Đầu năm 2008, tôi nghỉ việc ở một doanh nghiệp nhà nước và nhận thấy cơ hội phát triển trong lĩnh vực dịch vụ giá trị gia tăng cho ngành viễn thông là rất cao. Cùng với các đồng sáng lập, chúng tôi lập ra Thủ Đô Multimedia để tập trung vào mảng này.
Nhiều người nghĩ công ty truyền thông là làm dịch vụ liên quan tổ chức sự kiện nhưng chúng tôi nghĩ khác. Chúng tôi làm ra sản phẩm online trên di động như là trò chơi và ứng dụng, và mỗi sản phẩm đó sẽ có nhiều người dùng và lượng khách hàng của mỗi sản phẩm dịch vụ của chúng tôi chính là 1 kênh truyền thông để chúng tôi phát triển các dịch vụ tiếp theo.
Nhìn lại 11 năm qua, anh chia giai đoạn phát triển của công ty ra sao? Anh thấy giai đoạn nào là quan trọng nhất?
Tôi chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu khi công ty bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực giá trị gia tăng cho di động. Vào thời điểm hầu hết các công ty phát triển dịch vụ gia tăng qua tin nhắn SMS và đầu số thì Thủ Đô Multimedia chọn hướng đi cung cấp dịch vụ gia tăng trên Ứng dụng và Game cho điện thoại di động. Chúng tôi gọi đó là các dịch vụ Advance VAT (giá trị gia tăng tiến bộ). Nhờ vậy, người dùng không phải soạn tin nhắn hay nhớ cú pháp nhắn tin mỗi lần sử dụng dịch vụ, và thời gian đó Thủ Đô Multimedia là một trong số ít các doanh nghiệp có thành công lớn với cách đi này.
Giai đoạn 2, chúng tôi dừng các dịch vụ Advance VAT dù đang tăng trưởng về người dùng và doanh số để chuyển hướng hoàn toàn sang nghiên cứu, phát triển giải pháp cho lĩnh vực truyền hình OTT và IPTV.
Khi đang làm cái cũ, đủ tốt, đủ thân quen, phải bỏ nó đi sang làm cái mới đầy rẫy khó khăn, thậm chí ảnh hưởng tới doanh thu khiến nhiều thành viên băn khoăn có, phản đối có. Tuy nhiên, trải qua đến giờ, chúng tôi tự hào khi trở thành doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có thể phát triển toàn bộ giải pháp cho 1 đài truyền hình Internet, đầy đủ các ứng dụng trên tất cả các loại thiết bị: Mobile, Web, Smart box và Smart TV.
Thậm chí, chúng tôi đã đạt những thành tựu mang tầm thế giới khi giải pháp Sigma Multi-DRM được Cartesian kiểm định và công nhận là doanh nghiệp thứ 20 toàn cầu có phát minh trong lĩnh vực bảo vệ bản quyền nội dung số. Đặc biệt, trong lĩnh vực bảo vệ nội dung số cho ngành truyền hình chỉ có 10 cái tên, trong đó có Thủ Đô Multimedia của Việt Nam.
Giai đoạn 3 từ đầu 2020, chúng tôi nghiên cứu những ứng dụng của blockchain. Chúng tôi nhận thấy blockchain là xu thế khách quan và tất yếu trong công nghệ. Những người làm công nghệ chúng tôi hiểu rằng chỉ 10 năm nữa, blockchain sẽ đóng vai trò quan trọng như Internet như hiện nay. Nếu 10 năm tới mà ai không biết tới blockchain thì họ cũng sẽ lạc hậu như những người chưa từng biết tới Internet hôm nay.
Blockchain sẽ là xu thế tất yếu. Thủ Đô Multimedia chuyển mình sang nghiên cứu ứng dụng và điểm hay của công nghệ mới này vào những sản phẩm giải pháp mà chúng tôi đang có. Hiện tại, chúng tôi đã tài trợ phát triển các sản phẩm ứng dụng blockchain, chẳng hạn như game Bemil ứng dụng blockchain được nhà phát hành Serbia cho ra mắt thị trường quốc tế từ tháng 7 vừa qua. Khác các game đang có trên thị trường, Bemil với phương thức play-to-earn được người dùng nước ngoài đón nhận rất tốt.
Được thiết kế để hướng tới người chơi thực sự, giúp họ vừa giải trí vừa có thể kiếm tiền thông qua xây dựng, làm nhiệm vụ hay đánh chiếm thuộc địa…. Đối với nhiều quốc gia, chẳng hạn như Philippines, số tiền mà một người chơi kiếm được mỗi ngày vào khoảng 1 USD là đủ tiền lo lương thực cho cả gia đình.
Anh nghĩ sao khi gọi sự phát triển sản phẩm của Thủ Đô Multimedia thời gian qua là sự tiến hóa? Công cuộc này đặt ra những đòi hỏi gì với đội ngũ nhân sự của công ty, nhất là khi 100% sản phẩm đều là Make in Việt Nam, đều do người Việt Nam tạo ra?
Tôi không nghĩ đó là sự tiến hóa. Thủ Đô Multimedia mới có lịch sử hơn 10 năm, hầu hết các trụ cột từng gắn bó ngày đầu đến nay vẫn là nhân sự của công ty. Các bạn đều rất trẻ. Nói trên một phương diện nào đó, tôi cũng giống các bạn 9x thôi, bởi năm 2008 tôi cũng mới bắt đầu dừng chương trình đang học ở nước ngoài và đi làm như các bạn.
Về mặt tinh thần, tôi nghĩ rằng chúng tôi còn khá trẻ. Khi nhìn vào một công ty 9x, bạn sẽ thấy nó thực sự rất trẻ. Trong ngành công nghệ, con người chúng tôi đã quen với sự thích ứng nhanh bởi công nghệ phát triển quá nhanh. Chúng tôi buộc phải quen với điều đó để trưởng thành và tiếp tục tồn tại.
Trước tôi, các anh thế hệ 7x cũng xây dựng rất nhiều các công ty dịch vụ giá trị gia tăng đầu số và tin nhắn, lúc rực rỡ nhất thị trường có khoảng 500 doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến bây giờ, các công ty đó hầu hết đã biến mất khỏi thị trường Việt Nam hoặc không tìm ra được cái mới để tiếp tục phát triển. Nhiều doanh nghiệp cố gắng bắt theo cái mới nhưng phần gốc là kiến thức và kinh nghiệm đã gắn liền với dịch vụ nhắn tin, đầu số rất sâu, rất nặng nên bước chuyển mình sang mảng mới trở nên khó khăn.
Chúng tôi thì khác. Chúng tôi luôn thấy sản phẩm phải thay đổi nhanh và liên tục. Ngoài nội sinh, yêu cầu thay đổi cũng tới từ các đối tác bên ngoài như Apple, Facebook, Google… buộc chúng tôi phải thay đổi, thích nghi nếu không muốn bị loại khỏi cuộc chơi.
Anh đánh giá ra sao về năng lực của đội ngũ kỹ sư IT người Việt nói chung và của Thủ Đô Multimedia nói riêng? Điểm mạnh nhất của họ là gì?
Có thể nói rằng phần lớn kỹ sư IT Việt đều xuất thân từ các miền quê. Họ đem được sự chịu thương chịu khó, vất vả của cuộc sống từng trải qua ra thành phố, rồi vào công ty. Điểm đầu tiên họ chịu thương chịu khó để có thể phát triển. Khi các bạn chọn ngành IT, các bạn có thêm ưu điểm là đầu óc logic rõ ràng.
