Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn được gọi là Công nghiệp 4.0 đã đổi mới sâu rộng toàn bộ hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, xã hội. Trong xu thế chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ, lĩnh vực âm nhạc trên toàn thế giới cũng được thụ hưởng tiện ích vô cùng to lớn từ cuộc cách mạng này. Bắt đầu chỉ từ phương thức truyền thống nhất, đó là cầm đàn lên và biểu diễn. Âm nhạc dần truyền hóa thành các bản thu có thể được nghe đi nghe lại nhiều lần bằng máy hát.
Ứng dụng công nghệ số trong âm nhạc hiện nay

Ứng dụng công nghệ số trong âm nhạc hiện nay

Sau đó trải qua nhiều định dạng vật lý khác nhau, cho đến nay là nhạc số. Bên cạnh đó, những người làm nhạc cũng theo kịp xu hướng, đó là ứng dụng công nghệ để giúp quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ trở nên hiệu quả hơn. Về phía người yêu nhạc, những tiến bộ công nghệ giúp họ tiếp cận âm nhạc dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều lần. Việc ứng dụng các công nghệ trong lĩnh vực âm nhạc dự báo còn nhiều tiềm năng và sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Tuy nhiên đối mặt với đó cũng là không ít những thách thức.

Ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực âm nhạc

Việc ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực âm nhạc không chỉ là sự quan tâm của rất nhiều ca, nhạc sĩ trẻ hiện may. Bên cạnh đó, là những vấn đề về bản quyền, về chống sao chép. Dưới đây là một số chia sẻ của những chuyên gia, ca nhạc sĩ đã và đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số.

Anh Phạm Minh Thành Ca, nhạc sĩ ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực âm nhạc

Vốn được đào tạo chính quy để trở thành kỹ sư công nghệ thông tin, đã từng công tác tại nhiều tập đoàn lớn trong nước về công nghệ, nhưng anh Phạm Minh Thành lại có một niềm đam mê sâu sắc với âm nhạc. Có lẽ bởi thế nên Phạm Minh Thành là một trong những ca, nhạc sĩ trẻ có những khám phá tiên phong trong việc sử dụng công nghệ trong âm nhạc, đặc biệt là những xu hướng công nghệ rất nổi bật trong thời gian gần đây như trí tuệ nhân tạo ChatGPT.Theo anh Thành cho biết, trí tuệ nhân tạo đang phát triển một cách rất là bùng nổ. Tất cả các khâu trong phần sản xuất âm nhạc đều có thể sử dụng những phần hỗ trợ từ AI. Ví dụ như bước đầu tiên chúng ta cần ý tưởng, chúng ta có thể hỏi ChatGPT là “Tôi cần ý tưởng về vấn đề này, tôi cần ý tưởng về vấn đề kia”. ChatGPT hoàn toàn có thể gợi ý cho chúng ta những ý tưởng phù hợp nhất. Và tiếp theo là đến những phần về làm nhạc nền, làm phối khí và tiếp theo là Mastering cho sản phẩm. Tất cả mọi thứ đều có sự hỗ trợ của AI.”.
Ca, nhạc sĩ Phạm Minh Thành và ứng dụng công nghệ số trong sáng tác âm nhạc

Ca, nhạc sĩ Phạm Minh Thành và ứng dụng công nghệ số trong sáng tác âm nhạc

Cũng theo anh Thành chia sẻ: “Có rất nhiều người bạn của mình đã hoạt động trong nghệ thuật rất là lâu, có rất nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, so sánh một cái bản mixing cá nhân và một cái bản mixing sử dụng AI thì họ phải nói là “Wow, bây giờ AI phát triển quá tốt”. Và nếu chúng ta biết cách sử dụng AI một cách hợp lý thì có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng của sản phẩm.Anh Phạm Minh Thành chia sẻ: “Chúng ta thấy rằng bây giờ một cái sản phẩm viral có thể mang lại doanh thu cho nghệ sĩ đến hàng tỷ đồng nó là một cái tài sản rất là quý giá trên nền tảng online. Nếu mà chúng ta biết khai thác, nếu mà chúng ta biết sử dụng nó thì hoàn toàn có thể mang lại một cái nguồn doanh thu rất là lớn. Do đó mình mong rằng Việt Nam sắp tới sẽ có một cái hệ thống bảo vệ bản quyền một cách thống nhất và thành một cái quy chuẩn để tất cả mọi người đều sử dụng nó.

