ tinh K+ – cho biết doanh nghiệp nàykhông thể đề nghị xử lý hành chính được, cũng không thể khởi kiện dân sự. Hiện tại thì chỉ mới có giải pháp chặn tên miền chưa hiệu quả.
“Chúng tôi cứ chiến đấu, cứ chặn, có domain mới chúng tôi lại chặn và chúng tôi trông chờ vào sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước”, bà Thủy nói.
Cũng tại tọa đàm, Trung tâm bản quyền nội dung số Việt Nam (VDCC – thuộc Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử) cho biết để giải pháp chặn tên miền đạt hiệu quả tốt hơn, sắp tới cơ quan chức năng sẽ thiết lập cơ chế chặn linh hoạt – chặn đuổi các tên miền mới phát sinh sau khi bị chặn.
Ngoài ra sẽ phát triển công cụ chặn tự động để các bên sử dụng nhằm giảm thiểu thời gian và nhân lực; cũng như áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp khác nhau để chặn truy cập.
Riêng với trường hợp Xôi Lạc TV, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết cục này đang phối hợp với cơ quan công an và các doanh nghiệp để kiên quyết đấu tranh. Sắp tới việc xử lý sẽ không chỉ dừng ở xử lý vi phạm hành chính mà phải có những mức xử lý cao hơn.
Hy vọng ở AI?
Tọa đàm đã được lắng nghe nhiều ý kiến về thực trạng vi phạm bản quyền nội dung số nói chung, cũng như trong ngành âm nhạc, điện ảnh và truyền hình số nói riêng.
Các đại biểu từ doanh nghiệp lẫn cơ quan chức năng đều chia sẻ những khó khăn trong việc ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến bản quyền. Các giải pháp từ hành chính như chặn tên miền, đến kiện ra tòa đều hoặc chưa hiệu quả hoặc rất vất vả.
Đại diện Thủ Đô Multimedia cho rằng trong khi các giải pháp hành chính, kiện ra tòa chưa mang lại hiệu quả cao thì các doanh nghiệp nên chủ động phòng chống vi phạm bản quyền bằng các giải pháp kỹ thuật.
Đơn vị này đã chia sẻ giải pháp Sigma Multi-DRM tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) trong bảo vệ bản quyền (tên thương mại Sigma Active Observer – SAO) giúp các nhà sở hữu nội dung, các nền tảng phát hành nội dung trực tuyến có thể bảo vệ được bản quyền các sản phẩm nội dung trên Internet.
Bên cạnh những ưu điểm, cuộc cách mạng số hóa trong lĩnh vực truyền hình đã và đang mang đến những thách thức chưa từng có trong việc bảo mật và bảo vệ bản quyền nội dung, yêu cầu ra đời các giải pháp mới để bảo vệ nội dung khỏi hàng loạt các rủi ro về xâm hại bản quyền.
Ngày 26/9/ 2023 với chủ đề “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc – điện ảnh – truyền hình số”, do Hội truyền thông số Việt Nam (VDCA) phối hợp với Thủ Đô Multimedia đồng tổ chức nhằm tìm ra giải pháp mới cho những vấn đề nhức nhối trên. Chia sẻ sau hội thảo, báo điên tử VTC cũng có bài viết:
Trong bối cảnh phân phối nội dung kỹ thuật số đang diễn ra cực kỳ sôi động, sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng truyền hình OTT (Over-The-Top) và các nhà phát hành phim trực tuyến đã đưa người dùng tới một thời kỳ tiêu thụ nội dung giải trí hoàn toàn mới mẻ.
Sự thuận tiện trong việc truy cập phim, chương trình truyền hình và sự kiện âm nhạc trực tiếp trên các thiết bị đã làm biến đổi cách khán giả tương tác với nội dung. Tuy nhiên, cuộc cách mạng số hóa này cũng mang đến những thách thức chưa từng có trong việc bảo mật và bảo vệ bản quyền nội dung, yêu cầu ra đời các giải pháp mới để bảo vệ nội dung khỏi hàng loạt các rủi ro về xâm hại bản quyền.