Về ưu điểm của kỹ sư Việt, so sánh với các kỹ sư trên thế giới, kỹ sư Việt nổi bật ở sự thông minh, khéo léo khi thực hiện công việc. Chẳng hạn như với cùng một phần mềm xử lý tín hiệu truyền hình, sản phẩm của nước ngoài cần tới 2,5 giây tính từ lúc tín hiệu vào tới ra. Với giải pháp Sigma Transcode của chúng tôi, thời gian chỉ là 0,5 giây. Việc xử lý video, hình ảnh, giải pháp Transcode nước ngoài yêu cầu server có card đồ họa đắt tiền, hiệu suất cao. Tuy nhiên với sản phẩm của Thủ Đô, chúng tôi sử dụng cả GPU và CPU để xử lý. Giải pháp của chúng tôi có thể xử lý linh hoạt hơn rất nhiều và giá thành cũng giảm đi nhiều nhờ phần cứng linh hoạt.
Ngoài ra, tôi thấy các kỹ sư IT ở Thủ Đô luôn có sự tự trọng cao. Các bạn ấy luôn nghĩ rằng thế giới làm được thì Việt Nam có thể làm được, thậm chí làm tốt hơn, bằng sức lực và trí lực của mình.
Ở chiều ngược lại, anh nghĩ các bạn trẻ hài lòng nhất điều gì trong môi trường làm việc ở Thủ Đô Multimedia?
Chúng tôi là một doanh nghiệp, cũng như các doanh nghiệp IT, chúng tôi hiểu chỉ không làm mới không sai. Khi làm, sai là tất yếu. Chính những cái sai đó là bài học để chúng tôi thành công, trưởng thành ở những bước tiếp theo. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi luôn nỗ lực tạo ra môi trường, tạo động lực và giao quyền, thậm chí giao quyền điều hành để các bạn kỹ sư IT có cơ hội phát triển. Đó chính là điều tạo ra môi trường phù hợp cho các bạn.
Ngay từ buổi đầu thành lập, chúng tôi đã có tiêu chí là trọng dụng nhân tài, coi con người là trung tâm và khao khát thành công để làm chủ ở Việt Nam và tiến ra thị trường thế giới. Đến hôm nay, điều này vẫn còn nguyên giá trị.
Những năm gần đây, giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số Sigma DRM của công ty khá nổi tiếng khi liên tiếp giành được nhiều giải thưởng danh tiếng. Anh có thể chia sẻ chi tiết hơn về sản phẩm này được không?
Thủ Đô Multimedia là doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam có thể làm chủ toàn bộ giải pháp liên quan tới cung cấp giải pháp cho một đài truyền hình kỹ thuật số. Mỗi một giải pháp, từng phần đều có khó khăn riêng nhưng “trái tim” của nó là làm sao để sở hữu được những sáng chế, giải pháp trong lĩnh vực bảo vệ bản quyền.
Vì sao lại vậy? Bây giờ hàng hóa kỹ thuật số, nội dung số trở nên càng ngày càng có giá trị. Facebook là doanh nghiệp cả trăm tỷ USD nhưng tất cả giá trị đều nằm ở nội dung số. Nếu không bảo vệ được tài sản số thì nền kinh tế số không phát triển được.
Đơn giản như truyền hình, nhiều đơn vị không bảo vệ được bản quyền bị cắt sóng, bồi thường hợp đồng ngay cả khi đã thanh toán đủ tiền. Chính vì thế, chúng tôi suy nghĩ và đặt ra quyết tâm tạo được sản phẩm có thể giải quyết được vấn đề bản quyền. Khi làm ra, chúng tôi thấy toàn cầu chỉ có 20 doanh nghiệp làm được điều ấy, chủ yếu là doanh nghiệp lớn như IBM, Adobe, Apple, Microsoft…. Được đứng vào hàng ngũ đó chính là câu trả lời cho khả năng của sản phẩm.
Là người sáng lập và dẫn dắt Thủ Đô Multimedia trở thành doanh nghiệp đầu tiên ghi tên Việt Nam trong Top 20 giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số toàn cầu, điều gì khiến anh tự hào nhất ở “đứa con tinh thần” của mình?
Tôi thấy nó trút được cho mình gánh nặng. Như bạn đã biết, chúng tôi đã bỏ tất cả để theo đuổi lĩnh vực này. Dù biết là rất khó nhưng các bạn trẻ, đội ngũ kỹ sư IT người Việt ở Thủ Đô Multimedia đã làm được. Đó là điều khiến tôi được an ủi chứ chưa dám nói là tự hào.
Làm sản phẩm bảo vệ bản quyền thì điều gì là khó nhất?
Cái khó khăn lớn nhất của các công ty làm bảo mật, bảo vệ bản quyền nói chung là không có trường lớp nào đào tạo cho lĩnh vực này. Thứ hai, các tài liệu hướng dẫn làm cũng gần như không có. Khi làm lĩnh vực bảo mật, nó gắn chặt với từng thiết bị.
Ví dụ như với TV, khi làm bảo mật, phải hiểu rõ nó có bao nhiêu cổng ra, làm sao để hiểu đặc tính vật lý phần cứng nhằm chống việc ghi ra HDMI, hiểu rõ hệ điều hành đó hoạt động như thế nào. Có những thay đổi ở lõi hệ điều hành có thể tác động tới bảo mật. Các hãng không chia sẻ hệ điều hành hoạt động như thế nào. Đó là bí mật. Nên muốn làm được phải hiểu rõ về nó, tự nghiên cứu và tìm hiểu.
Khi phát triển xong sản phẩm, phải đem đi kiểm định. Các đơn vị sở hữu nội dung, dựa vào phần kiểm định đó, sẽ tiếp tục kiểm nghiệm một lần nữa. Ngoài ra, lĩnh vực này khá hẹp và có sự thống trị của các “ông lớn” nên sản phẩm cần có sự ưu việt để thu hút được khách hàng.
Tuy nhiên, ở đây cũng có những thuận lợi. Dù nói ra hay không thì các quốc gia, khi chuyển đổi số, đều phải có giải pháp bảo mật của riêng mình cho môi trường số. Với điều kiện mạng như hiện nay của Việt Nam, việc sử dụng một giải pháp trong nước sẽ tránh được những rủi ro khi cáp quang quốc tế có vấn đề chẳng hạn.
Kế hoạch tiếp theo của Thủ Đô Multimedia trong lĩnh vực truyền hình nói chung là gì?
Đầu tiên, chúng tôi sẽ hướng đến cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, vì đây là thị trường chúng tôi có lợi thế nhất rồi sẽ tiếp cận thị trường nước ngoài từ gần tới xa. Năm 2022, chúng tôi sẽ có khách hàng đầu tiên ở Đông Nam Á, sau đó hướng tới tiếp cận thị trường châu Á.
Hiện nay, chúng tôi đã có doanh nghiệp nước ngoài sử dụng giải pháp của mình, chẳng hạn như Jungo TV của Mỹ. Hay mới gần đây nhất chúng tôi cũng kết hợp với Akamai để bán được giải pháp truyền hình cho Bộ Nội Vụ Campuchia.
Được biết Thủ Đô Multimedia đang ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Công nghệ này có ưu điểm gì so với các giải pháp hiện có? Anh kỳ vọng ra sao về tương lai của nó?
Với Internet, thế giới chúng ta phẳng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, khi Internet ra đời, nhiều ngành phát triển nhưng cũng có nhiều ngành điêu đứng bởi sự xâm phạm bản quyền trên môi trường số. Ví dụ ngành âm nhạc, khi Internet ra đời, nó là cơ hội để phát hành rộng rãi tới công chúng toàn cầu. Trước đây, chúng ta muốn nghe một bản nhạc thì phải mua đĩa, thậm chí phải đợi nhiều tháng trời để đĩa chuyển từ nước ngoài về. Tuy nhiên, Internet phát triển giúp bạn có thể thưởng thức âm nhạc mọi lúc, mọi nơi. Ban đầu, Internet khiến cả thế giới số nổ tung.
Tuy nhiên, nó giống như tán cây phát triển quá nhanh nhưng gốc rễ không theo kịp, dẫn tới bị tổn thương. Mỗi lần các tác phẩm của các nhạc sĩ, các nghệ sĩ được sử dụng, công lao của họ cho sản phẩm không được ghi nhận, thù lao không được trả. Họ không được xin phép, không được trả công, dẫn tới việc họ thiếu đi những động lực trong quá trình sáng tạo, phát triển sản phẩm.