Những chia sẻ của ông Nguyễn Ngọc Hân về việc Ứng dụng công nghệ số

Ông Nguyễn Ngọc Hân – Tổng Giám đốc Công ty Thủ Đô Multimedia cho biết: “Chúng ta cũng sẽ thấy rằng trong quá trình sản xuất âm nhạc, cũng như là quá trình sáng tác ra một tác phẩm. Ngày xưa chúng ta dùng bút, chúng ta viết lên, sau đó chúng ta có thể đọc lại tác phẩm đó.Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, đã hỗ trợ được các nhạc sĩ rất nhiều. Tôi đánh giá rằng đây sẽ là những công cụ hỗ trợ cho các nhạc sĩ có thể sáng tác tác phẩm nhanh hơn, sáng tác ra những tác phẩm có yếu tố mới hơn.
Ông Nguyễn Ngọc Hân - Tổng giám đốc Thủ Đô Multimedia chia sẻ

Ông Nguyễn Ngọc Hân – Tổng giám đốc Thủ Đô Multimedia chia sẻ

Ông Hân cũng cho biết thêm: “Chúng ta cần phải có một hệ thống để bảo vệ những tài sản quý của chúng ta, để tránh việc chúng ta sử dụng sai mục đích hoặc là chúng ta lạm dụng những quyền ở trong đó. Tôi giả sử như nhạc sĩ Giáng Son, bài “Giấc mơ chưa” là của nhạc sĩ Giáng Son, thậm chí nhạc sĩ Giáng Son bỏ tiền ra để mà làm ra cái bài hát đó, nhưng mà cuối cùng khi mà phát hành ở trên mạng thì nhạc sĩ đó cũng không có được cái quyền của mình. Nó đã bị một người khác nhận vơ rồi”.Theo ông Hân: “Cổng Âm Nhạc Số Quốc Gia khi Thủ Đô đề xuất ra thì sẽ có 5 cái mục đích.
  • Thứ nhất là giúp cho Việt Nam của chúng ta có thể đánh dấu, định danh được toàn bộ các tác phẩm âm nhạc.
  • Cái vấn đề thứ hai là Cổng Âm Nhạc Số Quốc Gia sẽ là cầu nối của các ca sĩ, các nhạc sĩ, các nhà phát hành kết nối với những hệ thống phân phối âm nhạc trong và ngoài nước.
  • Cổng Âm Nhạc Số Quốc Gia sẽ còn là một cái chợ để giúp cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng nhạc thì có thể thực hiện mua bán nhạc.
  • Nhờ có Cổng Âm Nhạc Số Quốc Gia thì nó sẽ tạo ra được một cái môi trường về đối soát những số lần sử dụng các tác phẩm một cách minh bạch. Và điều nữa rất là quan trọng đó là nhờ Cổng Âm Nhạc Số Quốc Gia thì chúng ta có thể có được dữ liệu rất là cập nhật.

Bà Đặng Thị Hồng Nhung chia sẻ về Ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực âm nhạc

Bà Đặng Thị Hồng Nhung – Giám đốc điều hành Công ty bản quyền âm nhạc trực tuyến MCM chia sẻ: “Như các bạn đã biết là hiện nay thì với công nghệ 4G và điện thoại thông minh thì đã đưa ngành Internet của chúng ta ngày càng phát triển. Hiện nay thì chúng ta không rất ít dùng hình thức nghe nhạc bằng tải USB hoặc là nghe đĩa, mà phần lớn là chúng ta sẽ nghe nhạc bằng hình thức streaming, đó là nhạc online.Với danh số ước tính của năm 2020, rơi vào khoảng độ 50 triệu đô về ngành giải trí, trong đó riêng âm nhạc sẽ chiếm đâu đấy khoảng 70%. Về phần thị trường âm nhạc này, theo tôi thì hiện tại tiếm năng rất là lớn. Điều này cũng minh chứng cho là trong những năm gần đây, khi các bạn nghe nhạc thì thường thấy là một số nền tảng nhạc quốc tế đã phát triển khá tốt vào thị trường Việt Nam. Ví dụ như Spotify, Apple Music hay là Google, thì khi các nền tảng phát triển đó cũng là tạo cơ hội cho những nhà phát hành âm nhạc để họ cũng có cơ hội tự lan tỏa nhạc của mình hơn trên môi trình Internet.
Bà Đặng Thị Hồng Nhung – Giám đốc điều hành Công ty bản quyền âm nhạc trực tuyến MCM