Các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT như TV360, FPT Play, và các hãng phát hành phim trực tuyến như Netflix, Hulu, và Hotstar đã trở thành những nhân tố quan trọng trong hệ sinh thái giải trí Internet khi đáp ứng nhu cầu nội dung không giới hạn. Vì vậy, việc đảm bảo tính toàn vẹn và độc quyền cho các nội dung phát hành đã trở thành một vấn đề quan trọng và là bài toán mà các nhà sở hữu và phát hành nội dung ngày càng coi trọng.
Mặc dù các biện pháp chặn tên miền cũng đã bắt đầu được thực thi tại Việt nam; các giải pháp quản lý quyền kỹ thuật số (DRM) như Widevine, FairPlay và PlayReady đã được triển khai để ngăn chặn truy cập và phân phối trái phép, nhưng các giải pháp bảo vệ bản quyền hiện tại vẫn chưa đủ sức bảo vệ và cần một phương pháp đa chiều để giải quyết các rủi ro đang hiện hữu.
Đặc biệt, vấn đề mà các nhà cung cấp nội dung đối mặt trong lỗ hổng DRM trước hết là việc lợi dụng sự giả mạo gói tin để đánh lừa máy chủ ủy quyền (License Server) và qua mặt việc xác thực cấp quyền lấy nội dung cho các tài khoản không đủ tin cậy.
Bên cạnh những lỗ hổng của DRM, các nhà cung cấp truyền hình OTT và các hãng phát hành trực tuyến phải đối mặt với một loạt các rủi ro khác đòi hỏi các giải pháp bảo vệ bản quyền toàn diện như: Vấn đề dùng thiết bị quay màn hình để phát lại hay vấn đề khai thác các Mạng riêng ảo (VPN) để né tránh hạn chế địa lý, cho phép truy cập nội dung từ quốc gia này phân phối nội dung trái phép tại một quốc gia khác.
Tại tọa đàm “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc – điện ảnh – truyền hình số” do Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA) phối hợp cùng Thủ Đô Multimedia tổ chức, các đại diện tham dự đã chia sẻ thông tin về thực trạng vi phạm bản quyền nội dung số nói chung, cũng như ngành âm nhạc, điện ảnh và truyền hình số nói riêng, đồng thời thảo luận các khó khăn trong việc áp dụng các giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến bản quyền.
Thủ Đô Multimedia đã chia sẻ giải pháp Sigma Multi-DRM tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) trong bảo vệ bản quyền (tên thương mại Sigma Active Observer – SAO) giúp các nhà sở hữu nội dung, các nền tảng phát hành nội dung trực tuyến có thể bảo vệ được bản quyền các sản phẩm nội dung trên Internet.
Ứng dụng AI trong bảo vệ bản quyền nội dung số: Lá chắn mới toàn diện hơn
Nhằm đối phó với những mối đe dọa đa dạng này, Sigma Multi-DRM giới thiệu một biện pháp bảo vệ đột phá – Sigma Active Observer (SAO). Đây là giải pháp đổi mới vượt xa các hạn chế của các giải pháp DRM truyền thống, cung cấp một cơ chế phòng thủ linh hoạt và tích cực, chủ động phát hiện và thông báo các nguy cơ vi phạm bản quyền.
“Trái tim” của Sigma Multi-DRM là SAO, một bộ công cụ phần mềm mạnh mẽ định nghĩa lại việc bảo mật nội dung. SAO không chỉ đơn thuần là một lớp bảo mật của Sigma Multi-DRM mà còn quan sát hoạt động giám sát mọi khía cạnh của phân phối nội dung và phát trực tuyến. Sử dụng thuật toán Trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến, SAO tiến xa hơn trong việc phát hiện và rà soát mọi hoạt động trao đổi dữ liệu trong quá trình phân phối nội dung trên Internet, cụ thể:
Phát hiện mối đe dọa đa chiều bảo vệ bản quyền nội dung số:
SAO sử dụng thuật toán do AI thúc đẩy để xác định các biểu hiện bất thường và các mối đe dọa tiềm năng tại mọi bước, bao gồm việc phát hiện việc vi phạm phân phối xuyên biên giới và giả mạo gói tin.