Chỉ cần xin phép thôi, chưa nói chuyện trả tiền, tôi nghĩ các nhạc sĩ cũng có động lực lớn để tạo ra tác phẩm. Tuy nhiên, điều đấy cũng không có. Thậm chí, nhiều nhạc sĩ chia sẻ rằng họ vừa tổ chức show trị giá vài tỉ đồng, còn chưa kịp chào bán, đã bị mất trên môi trường số.
Thế giới số khiến nhiều người bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, blockchain ra đời sẽ giúp những ngành đó, cụ thể là nội dung số, được sống lại. Nếu ứng dụng blockchain kết hợp với DRM, mỗi lần sử dụng, hệ thống sẽ ghi nhận và lưu lại sự dịch chuỗi đó. Khi lượt sử dụng được ghi nhận, tác giả sẽ nhận lại từ niềm động viên cho tới lợi ích kinh tế mà họ đáng được hưởng.
Anh kỳ vọng hệ thống bảo vệ bản quyền âm nhạc sẽ làm thay đổi ra sao với ngành công nghiệp âm nhạc trực tuyến Việt Nam?
Khi Việt Nam hội nhập với thế giới trong lĩnh vực Internet, ngành âm nhạc, việc ghi nhận tác quyền cho mảng biểu diễn đã được thực hiện khá tốt. Khi một tác phẩm âm nhạc được dùng trong biểu diễn, có những trung tâm giúp nhạc sĩ ghi nhận được bản quyền. Tuy vậy, ở trong phần đó, nó có một điểm mà chúng ta không thể phủ nhận đó là chưa hoàn toàn minh bạch. Ví dụ, tôi thu được một lượng tiền cho đêm diễn nhưng mỗi nhạc sĩ không biết họ được thụ hưởng bao nhiêu phần trăm trong số đó.
Với sản phẩm bảo vệ bản quyền cho lĩnh vực âm nhạc trên Internet, các nhạc sĩ hãy ủy quyền để chúng tôi bảo vệ bản quyền bằng giải pháp Sigma DRM mà chúng tôi xây dựng. Mỗi lần sử dụng, hệ thống bảo vệ bản quyền sẽ ghi nhận, cấp chìa khóa giải mã và ghi nhận bài hát được sử dụng 1 lần. Thông qua đó thì minh bạch số lần sử dụng, minh bạch được các thanh toán tác quyền cho tác giả trong mỗi lần sử dụng.
Ví dụ, hãng sử dụng nội dung trả 100 triệu tiền tác quyền. Dựa trên số lượt sử dụng và số bài hát được sử dụng, chúng tôi sẽ đếm chính xác lượt dùng và chia doanh thu một cách rõ ràng thông qua đơn vị cơ sở là lượt dùng.
Trước Tết âm lịch năm nay, giải pháp bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến của Thủ Đô Multimedia sẽ được ra mắt. Chúng tôi mong mỏi góp phần bảo vệ tác quyền trong lĩnh vực âm nhạc trực tuyến, trả lại sự công bằng cho các nhạc sĩ.
Trong tương lai, anh định hướng Thủ Đô Multimedia trở thành một doanh nghiệp như thế nào?
Trong 5 năm tới, tôi nghĩ đó là thời điểm chín muồi của truyền hình tương tác. Như Việt Nam bây giờ, chúng ta chưa có khái niệm truyền hình tương tác. Khi người dùng xem truyền hình, họ chưa có cơ hội tương tác với nhà đài. Với công nghệ mà Thủ Đô Multimedia đang phát triển, năm 2022, chúng tôi sẽ ra mắt công nghệ truyền hình tương tác trong lĩnh vực OTT.
Nó có thể giúp người dùng tương tác trực tiếp với nội dung đang chiếu hay tương tác với nhà đài. Nó giống như lịch sử viễn thông, từ các dịch vụ cơ bản (gần như chiếm 100%) nhưng bây giờ dịch vụ giá trị gia tăng lên ngôi, chiếm 85% tổng doanh thu. Sự ra mắt của truyền hình tương tác là dấu ấn đầu tiên, giống 1 cổng để phát triển giá trị gia tăng cho truyền hình. Ở đó, người xem có thể tương tác với các nội dung.
Tôi nghĩ 5 năm tới, lĩnh vực truyền hình tương tác sẽ phát triển và nở rộ như các dịch vụ giá trị gia tăng của ngành viễn thông di động thời gian trước.
Ngoài ra, tôi đoán rằng blockchain được áp dụng vào nhiều lĩnh vực trong đời sống và ngày càng trở nên phổ biến. Ngoài bảo vệ tác quyền, công nghệ này có thể được sử dụng để truy xuất nguồn gốc, ứng dụng của hợp đồng thông minh hay các lĩnh vực tài chính, ngân hàng khác….
Theo thống kê của Newzoo, năm 2021, có gần 3 tỷ người chơi game trên toàn cầu, tăng 5,3% so với năm 2020. Doanh số thị trường game nói chung ước tính đạt 175,8 tỷ USD năm 2021 và dự kiến sẽ tăng lên 218,7 tỷ USD năm 2024, dự đoán một sự bùng nổ của ngành công nghiệp trò chơi. Công nghệ blockchain là chất xúc tác đáng kể cho sự tăng trưởng này.
Hoà cùng vào sự sôi động của thị trường game thế giới, Việt Nam cũng chứng kiến sự nở rộ của các dự án game blockchain “made in Vietnam” thời gian gần đây, thậm chí có những game NFT của người Việt trở thành hiện tượng khi lần đầu tiên đạt doanh thu 1 tỷ USD, giá trị vốn hóa trên thị trường đạt 8,5 tỷ USD.
“Thị trường đang chứng kiến sự chuyển dịch từ game-to-play (game để chơi) sang game-to-earn (chơi để tạo ra thu nhập) một cách dễ dàng hơn. Trong đó, những thành phần là nhà phát hành, người chơi sẽ tạo ra một nền kinh tế thu nhỏ ngày càng sống động”, ông Hân Nguyễn.
Ở thời điểm năm 2009, Thủ Đô Multimedia là một trong những đơn vị tiên phong trong mảng phát triển các giải pháp dịch vụ online trên di động, trong bối cảnh các nhà mạng bắt đầu ra mắt mạng 3G, các dịch vụ giá trị gia tăng còn manh nha, chưa phát triển. Đến năm 2016 được ví như thời kỳ hưng thịnh của game mobile trên smartphone, nhiều nhà phát triển game nước ngoài thâm nhập và chinh phục người dùng nội địa, công ty quyết định dừng mảng game dù đã đạt được nhiều thành tựu, lấn sân sang lĩnh vực giải pháp truyền hình.
Đến năm 2020, Thủ Đô Multimedia quyết định quay lại lĩnh vực vốn là thế mạnh, tham vọng trở thành studio game Việt ứng dụng blockchain khai thác tiềm năng của thị trường được dự báo trăm tỷ USD.
“Ứng dụng blockchain trên cơ sở minh bạch, cũng như tạo ra môi trường trao đổi cho người chơi game thông qua nhà phát hành sẽ trở thành xu thế. Tiềm năng của việc ứng dụng blockchain cho lĩnh vực game, giải trí là rất lớn”, vị CEO nhận định.
Mới đây, vào tháng 7, game NFT Bemil do Thủ Đô Multimedia bảo trợ phát triển dựa trên nền kinh tế P2E (Play to Earn – chơi để tạo ra thu nhập), do một nhà phát hành ở Serbia phân phối tại thị trường nước ngoài cũng đã thu hút sự chú ý của cộng đồng game thủ. Game này đã có 200 nghìn lượt tải trong 6 tháng đầu tiên ra mắt, với 35.000 thành viên trên Telegram, hơn 52.000 người theo dõi trên Twitter, lượng người theo dõi trên Fanpage tăng 200% mỗi tháng.