Bà Đặng Thị Hồng Nhung – Giám đốc điều hành Công ty bản quyền âm nhạc trực tuyến MCM chia sẻ

Cũng theo bà Nhung cho biết: “Đặc biệt một số cá nhân họ biết được phần công nghệ mà chúng ta hay dùng được họ lạm dụng, họ đách luật ý. Thì thường trong giới cộng đồng này có một cộng đồng gọi là dân reup nhạc.Thì đó là những dân họ đang gây ra tình trạng vi phạm bản quyền là nhiều nhất.”Bà Nhung nhấn mạnh thêm: “Khi mà tác phẩm phát hành ra thì các nghệ sĩ cũng cần biết được rõ ràng là tác phẩm của họ sẽ được phát hành ở đâu và đơn vị nó phát hành. Nó xuất phát từ tất cả các nhu cầu, muốn sự minh đạch cho tác giả. Vì vậy mà hệ sinh thái bản quyền MCM của chúng tôi đã ra đời. Sau hơn một năm hoạt động, hệ sinh thái của chúng tôi đã thu hút khoảng độ 70 nghệ sĩ tham gia ửu quyền để bảo vệ bản quyền.Trong đấy thì có khoảng độ hơn 1.000 tác phẩm. Song song đấy thì có khoảng độ 20.000 tác phẩm của các đơn vị tổ chức họ ủng hộ cho chúng tôi. Thì trước khi mà một tác phẩm phát hành ra thì thường là chúng tôi sẽ sử dụng cái công nghệ là Auto-Vector Mark và chúng ta đánh dấu tác phẩm. Đánh dấu tác phẩm ở đây là chúng ta sẽ đánh dấu để chúng ta chứng minh được tác phẩm của chúng ta trước khi phát hành. Và công nghệ thứ hai là công ty định gọi là DMI là công nghệ mà chúng ta sẽ chống sao chép tác phẩm và truy soát nguồn gốc.”

Ứng dụng công nghệ trọng lĩnh vực âm nhạc – Stream như thế nào?

Âm nhạc là nghệ thuật dùng âm thanh để diễn tả cảm xúc của người nghệ sĩ. Trong mỗi tác phẩm, vai trò sáng tạo chủ đạo vẫn sẽ thuộc về người nghệ sĩ để cho ra đời những sản phẩm âm nhạc chất lượng. Tuy nhiên, nếu biết vận dụng một cách hợp lý các ứng dụng công nghệ như AI, ChatGPT, Blockchain thì chúng sẽ trở thành phương tiện hữu ích giúp rút ngắn thời gian, tăng trải nghiệm, hiệu xuất cho nghệ sĩ trong công việc của mình.Việc bùng nổ của những xu hướng công nghệ số không chỉ hỗ trợ quá trình sáng tạo của các ca sĩ, nhạc sĩ mà còn thay đổi cách thức nghe nhạc của khán giả hiện nay. Nếu như trước đây, người nghe sẽ nghe nhạc bằng những định dạng ghi âm vật lý, thì giờ đây, nhiều người chủ yếu nghe nhạc trực tuyến với định dạng số hóa trên các nền tảng phát trực tiếp nội dung, hay còn gọi là stream.
Ứng dụng công nghệ trọng lĩnh vực âm nhạc - Stream