Phát hiện và loại bỏ VPN trong nội dung :
SAO sở hữu khả năng độc đáo để xác định việc sử dụng VPN và tiêu diệt các nỗ lực khai thác việc truy cập nội dung qua các khu vực khác nhau. Biện pháp tích cực này tăng cường hạn chế địa lý và cắt giảm việc truy cập thâm dụng nội dung trái phép xuyên biên giới.
Kháng lại giả mạo gói tin:
Thuật toán AI mạnh mẽ của SAO nhận ra các dấu hiệu của giả mạo gói tin và sự can thiệp thông qua hook vào các dịch vụ, đẩy lùi các nỗ lực đánh lừa máy chủ ủy quyền (License server).
Phân tích hành vi người dùng:
SAO đi sâu vào mẫu hành vi người dùng, tức thời xác định các hoạt động đáng ngờ và bảo vệ khỏi sự can thiệp. Với các yêu cầu truy cập có các thông tin không khớp, ví dụ yêu cầu truy cập trên TV tại Hà Nội nhưng lại có các thông tin người dùng tại tỉnh khác thì các truy cập này sẽ bị rà soát.
Thông tin thời gian thực:
Tính chất dựa trên AI của SAO đảm bảo việc thu thập thông tin và phản hồi thời gian thực, cho phép các nhà điều hành đối mặt nhanh chóng với các mối đe dọa.
Với các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT và các nhà phát hành phim, nhạc trực tuyến, việc đón nhận Sigma Multi-DRM với tích hợp SAO tạo thành một chiến lược bảo vệ toàn diện. Bằng cách áp dụng giải pháp năng động này, các nhà cung cấp nội dung có thể giải quyết được những nguy cơ quan trọng như: Bảo vệ khỏi mối đe dọa đa chiều; Bảo vệ các nội dung độc quyền; Nâng cao uy tín thương hiệu; Tối ưu doanh thu; Sự chủ động trong bảo mật.
Với môi trường phân phối nội dung ngày càng rộng lớn và vấn đề vi phạm bản quyền nội dung số ngày càng phức tạp, đối mặt với các mối đe dọa kỹ thuật số đa dạng là vấn đề sẽ tồn tại trong môi trường kỹ thuật số. Sigma Multi-DRM với việc tích hợp SAO mang lại một giải pháp năng động và toàn diện, không chỉ giữ vững sự an toàn của nội dung mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp truyền thông kỹ thuật số.
Bằng cách chọn Sigma Multi-DRM với SAO, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT và các nhà phát hành phim trực tuyến đang thể hiện tầm nhìn dài hạn và cam kết với chất lượng và an ninh nội dung trong tương lai kỹ thuật số.
Vấn đề bảo vệ bản quyền nội dung, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay đang gặp rất nhiều thách thức. Trong khi đó, việc xử lý vi phạm có một số bất cập, biện pháp ngăn chặn chưa thống nhất. Ngày 26/9/2023, tại Hà Nội, Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA) phối hợp cùng Thủ Đô Multimedia tổ chức Tọa đàm “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc – điện ảnh – truyền hình số”.
Thông tin về hội thảo, báo điện tử vov.vn đã có bài đăng:
Cuộc cách mạng số hóa trong lĩnh vực truyền hình, âm nhạc, điện ảnh đã và đang mang đến những thách thức chưa từng có trong việc bảo mật và bảo vệ bản quyền nội dung.
Phát biểu tại tọa đàm “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc – điện ảnh – truyền hình số” diễn ra ngày 26/9, ông Vũ Kiêm Văn, Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hội truyền thông số Việt Nam (VDCA) cho biết, vấn đề bảo vệ bản quyền nội dung, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay đang gặp rất nhiều thách thức.