Bắt đầu tích hợp blockchain vào bảo vệ bản quyền nội dung số là một trong những bước đi chiến lược của Thủ Đô Multimedia. Hiện doanh nghiệp này đang sở hữu toàn bộ giải pháp của một đài truyền hình trên nền tảng Internet, bao gồm cả OTT và IPTV. Năm 2020, Thủ Đô Multimedia từng công bố nghiên cứu và phát triển thành công giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số trên môi trường mạng, bằng cách kết hợp DRM (giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số) và Finger Print Online (giải pháp phát hiện nguồn phát tán nội dung), do các kỹ sư Việt Nam phát triển.
Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số của công ty (mang tên thương mại là Sigma DRM) đã được tổ chức Cartesian kiểm định và chứng nhận đạt tiêu chuẩn bảo mật quốc tế, đưa Thủ Đô Multimedia trở thành 1 trong 6 doanh nghiệp của châu Á đạt được chứng nhận này.
Lãnh đạo công ty cho hay, đội ngũ kỹ sư đang “nâng tầm” giải pháp này bằng việc ứng dụng blockchain, nhằm giải quyết “nỗi đau” lớn nhất trong ngành sáng tạo nội dung là vấn nạn xâm phạm bản quyền.
Với hợp đồng thông minh, blockchain cho phép tạo nên một hệ thống minh bạch, ghi nhận những hoạt động chia sẻ “chất xám” – những tài sản vô hình, từ đó tự động ghi nhận số lượt sử dụng và tính phí các bên liên quan một cách dễ dàng, tránh tình trạng nhà sáng tạo không thể kiểm soát nội dung bị phát tán. Điều này góp phần vào sự văn minh, minh bạch trên môi trường số và thúc đẩy những nhà sáng tạo tiếp tục cống hiến và nhận được thành quả xứng đáng.
Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng đang phát triển nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới Fado Go với ứng dụng blockchain trong tính năng trả Loyalty cho người mua hàng (chương trình dành cho khách hàng thân thiết)… Theo đó, người dùng sẽ được tích luỹ điểm, quy đổi quà tặng… mà không bị giới hạn bởi thời gian, nhà cung cấp, đảm bảo an toàn, bảo mật trên nền tảng blockchain.
“Không chỉ được ứng dụng bởi các nhà phát hành game, giải trí… blockchain hiện đã mở rộng tới những nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm, đơn cử là những thương hiệu lớn như Nike, Cocacola… đều đã ứng dụng blockchain để tăng mối liên kết với người dùng. Trong 10 năm nữa, nếu không biết đến blockchain, cũng giống như bạn đang không biết cách sử dụng Internet vậy”, ông Hân nói, khẳng định sự phát triển tất yếu của công nghệ blockchain.
“Có thể nói Internet đến thời điểm này đã trải qua các thời kỳ từ mạng nội bộ cho đến thời kỳ rực rỡ nhất, sau đó bắt buộc phải xuất hiện cái mới. Là người làm công nghệ, chúng tôi luôn phải đặt câu hỏi bước tiếp theo là gì, có thể blockchain sẽ là thế hệ thứ 3 của Internet”, CEO Thủ Đô Multimedia chia sẻ.
Cũng theo ông Hân, trong “thế giới công nghệ phẳng” như hiện nay, người Việt Nam hoàn toàn có những tố chất cần thiết như sự thông minh, nhanh nhẹn – nền tảng để nắm bắt cơ hội, cung cấp cho thế giới những sản phẩm mang màu sắc Việt Nam khác biệt của mình.
Đó là vào năm 2010, tôi đứng trước một cơ hội bất ngờ. Chính xác lúc đó, tôi kiếm được 20 tỉ VNĐ trong khi giá USD lúc đó chỉ khoảng 17.000 đến 18.000 VNĐ/USD. Tôi nghĩ khoản tiền đó chính là cơ hội rất tốt để có được đòn bẩy kinh tế, nhằm hiện thực hóa những việc muốn làm nhưng còn đang dang dở.
Đây là một câu chuyện rất dài. Việc tôi kiếm được 1 triệu USD vào năm 2010 xuất phát từ lịch sử làm việc trong quá khứ của chính mình. Trước đó, tôi là kỹ sư phụ trách mảng thiết bị di động trong một công ty con của một mạng điện thoại di động CDMA. Tại thời điểm đó, phần lớn các máy điện thoại di động ở Việt Nam và trên toàn cầu đều là các máy được khóa mạng. Máy di động hồi đó khá đắt nhưng chỉ sử dụng được cho một mạng di động đó thôi.
Năm 2006-2007, mạng di động nơi tôi làm việc tiến hành chuyển mạng sang công nghệ GSM. Khi đó, công ty gặp vấn đề là hơn 2 triệu điện thoại CDMA của khách hàng cần phải mở khóa mã thì mới có thể chuyển sang dùng tạm SIM của nhà mạng khác trước khi hồi về mạng mới, nếu không nó sẽ trở thành cục gạch, mà người dùng lại nằm rải rác trên toàn quốc. Bài toán thu hồi máy từ khắp nơi về Hà Nội để mở khóa mã thật sự khiến nhiều người đau đầu.
Việc thu hồi về mở khóa là rất khó khăn, rồi vấn đề quy trình thu hồi và cho khách hàng mượn sử dụng trong thời gian chờ mở khóa. Thêm vào đó, kể cả gom được về, các hãng cũng khó chấp nhận việc mở khóa cho các sản phẩm họ đã bán ra, và nếu có chấp nhận thì việc tạm nhập tái xuất điện thoại cũ về nhà máy để xử lý mở mã và quay trở lại cũng gặp nhiều rào cản. Chi phí cho việc thực hiện rất lớn.
Trong vai trò công ty thành viên của nhà mạng đó, chúng tôi phải tìm cách làm sao để có thể mở khóa các điện thoại đó ngay tại trong nước. Tôi tìm tòi các giải pháp đang có, phát triển riêng phần mềm có thể mở mạng cho các thiết bị CDMA dù chúng gồm nhiều chủng loại khác nhau. Lúc ấy, tôi là người duy nhất đảm trách công việc này và một bạn hỗ trợ các thủ tục giấy tờ.
Bên cạnh công nghệ, tôi phải hình dung ra quy trình phối hợp để làm sao máy thu hồi về nhanh nhất, đổi máy cho khách, đào tạo kiến thức cho các bộ phận trực tiếp như: Tổng đài, cửa hàng để sao cho ít khiếu nại nhất.
Bản thân tôi không nghĩ mình sẽ được gì từ việc này, bởi hồi đó công ty ai cũng bộn bề cho việc chuyển đổi, nhìn ra thứ gì cũng phải chi tiền. Khi trách nhiệm đến tay, mình phải làm việc làm sao để kết quả là tốt nhất, dù thực tế có nhiều ngày phải về rất muộn, về đến nơi đang ăn cơm cũng có điện thoại yêu cầu hỗ trợ. Khi việc unlock quy mô lớn hoàn thành, gói ghém cho xong mọi việc, tôi nghỉ việc ở công ty mà không đòi hỏi bất cứ lợi ích gì cho mình. Tháng 3/2010 tôi và 3 cộng sự thành lập Thủ Đô Multimedia.
Toàn bộ quy trình mở máy cho nhà mạng ấy giúp tôi nắm giữ công nghệ, hiểu cách tổ chức một quy trình thực hiện trên quy mô toàn quốc, nắm bắt các phương thức phối hợp… Ngoài ra, tôi cũng kết nối được với các nhà phân phối điện thoại trên khắp cả nước. Việc tới tận kho, hỗ trợ, đào tạo cho họ giải quyết vấn đề đã giúp tôi có thiện cảm từ họ.