Ứng dụng công nghệ trọng lĩnh vực âm nhạc – Stream

Hiện stream nhạc là một công nghệ phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực âm nhạc, cho phép người nghe có thể nghe nhạc một cách tiện lợi và linh hoạt. Với các dịch vụ stream nhạc phổ biến như: Spotify, Apple Music, Amazon Music, T-Dan và YouTube Music. Đặc biệt nổi trội của các nền tảng stream nhạc là tính linh hoạt và tiện lợi cho người dùng. Người dùng có thể nghe nhạc trực tuyến từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet, bao gồm cả điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính. Người dùng cũng có thể truy cập vào các bài hát, album và playlist mới nhất của các nghệ sĩ yêu thích của mình một cách dễ dàng.Trong bối cảnh Internet và công nghệ số phát triển mạnh mẽ, không thể phủ nhận việc ứng dụng các công nghệ trong lĩnh vực âm nhạc đã và đang phát triển mạnh mẽ và mang lại những tiện ích vô cùng to lớn. Tuy nhiên cùng với đó là vấn nạn vi phạm bản quyền nói chung và vi phạm bản quyền âm nhạc nói riêng trên môi trường số. Không ít tổ chức cá nhân nhập nhèm về bản quyền, đánh tráo khái niệm bản quyền, quyền bản ghi đối với tác phẩm âm nhạc. Một số đối tượng còn lợi dụng sự thật thà, cả tin, ít am hiểu công nghệ, thiếu cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật của một số nghệ sĩ để đưa ra điều khoản bất lợi cho nghệ sĩ, chiếm quyền kiểm soát của tác giả trên nền tảng số.Nhiều doanh nghiệp còn tạo ra một hệ sinh thái trên môi trường mạng với các trang fanpage, trang nghe nhạc trực tuyến, thường xuyên đăng tải các video âm nhạc sân khấu từ nhiều nguồn khác nhau, rồi đóng dấu bản quyền, đã thu hút hàng triệu người đăng ký, theo dõi. Dễ thấy sau đó là các khoản lợi nhuận hấp dẫn từ quảng cáo, chưa kể có trang buộc người xem phải đăng ký thành viên, nộp phí mới có quyền đăng nhập. Điều đó không chỉ trực tiếp làm tổn hại đến các cá nhân của các nghệ sĩ, mà còn khiến thị trường âm nhạc trở nên mất kiểm soát.

Đề xuất của chuyên gia cho việc ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực âm nhạc

Âm nhạc không chỉ là đứa con tinh thần, là chất xám của các nhạc sĩ, mà còn là mồ hôi, công sức, là sự trải nghiệm lâu dài để viết ra được một bài hát. Việc quản lý tốt bản quyền sẽ dần hình thành văn hóa sử dụng âm nhạc có bản quyền. Chỉ khi đó các tác giả mới nhận được sự tôn trọng. Điều đó cũng mang lại sự khích lệ tinh thần cho những người sáng tác âm nhạc. Do đó cần phải có những nền tảng, giải pháp công nghệ hỗ trợ các nghệ sĩ. Để từ đó, mỗi lần một tác phẩm được sử dụng trên môi trường số đều phải được cấp khóa, tương tự như một lần xin phép tác giả.
Phương án bảo vệ bản quyền âm nhạc trong lĩnh vực công nghệ số được đề xuất

Phương án bảo vệ bản quyền âm nhạc trong lĩnh vực công nghệ số được đề xuất

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng trong giai đoạn chuyển đổi số, việc các tác phẩm âm nhạc hiện nay đều biến thành các tài sản vô hình, không cầm nắm được đã dẫn đến sự bối rối trong việc quản lý, sắp xếp các tài sản âm nhạc số, khiến nhiều tác phẩm quan trọng mang tầm vóc quốc gia cũng bị nhầm lẫn. Chính vì vậy, Việt Nam nên thành lập Cổng Âm Nhạc Số Quốc Gia giúp quản lý, quảng bá các tác phẩm âm nhạc một cách đồng bộ.Trong kỷ nguyên số và sự bùng nổ của các nền tảng trực tuyến, việc bắt kịp và ứng dụng những công nghệ số đang trở thành xu hướng. Nếu tận dụng được những thế mạnh về công nghệ sẽ giúp các nghệ sĩ có nhiều cơ hội cho ra đời những sản phẩm âm nhạc chất lượng và đến gần hơn với công chúng. Tuy nhiên, để có môi trường số phát triển lành mạnh, quyền tác giả cũng cần được tôn trọng và bảo vệ.Chỉ khi có sự hợp tác thiện trí giữa các tổ chức cá nhân, ban ngành liên quan và công chúng yêu nghệ thuật, vấn đạn vi phạm bản quyền tác giả, nhất là bản quyền trên môi trường số mới từng bước được ngăn chặn đẩy lùi các phần tạo môi trường văn minh lành mạnh cho hoạt động nghệ thuật.