Lỗ hổng của bảo vệ bản quyền số
Trong bối cảnh phân phối nội dung kỹ thuật số đang diễn ra cực kỳ sôi động, sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng truyền hình OTT (Over-The-Top) và các nhà phát hành phim trực tuyến đã đưa người dùng tới một thời kỳ tiêu thụ nội dung giải trí hoàn toàn mới mẻ. Sự thuận tiện trong việc truy cập phim, chương trình truyền hình và sự kiện âm nhạc trực tiếp trên các thiết bị đã làm biến đổi cách khán giả tương tác với nội dung.
Các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT tại Việt Nam và các hãng phát hành phim trực tuyến như Netflix, Hulu, và Hotstar đã trở thành những nhân tố quan trọng trong hệ sinh thái giải trí Internet khi đáp ứng nhu cầu nội dung không giới hạn. Vì vậy, việc đảm bảo tính toàn vẹn và độc quyền cho các nội dung phát hành đã trở thành một vấn đề quan trọng và là bài toán mà các nhà sở hữu và phát hành nội dung ngày càng coi trọng.
“Tuy nhiên, cuộc cách mạng số hóa này cũng mang đến những thách thức chưa từng có trong việc bảo mật và bảo vệ bản quyền nội dung, yêu cầu ra đời các giải pháp mới để bảo vệ nội dung khỏi hàng loạt các rủi ro về xâm hại bản quyền”, ông Văn bày tỏ.
Theo ông Phạm Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm bản quyền Nội dung số, Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), việc ngăn chặn vi phạm bản quyền được cơ quan chức năng nỗ lực xử lý xong vẫn gặp không ít khó khăn.
“Các biện pháp chặn tên miền cũng đã được thực thi tại Việt nam; các giải pháp quản lý quyền kỹ thuật số (DRM) như Widevine, FairPlay và PlayReady đã được triển khai để ngăn chặn truy cập và phân phối trái phép, nhưng các giải pháp bảo vệ bản quyền hiện tại vẫn chưa đủ sức bảo vệ và cần một phương pháp đa chiều để giải quyết các rủi ro đang hiện hữu. Đặc biệt, vấn đề mà các nhà cung cấp nội dung đối mặt trong lỗ hổng DRM trước hết là việc lợi dụng sự giả mạo gói tin để đánh lừa máy chủ ủy quyền (License Server) và qua mặt việc xác thực cấp quyền lấy nội dung cho các tài khoản không đủ tin cậy”, ông Hải cho hay.
Bên cạnh những lỗ hổng của DRM, các nhà cung cấp truyền hình OTT và các hãng phát hành trực tuyến phải đối mặt với một loạt các rủi ro khác đòi hỏi các giải pháp bảo vệ bản quyền toàn diện như: Việc dùng thiết bị quay màn hình để phát lại hay vấn đề khai thác các Mạng riêng ảo (VPN) để né tránh hạn chế địa lý, cho phép truy cập nội dung từ quốc gia này phân phối nội dung trái phép tại một quốc gia khác…
Ứng dụng công nghệ tạo “lá chắn” trong bảo vệ bản quyền
Theo các chuyên gia, với môi trường phân phối nội dung ngày càng rộng lớn và vấn đề vi phạm bản quyền nội dung số ngày càng phức tạp, đối mặt với các mối đe dọa kỹ thuật số đa dạng là vấn đề sẽ tồn tại trong môi trường kỹ thuật số, bên cạnh những chính sách điều hành, quản lý, yếu tố công nghệ cũng sẽ đóng vai trò rất quan trọng.
Một trong những giải pháp công nghệ được giới chuyên gia đánh giá là tạo ra “lá chắn” toàn diện hơn trong việc bảo vệ bản quyền nội dung số là ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Đây được xem là giải pháp đổi mới vượt xa các hạn chế của các giải pháp truyền thống, cung cấp một cơ chế phòng thủ linh hoạt và tích cực, chủ động phát hiện và thông báo các nguy cơ vi phạm bản quyền.