Thủ Đô Multimedia thành lập được 6 tháng, lúc đó thiết bị D-Com 3G để truy cập Internet di động bùng nổ ở Việt Nam, song các nhà mạng đều khóa mã thiết bị. Lúc ấy, có một doanh nghiệp phía Nam ký hợp đồng nhập 1 triệu thiết bị D-Com 3G với một nhà mạng. Tuy nhiên, vì lý do nào đó hợp đồng này đã không được thực hiện.
Điều đó khiến doanh nghiệp này rơi vào thế mắc kẹt. Giống như câu chuyện unlock điện thoại của vài năm trước, việc tạm nhập, tái xuất các thiết bị này gặp một loạt các vấn đề và không khả thi. Tuy nhiên, chính câu chuyện mở mã quy mô lớn cho hơn 2 triệu thiết bị di động của tôi vài năm trước đã khiến họ tìm tới.
Thời điểm đó, một thiết bị D-Com 3G có giá khoảng 800.000 VNĐ, tương đương 1/3 tháng lương cơ bản của người lao động. Với giá thành 15-17 USD/thiết bị, lô hàng đó có giá trị khoảng 15-17 triệu USD. Tôi nhận sẽ unlock cho họ với giá 20.000 VNĐ/chiếc, đó là một mức giá quá hợp lý cho cả hai bên và họ lập tức đồng ý, giao toàn bộ số hàng đó cho tôi và yêu cầu phải mở khóa trong 2 tuần.
Họ giao toàn bộ lượng thiết bị trị giá 15-17 triệu USD cho tôi. Khối lượng thiết bị khổng lồ này đòi hỏi tôi phải thực hiện quy trình để unlock, kiểm tra và đóng gói trở lại mà không gây bất cứ ảnh hưởng nào tới thiết bị. Kinh nghiệm của quá khứ, và sức chịu đựng khi làm việc tập trung ở cường độ cao từ những năm trước đã giúp tôi làm được đơn hàng này suôn sẻ. Nửa tháng sau, mọi việc hoàn tất và doanh nghiệp kịp bán sản phẩm ra thị trường trước khi thiết bị nhập khẩu của đối thủ đổ về.
Cũng phải chia sẻ thế này, khi tôi có 1 triệu USD đầu tiên, nhiều người bạn xung quanh mình cũng đã có khoản tiền ấy. Đó là điều tôi thấy rất may bởi có thể học hỏi được từ các bạn ấy. Nhờ họ, tôi biết với ngần này tiền lên làm như thế nào. Trong các bạn cấp 3 của tôi, những người thành công rất nhiều.
Ngoài ra, tự thấy mình là người yêu công việc, tiền không phải thứ thay đổi được đam mê của tôi. Kết hợp điều đó với môi trường xung quanh, tôi thấy nó là đòn bẩy rất tốt để chi tiền đầu tư vào những công việc mà hiện nay mình cần. Làm trong ngành công nghệ, mua sắm thiết bị không hề rẻ. Từ đó, tôi dùng phần lớn tiền để phát triển Thủ Đô Multimedia.
Lúc tôi kiếm được 1 triệu USD đó, Thủ Đô Multimedia đã phát triển được 6 tháng. Từ những ngày đầu tiên, công ty chỉ có 4 người. Hồi đó, trước khi có tiền, tôi phải làm chính ở 1 công ty khác, buổi chiều và những ngày nghỉ qua Thủ Đô để kiểm soát công việc. Buổi tối các ngày trong tuần, tôi làm thêm ở một công ty khác nữa để có thể có tiền nuôi doanh nghiệp.
Thời gian đầu, chưa có văn phòng, chúng tôi thuê 1 căn phòng ở nhà nghỉ giá 3 triệu/tháng để công việc bắt đầu được nhanh nhất. Sau đó, chúng tôi chuyển văn phòng xuống Giáp Bát bởi nó tiện cung đường sáng đi làm, chiều quay về đó để giải quyết công việc. Sau đó, mình lại đi làm thêm. Hồi đó chưa có kế toán trưởng, mình kiêm nhiệm tất cả, nên mình cũng có thêm nhiều kinh nghiệm.
Khi kiếm được 1 triệu USD, tôi thấy nó thực sự rất tốt. Thời điểm ấy, doanh nghiệp cần rất nhiều tiền bởi ngoài kinh phí để sản xuất sản phẩm, chúng tôi còn cần tiền làm marketing nữa. Nó thực sự giúp tôi trút được gánh nặng trên vai mình.
Song hành cùng doanh thu còn nhỏ của công ty, khoản tiền này có thể giúp mọi người vững tin phát triển. Hồi đó, tôi luôn nói với các bạn rằng: “Nếu có gì xảy ra, tôi đảm bảo mọi thứ sẽ được giữ nguyên trong 3 năm tiếp theo để có thể làm được thứ gì đó mới. Cho đến khi bỏ game đi làm giải pháp truyền hình, tôi cũng nói rằng các bạn cứ vững tin phát triển sản phẩm, tôi có thể đảm bảo 3 năm giữ nguyên lương thưởng, chế độ trong mọi hoàn cảnh”.
Theo tôi, 1 triệu USD đến từ việc tôi quên mình để làm việc. Công việc ấy ngày xưa không ai giao nhưng mình tự làm hết. Không ai bắt buộc mà mình thấy trách nhiệm phải làm và quyết tâm làm đến cùng. Mình làm không tính toán đến thiệt hơn, làm vì nếu công việc ấy mình gánh vào thì bao người bớt khổ và những anh em làm cùng tôi ở nhà mạng ngày xưa, với sự máu lửa ấy, đều đã trưởng thành.
Bây giờ, tôi luôn cố gắng làm sao để tạo ra môi trường làm việc cho các bạn lao động quên mình và thời gian lao động ấy mang lại giá trị cho chính bản thân các bạn. Tôi hay nói với các bạn trong công ty: Thủ Đô Multimedia sẽ không bao giờ bóc lột chính các nhân viên của mình.
Đồng sáng lập, những người trụ cột Thủ Đô Multimedia từ thời gian đầu rất đồng lòng. Mọi người quyết tâm phải làm được sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường, bằng năng lực của người Việt mình. Mọi người đồng lòng chạy theo. Những chính sách rất riêng, rất khác biệt của công ty cũng là động lực giúp giữ các bạn gắn bó với công ty.
Ngoài môi trường làm việc mang tính đặc thù, ngay từ đầu, Thủ Đô Multimedia đã trở thành doanh nghiệp hiếm hoi có kỳ nghỉ đông bên cạnh kỳ nghỉ hè truyền thống. Cứ giữa tới cuối tháng 11, chúng tôi đi nghỉ đông. Một quy định được duy trì suốt từ ngày đầu thành lập là mọi người chỉ được đi một mình, không được đưa gia đình, người yêu đi theo. Chúng tôi muốn có một môi trường mọi người không vướng bận, sống hết mình trong thời gian đó.
Đi nghỉ đông, chúng tôi chọn đi núi. Có điểm hay là vào những ngày cuối tháng 11, cảnh núi rừng rất đẹp, không khí giống với Tết dưới miền xuôi trong 1-2 tháng nữa với hoa đào hoa mai rực nở, với những cảnh chợ phiên đồng bào vùng cao sắm Tết. Ngoài khác biệt, nghỉ đông còn ý nghĩa khác là để người của Thủ Đô Multimedia thấy Tết trước mọi người. Tết thức tỉnh mình trước mọi người thì cũng hình thành suy nghĩ làm sao mà trong công việc, mình cũng “đón Tết” trước mọi người. Không khí đó tạo ra môi trường có điểm khác.
Kỳ nghỉ hè, Thủ Đô Multimedia sẽ mời cán bộ và người thân của họ đi cùng. Với ý nghĩa nghỉ đông là riêng cho mình, nghỉ hè là dành cho tất cả để như một đại gia đình lớn. Có nhiều bố mẹ được con đưa đi nghỉ cùng công ty thì đó cũng là lần đi du lịch đầu tiên trong đời của họ. Khi được đi như thế, các phụ huynh thấy con mình ở trong môi trường như vậy rất yên tâm.
Ở chiều ngược lại, trong lúc khó khăn, con muốn nghỉ, đó có thể là sợi dây để giữ các bạn ở lại môi trường này bởi chính lời khuyên từ các bậc phụ huynh. Phần lớn trụ cột của công ty cách đây 10 năm giờ vẫn ở lại cùng công ty.
Du lịch hè, chúng tôi hướng tới chọn những khu nghỉ 5 sao. Chúng tôi đi nghỉ ở những khu nghỉ 5 sao để các bạn thấy được rằng người trưởng thành sống như thế nào, sống trong môi trường như thế sẽ giúp các bạn có nhiều trải nghiệm để hướng đến khát vọng 5 sao.
Thời điểm đầu, chúng tôi không bị ảnh hưởng gì nhiều, nhưng tháng 8 và tháng 9 năm nay, những tác động bắt đầu lớn khi có nhiều mảng dịch vụ doanh số đang tốt nhưng bỗng dưng bị đình trệ và không có cách nào cứu vãn. Tuy nhiên, ở mặt khác, chúng tôi có nhiều mảng phát triển mạnh và tựu chung lại, tổng doanh thu vẫn tăng.
Dẫu vậy, duy trì hoạt động trong giai đoạn dịch bệnh là điều khó khăn. Khi mọi thứ đình trệ, chúng tôi vẫn phải nỗ lực để đảm bảo không gì bị dừng lại bởi tôi biết, dừng lại là rất khó gượng dậy, rất khó phục hồi. Chúng tôi phải ngồi tính toán lại, dự báo tình hình để quyết định thúc đẩy mảng nào và cắt bỏ mảng nào khi khả năng phục hồi không còn nữa.
Khi giai đoạn khó khăn nhất mà chúng tôi không dừng lại, đến lúc dễ thở hơn, chúng tôi sẽ ở trên ngưỡng phát triển mới.
Nếu để nói về lời khuyên cho các bạn trẻ muốn tạo dựng công việc, sự nghiệp kinh doanh của mình, tôi nghĩ rằng tôi có 3 điều chia sẻ:
Thứ nhất, tôi muốn thay từ “khởi nghiệp” bằng “lập nghiệp”. Khởi là rất đầy đủ, giống như khởi công 1 ngôi nhà, phải có chắc năng lực mới xây. Hãy dùng từ khác để thức tỉnh các bạn trẻ, nên dùng lập nghiệp.
Lập nghiệp là tay trắng bước vào 1 vùng kinh tế mới để tìm cách tồn tại. Ngồi đây hôm nay phải nghĩ mai làm gì để tồn tại. Từ đó, ý nghĩa về mặt sản phẩm sẽ sát thị trường hơn, giúp các bạn luôn luôn phải suy nghĩ để được thị trường chấp nhận. Cùng với đó, tính bay bổng giảm đi dù làm công nghệ không thể thiếu bay bổng. Hãy dùng từ lập nghiệp cho những công cuộc như thế này, từ đó, giúp tâm thế các bạn tốt hơn. Làm hôm nay phải nghĩ tới ngày mai sống bằng gì.
Ngoài ra, khởi nghiệp thì tỷ lệ thành công chỉ một vài phần trăm nhưng lập nghiệp, tỷ lệ thành công phải lên tới 50%. Thay đổi về truyền thông 1 từ thôi, tôi nghĩ hiệu quả sẽ tăng tới 10 lần.
Điều thứ hai, với kinh nghiệm của mình, tôi thấy rằng không phụ thuộc vào lập nghiệp như thế nào nhưng việc lao động quên mình trong những môi trường phù hợp là quan trọng. Có thể thời điểm ấy, vài năm ấy mình không được doanh nghiệp ghi nhận xứng đáng bằng giá trị vật chất nhưng đó là môi trường tốt để tích lũy giá trị bản thân. Nó là giá trị giúp mình trưởng thành, ngay cả khi mình đi doanh nghiệp khác.
Ngoài ra, có 1 môi trường để lao động hết mình, đặc biệt với các bạn trẻ, quan trọng hơn nhiều so với sự sòng phẳng lúc này.
Điều cuối cùng, với vai trò người đi trước, mình thấy các bạn trẻ nhanh hơn thế hệ của mình nhiều. Tuy nhiên, cái các bạn ấy còn thiếu là kinh nghiệm về thị trường và sản phẩm, mà điều này có đủ từ những người đi trước. Trong phần mềm có điểm quan trọng là sự kế thừa. Các bạn trẻ nên tâm niệm điều đó và nên ra ngoài nhiều, giao tiếp nhiều thay vì chỉ ngồi với máy tính.
Từ khởi nghiệp 0 đồng và khát khao kiến tạo những “siêu phẩm” bằng trí tuệ Việt
Thời điểm năm 2002, Việt Nam chưa tự sản xuất được TV. Nhập công nghệ về cũng mất tối thiểu 2 triệu USD. Một chàng kỹ sư trẻ mới vào làm việc tại Hanel đã “cả gan” xung phong một mình viết phần mềm cho TV màu màn hình phẳng, việc chưa ai từng nghĩ người Việt có thể làm được ở thời điểm đó, trong đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu thiết kế chế tạo ti vi mầu màn hình phẳng chất lượng cao”.
Và đến năm 2004, chiếc TV màu lần đầu tiên được sản xuất tự chủ tại Việt Nam do kỹ sư Việt Nam tại HANEL sản xuất cả phần cứng và phần mềm đã ra mắt công chúng. Chàng kỹ sư trẻ gây được ngạc nhiên cho giới điện tử lúc đó là Nguyễn Ngọc Hân: “Giá một chiếc TV, nếu tính chỉ mua phần cứng thì chỉ khoảng 20 USD, còn xuất xưởng thì giá phải gấp 5-10 lần. Cái chính là phải tự chủ được phần mềm và thiết kế phần cứng. Nếu chủ động được việc này trong nước thì giá trị gia tăng khi sản xuất tại Việt Nam tăng lên mấy trăm lần”.
Sang đến năm 2008, khi 3G đã xuất hiện ở Việt Nam nhưng dịch vụ giá trị gia tăng còn tẻ nhạt. Hân cùng 3 đồng sự phát hiện ra mảnh đất mới và lập ra Thủ Đô Multimedia vào ngày 29/3/2009, bắt đầu làm game trên mobile, trở thành đơn vị đầu tiên làm game online trên di động vào thời điểm đó. Các game Tam Quốc, Cờ Thủ, Hạm Đội tăng trưởng nhanh chóng.
Những ngày lập nghiệp thật khó khăn. Để nuôi công ty non trẻ, ban ngày Hân chạy hàng chục km qua đường vành đai 3 đầy bụi cát bắn rát mặt để làm việc, chiều về công ty của mình kiểm tra công việc, sau đó lại sang công ty thứ 3 “cày thêm”. Nhưng đó là thời gian đáng nhớ vì mình đang đi vào một lĩnh vực mới và đó là động lực để thôi thúc mình cần phải làm được một sản phẩm nào đó có dấu ấn. Và quan trọng, tất cả các sản phẩm mình làm ra, đều bằng năng lực và đội ngũ kỹ sư trong nước.
“Lúc mới mở công ty không có văn phòng, để vào việc luôn, 3 sáng lập công ty đã thuê 1 phòng nghỉ ở Phố Vọng với giá 3 triệu đồng/tháng làm trụ sở. Đến tháng tính tiền, họ tính thêm tiền điện hơn 2 triệu. Mất hơn 1 tháng thuê phòng nghỉ làm phòng làm việc, Thủ Đô Multimedia mới thuê được trụ sở mới”, Hân nhớ lại.
Đến “xoa dịu nỗi đau” cho ngành nội dung số
Với việc tiếp cận thị trường giá trị gia tăng bằng Game Online và App trên di động từ rất sớm, Hân cùng đội ngũ của mình đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ trên với công nghệ 3G của ngành viễn thông di động, có nhiều game lọt vào top 3 game quốc tế có trải nghiệm thật như Biliards Online với hơn 40 triệu người dùng toàn cầu, đặc biệt là các nước như Anh và Ấn Độ.