Các thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến có thể phát hiện và rà soát mọi hoạt động trao đổi dữ liệu trong quá trình phân phối nội dung trên internet. Giải pháp này đã được các tập đoàn sáng tạo nội dung số lớn trên thế giới triển khai, trong đó có YouTube với hệ thống ContentID biến hãng này thành một “cỗ máy” kiếm tiền hàng đầu trong ngành công nghiệp sáng tạo.
Tọa đàm “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc – điện ảnh – truyền hình số” do Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA) phối hợp cùng Thủ Đô Multimedia tổ chức vào ngày 26/9/2023 đã tạo nền cho các cuộc thảo luận về những khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi xâm phạm bản quyền. Buổi tọa đàm cũng đã chia sẻ một số giải pháp nhằm giúp các nhà sở hữu nội dung và các nền tảng phát hành nội dung trực tuyến có thể hiệu quả trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của sản phẩm nội dung trên Internet.
Ngay sau buổi tọa đàm, báo điện tử tỉnh Lâm Đồng cũng có bài đăng nhấn mạnh đến tính cấp thiết của đề tài này:
Cuộc cách mạng số đang mang đến những thách thức chưa từng có trong việc bảo mật và bảo vệ bản quyền nội dung, yêu cầu các giải pháp mới để bảo vệ nội dung khỏi hàng loạt các rủi ro về xâm hại bản quyền.
Ngày 26/9, Liên minh Sáng tạo nội dung số (NDS) Việt Nam (DCCA) phối hợp với công ty Thủ Đô Multimedia đã tổ chức Tọa đàm “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc – điện ảnh – truyền hình số”.
Tọa đàm đã chia sẻ thông tin về thực trạng vi phạm bản quyền (VPBQ) NDS nói chung, cũng như ngành âm nhạc, điện ảnh và truyền hình số nói riêng, đồng thời thảo luận các khó khăn trong việc áp dụng các giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến bản quyền.
Tọa đàm đã chia sẻ thông tin về thực trạng vi phạm bản quyền NDS nói chung, cũng như ngành âm nhạc, điện ảnh và truyền hình số nói riêng
Gần 1.000 website bóng đá lậu đã bị chặn trong 1 năm
Trong bối cảnh phân phối nội dung số đang diễn ra cực kỳ sôi động, sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng truyền hình OTT (Over-The-Top) và các nhà phát hành phim trực tuyến đã đưa người dùng tới một thời kỳ tiêu thụ nội dung giải trí hoàn toàn mới mẻ. Sự thuận tiện trong việc truy cập phim, chương trình truyền hình và sự kiện âm nhạc trực tiếp trên các thiết bị đã làm thay đổi cách khán giả tương tác với nội dung.
Tuy nhiên, cuộc cách mạng số này cũng mang đến những thách thức chưa từng có trong việc bảo mật và bảo vệ bản quyền nội dung, yêu cầu ra đời các giải pháp mới để bảo vệ nội dung khỏi hàng loạt các rủi ro về xâm hại bản quyền.
Ông Phạm Hoàng Hải, Giám đốc trung tâm Bản quyền NDS, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), cho biết hiện nay tình trạng VPBQ diễn ra hết sức phức tạp.
Theo thông tin được ông Hải đưa ra tại tọa đàm, thống kê số liệu của SimilarWeb cho thấy có 70 website lậu trong đó 5 website lậu hàng đầu có hơn 1,5 tỷ lượt view trong mùa bóng đá năm 2022/2023, 7,7 triệu người dùng.
Đối với web phim lậu, có hơn 200 website chiếu phim lậu thu hút khoảng 120 triệu lượt xem/tháng, trong đó top 10 website phim lậu có hơn 66 triệu lượt xem/tháng. Đặc điểm của những website lậu này là sử dụng tên miền quốc tế và dịch vụ ẩn giấu thông tin; các website lậu hoạt động công khai, trình chiếu tất cả các nội dung từ thể thao đến phim, và thay đổi tên miền liên tục khi bị chặn. Các trang web thường có quảng cáo độc hại, cá độ.