Nhưng đến giai đoạn game nước ngoài xâm nhập mạnh vào Việt Nam, từ năm 2016, khe cửa cho các doanh nghiệp nội địa ngày càng hẹp, Hân cùng đội ngũ Thủ Đô Multimedia đã quyết định bước sang sân chơi khác, dù còn đó những tiếc nuối, hụt hẫng và cả oán thán.
“Thời kỳ này khép lại, chúng tôi tiếc nuối rất nhiều, nhưng cũng có điều được an ủi là mình đã xây dựng được công ty hơn 100 đồng nghiệp, tự mua được trụ sở của mình và là một trong số rất ít các công ty Game Mobile có sản phẩm 100% phát triển bằng đội ngũ kỹ sư nội địa”, Mr. Hân chia sẻ.
Cùng với kinh nghiệm nghiên cứu giải pháp thu hình từ năm 2004, Hân đã bắt đầu nghiên cứu lĩnh vực truyền hình và phát hiện rằng, từ trước đến nay, toàn bộ ngành truyền hình là sân chơi của doanh nghiệp nước ngoài với chi phí thiết bị, công nghệ vô cùng đắt đỏ. Hân quyết định dấn thân vào lĩnh vực này với khát vọng làm chủ công nghệ, dẫn dắt cuộc chơi mới.
Sau 18 tháng lên dự án tổng thể và liệt kê tất cả các giải pháp cần thiết, Hân và đội ngũ kỹ sư của Thủ Đô Multimedia đã phát triển được toàn bộ giải pháp cho một đài phát truyền hình trên môi trường số mang thương hiệu Sigma, từ khâu nhận tín hiệu, xử lý tín hiệu, khóa mã tín hiệu, chèn nội dung tùy biến sau đó phân phối tín hiệu tới đầu nhận.
Đến bây giờ, Thủ Đô Multimedia là doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam phát triển được toàn bộ các giải pháp cho một đài truyền hình trên Internet. Sản phẩm tiết kiệm được hàng chục triệu USD đã nhanh chóng được hàng loạt các đơn vị chào đón, sử dụng như VTVcab, TV360, Gojapan, Nexta… Đặc biệt, công ty cũng đã có hợp đồng triển khai giải pháp nước ngoài đầu tiên với hãng Jungo TV (Mỹ).
Thị trường nội dung số còn phát sinh một vấn nạn làm đau đầu các nhà sản xuất là nạn ăn cắp bản quyền, vi phạm bản quyền. Ước tính, hàng năm các nhà sản xuất nội dung tại Việt Nam thiệt hại khoảng 8.000 tỷ đồng vì bị đánh cắp bản quyền. Nhiều bản quyền truyền hình như giải bóng đá C1 phải dừng phát sóng, thiệt hại hàng chục triệu USD cho nhà đài.
Hân và đồng sự lại bước lên chuyến tàu chiến đấu với vấn nạn ăn cắp bản quyền, phát triển giải pháp bảo vệ bản quyền trên môi trường số. Và với giải pháp Sigma Multi-DRM được Cartesian kiểm định và chứng nhận đạt tiêu chuẩn về bảo mật, Thủ Đô Multimedia trở thành 1 trong 20 doanh nghiệp trên thế giới sở hữu giải pháp bảo vệ bản quyền.
Đặc biệt bảo vệ bản quyền trong lĩnh vực truyền hình chỉ hơn 10 đơn vị toàn cầu có phát minh trong lĩnh vực này. Sigma Multi-DRM như một hàng rào bảo vệ cho doanh nghiệp sản xuất nội dung có doanh thu hàng ngàn tỷ đồng/năm.
giải pháp Sigma Multi-DRM được Cartesian kiểm định và chứng nhận đạt tiêu chuẩn về bảo mật, Thủ Đô Multimedia trở thành 1 trong 20 doanh nghiệp trên thế giới sở hữu giải pháp bảo vệ bản quyền
“Các nhà sáng tạo như là rễ của một cái cây, nếu rễ đó không được bảo vệ, chăm sóc thì cái cây sẽ bị suy yếu và chết dần. Vì vậy, sau thành công ở lĩnh vực truyền hình, Sigma Multi-DRM đang mở rộng sang các lĩnh vực sở hữu bản quyền trên Internet khác như bản quyền âm nhạc, xuất bản sách điện tử, chương trình nghệ thuật… nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho hàng trăm ngàn nhạc sỹ, nhà thơ – nhà văn, nghệ sỹ, ca sỹ… Đồng thời, giúp thị trường hoạt động lành mạnh, minh bạch và phát triển. Quan trọng hơn nữa, giải pháp này dù rất khó và không phổ biến, nhưng năng lực kỹ sư trong nước tại Thủ Đô Multimedia đã làm được và thương mại thành công”, Hân cho biết.
Nối tiếp hành trình, Hân cho biết, đội ngũ kỹ sư của Thủ Đô Multimedia đang hồ hởi chinh phục biển lớn công nghệ trong năm 2022 với mục tiêu thách thức hơn là tiên phong phát triển truyền hình tương tác, mở ra không gian mới, chân trời mới, mỏ vàng mới cho truyền hình.
“Công nghệ truyền hình hiện mới chỉ cung cấp các dịch vụ cơ bản, xu hướng mới là người xem có nhu cầu tương tác với nhà đài trong các chương trình giải trí, cuộc thi… khi xem trực tiếp. Việc này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho truyền hình, mang lại doanh thu cực lớn cho nhà sản xuất. Đây là mảng tiềm năng rất lớn, trên thế giới chưa có doanh nghiệp nào có giải pháp trọn vẹn”, Hân hào hứng cho biết.
Những giải pháp của do các kỹ sư trẻ người Việt xuất hiện trên thị trường không chỉ “xoa dịu nỗi đau” mà còn “nâng bước”, làm “nặng túi” thêm cho các nhà đài, nhà phát triển nội dung số và nhà sáng tạo của Việt Nam. Bước chân tiên phong này sẽ giúp họ thêm sức mạnh cạnh tranh trong bối cảnh các doanh nghiệp xuyên biên giới đang lấn lướt nhà phát triển Việt Nam.
Và bước chân thần tốc vào công nghệ của tương lai
Chưa dừng lại ở đó, Hân và đội ngũ của mình tiếp tục hành trình chinh phục miền đất mới, công nghệ mới của tương lai – Blockchain – web 3.0. Ứng dụng công nghệ Blockchain được Thủ Đô Multimedia ứng dụng vào mảng hợp đồng thông minh trong bảo vệ bản quyền số, giúp chia sẻ nội dung nhanh, thu phí bản quyền khoa học và hiệu quả cao; ứng dụng Blockchain vào ghi nhận điểm thưởng và lịch sử mua hàng cho trang thương mại điện tử xuyên biên giới Fado.vn…
“Ví dụ như nhà văn xuất bản sách điện tử, bán cho 1 độc giả, độc giả đó bán cho vạn người khác thì nhà văn sẽ chỉ bán được 1 lần. Nhưng blockchain sẽ kiểm soát, ghi nhận số lần sử dụng và thu phí bản quyền cho các lần phái sinh tiếp theo. Ứng dụng blockchain sẽ được đưa vào nhiều lĩnh vực khác trong sản xuất, giao thông, y tế, nông nghiệp…”, ông Hân chia sẻ.
Là người tiên phong làm game mobile, từ rất sớm, Hân đã nhận ra xu thế ứng dụng Blockchain trên cơ sở minh bạch và tạo ra được một môi trường trao đổi giữa những người chơi game thông qua nhà phát hành đang bùng nổ, ngày càng mở rộng và không thể cưỡng lại.