Nhiều biện pháp bảo vệ bản quyền NDS đã được thực thi, từ giải pháp kỹ thuật như chặn tên miền hay giải pháp hành chính như xử phạt. Ông Phạm Hoàng Hải cho biết trong thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 8/2023, gần 1.000 website bóng đá lậu đã bị chặn. Sau khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn truy cập vào các website lậu, số lượng các đường link VPBQ đã giảm 7% (theo thống kê của Ngoại Hạng Anh); Lượt truy cập của các trang web bị chặn giảm 98% (Theo Ngoại Hạng Anh và SimilarWeb); 23% người dùng Internet Việt Nam trả lời sẽ không truy cập web lậu hoặc ít truy cập do tác động của việc chặn truy cập.
Ông Vũ Kiêm Văn, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA), cho biết nhiều tổ chức xã hội nghề nghiệp, nhiều doanh nghiệp (DN) về khai thác và bảo vệ bản quyền đã ra đời, tập trung vào các lĩnh vực như phim ảnh, âm nhạc, game…, tạo thành một lực lượng ngày càng đông đảo, cùng chung tay góp sức trong công cuộc bảo vệ bản quyền số. Sau một thời gian truyền thông, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức, ý thức bảo vệ bản quyền của cộng đồng DN Việt Nam đã nâng cao.
Nhiều đơn vị đã chú ý hơn đến công tác bảo vệ bản quyền tác giả, đầu tư cho công tác phát triển. Nhiều đơn vị đã cung cấp những giải pháp công nghệ hỗ trợ hoạt động bảo vệ bản quyền.
Những lỗ hổng của các giải pháp bảo vệ bản quyền số
Tuy vậy, các biện pháp đang áp dụng vẫn tồn tại những bất cập. Chẳng hạn như, biện pháp và hành động, thời gian chặn chưa thống nhất giữa các ISP, có ISP chặn ngay lập tức nhưng có ISP chặn sau 3 ngày làm việc hoặc lâu hơn. Các biện pháp chặn cũng chưa linh hoạt để đối phó với tên miền mới.
Luật sư Phạm Thu Thủy, phụ trách chống VPBQ K+, cho biết một trận đấu ngoại hạng Anh được chiếu trên kênh K+ và các đơn vị đồng phân phối của K+, nhưng trận đấu cũng đồng thời được chiếu trên các website và ứng dụng lậu.
Bà Thủy đã công bố một con số “khá giật mình”, khi theo thống kê, tỷ lệ VPBQ tại Việt Nam đứng thứ ba trong khu vực với 15,5 triệu lượt người thường xuyên truy cập vào các website lậu.
“Đối với các DN, sở hữu bản quyền nội dung, chỉ cần 10% trong số 15,5 triệu người xem lậu đó chuyển đổi thành thuê bao hợp pháp, các DN đã có thể dùng khoản tiền đó để tái đầu tư vào các sản phẩm, nội dung có giá trị hơn, tốt hơn hoặc mua những sản phẩm, nội dung thể thao, bộ phim đặc sắc. Và từ việc có kinh phí để mua nội dung tốt, thì cũng có thể tạo ra việc làm trong ngành công nghiệp sáng tạo. Nghĩa là, rất nhiều dịch vụ được đi theo, nếu chúng ta bảo vệ bản quyền tốt”, Luật sư Phạm Thu Thủy nói.
Việt Nam đứng thứ ba trong khu vực với 15,5 triệu lượt người thường xuyên truy cập vào các website lậu
Các giải pháp quản lý quyền kỹ thuật số (DRM) như Widevine, FairPlay và PlayReady đã được triển khai để ngăn chặn truy cập và phân phối trái phép, nhưng các giải pháp bảo vệ bản quyền hiện tại vẫn chưa đủ sức bảo vệ và cần một phương pháp đa chiều để giải quyết các rủi ro đang hiện hữu. Đặc biệt, vấn đề mà các nhà cung cấp nội dung đối mặt trong lỗ hổng DRM là đánh lừa máy chủ ủy quyền (license server) và qua mặt việc xác thực cấp quyền lấy nội dung cho các tài khoản không đủ tin cậy.
Bên cạnh những lỗ hổng của DRM, các nhà cung cấp truyền hình OTT và các hãng phát hành trực tuyến còn phải đối mặt với một loạt các rủi ro khác như vấn nạn dùng thiết bị quay màn hình để phát lại hay khai thác các mạng riêng ảo (VPN) để né tránh hạn chế địa lý, cho phép truy cập nội dung từ quốc gia này phân phối nội dung trái phép tại một quốc gia khác…
Ứng dụng AI để bảo vệ bản quyền số toàn diện hơn
Trước vấn nạn VPBQ NDS, ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng giám đốc Thủ Đô Multimedia đã chia sẻ giải pháp Sigma Multi-DRM tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) trong bảo vệ bản quyền, giải pháp có tên thương mại là Sigma Active Observer – (SAO), giúp các nhà sở hữu nội dung, các nền tảng phát hành nội dung trực tuyến có thể bảo vệ bản quyền các sản phẩm nội dung trên Internet.
Đây là giải pháp đổi mới vượt xa hạn chế của các giải pháp DRM truyền thống, cung cấp một cơ chế phòng thủ linh hoạt và tích cực, chủ động phát hiện và thông báo các nguy cơ VPBQ.
“Trái tim” của Sigma Multi-DRM là SAO, một bộ công cụ phần mềm mạnh mẽ định nghĩa lại việc bảo mật nội dung. SAO không chỉ đơn thuần là một lớp bảo mật của Sigma Multi-DRM mà còn quan sát hoạt động giám sát mọi khía cạnh phân phối nội dung và phát trực tuyến. Sử dụng thuật toán AI tiên tiến, SAO tiến xa hơn trong việc phát hiện và rà soát mọi hoạt động trao đổi dữ liệu trong quá trình phân phối nội dung trên Internet.
Ông Nguyễn Ngọc Hân chia sẻ về giải pháp Sigma Active Observer – (SAO) tích hợp AI trong bảo vệ bản quyền số.
Theo giới thiệu của ông Nguyễn Ngọc Hân, SAO là một bộ giải pháp bảo vệ toàn diện, với các tính năng như:
Phát hiện mối đe dọa đa chiều: SAO sử dụng thuật toán do AI thúc đẩy để xác định các biểu hiện bất thường và các mối đe dọa tiềm năng tại mọi bước, bao gồm việc phát hiện việc vi phạm phân phối xuyên biên giới.
Phát hiện và loại bỏ VPN: SAO có thể xác định việc sử dụng VPN và tiêu diệt các nỗ lực khai thác việc truy cập nội dung qua các khu vực khác nhau. Biện pháp tích cực này loại bỏ các hạn chế về địa lý và cắt giảm việc truy cập thâm dụng nội dung trái phép xuyên biên giới.
Kháng lại giả mạo thông tin: Thuật toán AI của SAO nhận ra các dấu hiệu giả mạo thông tin, đẩy lùi các nỗ lực đánh lừa máy chủ ủy quyền (license server).
Phân tích hành vi người dùng: SAO đi sâu vào mẫu hành vi người dùng, xác định các hoạt động đáng ngờ và ngăn chặn can thiệp. Với các yêu cầu truy cập có các thông tin không khớp, ví dụ yêu cầu truy cập tại Hà Nội nhưng lại có các thông tin người dùng tại tỉnh khác thì các truy cập này sẽ bị rà soát,…
Thông tin thời gian thực: Công nghệ AI của SAO đảm bảo việc thu thập thông tin và phản hồi thời gian thực, cho phép các nhà điều hành đối mặt nhanh chóng với các mối đe dọa.
Bằng cách áp dụng giải pháp SAO, các nhà cung cấp nội dung có thể bảo vệ các nội dung độc quyền, nâng cao uy tín thương hiệu, tối ưu doanh thu cũng như chủ động trong các vấn đề về bảo mật, bởi vì SAO không chỉ bảo vệ, mà còn quan sát và cảnh báo trước những mối đe dọa, mang lại sự chủ động cho các nhà cung cấp nội dung./.
Phản hồi gần đây