“Trong tầm nhìn của tôi, quy mô Blockchain không chỉ áp dụng cho các nhà phát hành game truyền thống mà phát triển ở mọi lĩnh vực cuộc sống. Những hãng như Nike, Heineken… đã có những game show liên quan đến ứng dụng Blockchain để thu hút khách hàng sản phẩm, gắn kết giữa họ với hãng”.
Ngay lập tức, hành động đó đã chạm đến người dùng ở trên toàn cầu, thậm chí khiến cho khách hàng đang sử dụng sản phẩm của đối thủ có xu hướng dịch chuyển sang để sử dụng sản phẩm có tính năng mới. Đó chính là một ứng dụng rất hữu hiệu của Blockchain. Tôi cho rằng, hiệu ứng lan rộng sang đến cả các ngành sản xuất là tự nhiên và tất yếu trên toàn cầu”, ông Hân nhìn nhận.
Hiện Việt Nam đang là quốc gia sản sinh ra những game ứng dụng Blockchain dẫn đầu thế giới như Axie Infinity, Bemil, My DeFi Pet, Faraland, … Trong đó, game Bemil do Thủ Đô bảo trợ phát triển với nhà phát hành ở Serbia là sản phẩm ấp ủ từ 2 năm trước để đón đầu làn sóng game blockchain, đã nhận được sự ủng hộ ở nhiều quốc gia như Philippines, Brazil, Tây Ban Nha vì kịch bản game hướng tới người chơi thực sự.
“Bemil mong muốn chuyển dịch người chơi từ play-to-win sang play-to-earn, họ có thể kiếm được các vật phẩm Blockchain có giá trị bằng cách họ cứ chơi game và nhà phát hành sẽ chia lợi nhuận cho họ để tạo sự gắn kết. Pha tiếp theo sẽ gắn quảng cáo vào để những người chơi không nạp tiền nhưng chấp nhận xem quảng cáo và sẽ được chia sẻ doanh thu khi xem quảng cáo đó. Đó là hướng phát triển bền vững”, Hân chia sẻ.
Game Bemil chính thức phát triển người dùng thật vào tháng 7/2021 và có 80.000 lượt tải trong vòng 20 ngày. Bemil hiện là một trong những game NFT phát triển nhanh nhất với 200.000 lượt tải về trong sáu tháng đầu. Hiện tại, cộng đồng của game gồm có 35.000 thành viên trên Telegram, hơn 52.000 người theo dõi trên Twitter và tốc độ người đăng ký trên kênh Facebook hàng tuần tăng 200%.
Số vốn bỏ ra để phát triển Bemil không nhiều, khoảng 2 triệu USD, nhưng giá trị vốn hóa hiện nay khoảng 200 triệu USD. Các quỹ đầu tư đánh giá tiềm năng đến cuối năm 2022 giá trị vốn hóa Bemil sẽ đạt 1 tỷ USD.
Giữa dịch bệnh, Bemil vẫn giữ được mô hình kinh tế ổn định, trở thành nguồn thu nhập chính cho người dân ở nhiều thị trường châu Á, đặc biệt là Philippines. Thậm chí, người chơi Bemil tại các quốc gia có chương trình “Thank you Bemil”, cảm ơn Bemil đã mang lại thu nhập thụ động ổn định khoảng 1 USD/ngày. Bemil trở thành niềm tự hào của đội ngũ làm game Việt.
“Sản phẩm tốt nhất của các hãng thời trang hàng hiệu đinh của thế giới như Nike, Adidas đều sản xuất ở Việt Nam. Người Việt Nam có đủ tài năng, khéo léo để làm ra những sản phẩm tốt nhất thế giới và game là 1 trong số đó. Ứng dụng blockchain cho game thì chúng ta đang đi đầu, thế nhưng việc có giữ được ngọn cờ đầu hay không, có tạo ra được ngành công nghiệp xanh mà mình có lợi thế của người đi đầu hay không là một bài toán rất lớn.
Bài toán này liên quan đến từ mặt kiến thức, định hướng chiến lược để Blockchain được ứng dụng đúng hướng, được sự đón nhận của người dùng trên thế giới. Bởi vì việc ứng dụng Blockchain giúp các sản phẩm rất dễ dàng để đi ra toàn cầu”, Hân tâm sự.
Theo phân tích của Hân, làm game blockchain là doanh nghiệp đang bước vào môi trường cạnh tranh khốc liệt và Việt Nam cũng hưởng lợi lớn từ đó. Đó là kết nối với các đối tác lớn về thanh toán, thu hút được vốn lớn từ nhà đầu tư quốc tế, cạnh tranh với đối thủ toàn cầu, có môi trưởng thử nghiệm sáng tạo không hạn chế, không có rào cản.
Tuy nhiên, Hân cũng cảnh báo rằng, thị trường đang xuất hiện một số game Blockchain chạy theo trào lưu FOMO, tạo dự án để gọi vốn nhà đầu tư, không có sản phẩm nhưng vẫn đẩy giá trị coin lên hàng trăm lần. Đây không phải là game blockchain đích thực mà là các game đầu cơ trục lợi, thậm chí lừa đảo.
Thị trường game Blockchain phải hướng tới xu thế tạo giá trị bền vững cho người chơi, dành những lợi ích cho nhà đầu tư, cho những cộng đồng chơi game thực sự. “Chúng tôi sẽ kiên định đi theo con đường này dù cám dỗ, thách thức là rất lớn”, Hân chia sẻ.
Chìa khóa thành công
Thủ Đô Multimedia dưới sự chèo lái của thuyền trưởng Hân Nguyễn đang hướng ra biển rộng công nghệ, chinh phục những miền đất mới. Hỏi Hân điều gì đã mang lại thành công cho Thủ Đô, Hân không nói về mình mà cho biết, đội ngũ kỹ sư là những cây táu, sến, sao…đóng nên con tàu Thủ Đô.
Họ là những người gắn bó với Thủ Đô Multimedia từ những ngày đầu lập nghiệp, viết những dòng code đầu tiên, làm những dự án đầu tiên. Toàn bộ 100% sản phẩm, giải pháp của Thủ Đô là “Make in Vietnam”, đều do kỹ sư Việt Nam nghiên cứu sáng tạo nên. “Họ là tài sản vô giá của Thủ Đô. Chính họ đã tạo nên thành công cho Thủ Đô”, Hân khẳng định.
Rộng hơn, Hân cho rằng, nguồn nhân lực chính là tài sản lớn nhất trong kỷ nguyên số này. Nếu bóng đá là môn thể lực thì người châu Phi đã vô địch thế giới, nhưng thực tế thì các cầu thủ Nam Mỹ mới thực sự là ông chủ sân cỏ.
Trong công nghệ, trong thế giới phẳng, người Việt luôn có ưu điểm là thông minh, khéo léo, thích ứng nhanh. Nếu chính sách nhà nước khuyến khích, đào tạo, ươm mầm thì tương lai nền kinh tế số sẽ rực rỡ. Nếu chúng ta dám chấp nhận dũng cảm thử nghiệm cái mới, công nghệ mới thì lo gì không hóa rồng, hóa hổ.
Với đội ngũ của mình, Hân thường khuyến khích họ rằng, phải luôn có tâm thế làm việc quên mình, dám đương đầu với thử thách. Cuộc đời sẽ tẻ nhạt, vô vị bao nhiêu nếu không có thử thách. Phải vượt qua những sóng gió, bạn mới biết mình mạnh mẽ. “Có những thất bại hôm qua, bạn mới biết thành công hôm nay đáng trân trọng đến nhường nào”.
Con tàu Thủ Đô Multimedia với thuyền trưởng Hân Nguyễn đang mạnh mẽ vượt qua những sóng gió, băng qua biển rộng tìm đến những miền đất mới với niềm tin mạnh mẽ chưa ngừng cạn.
Tiên phong ứng dụng blockchain vào bản quyền nội dung số
Trong những năm gần đây, blockchain luôn nổi lên là một trong những công nghệ nổi bật nhất của Cách mạng Công nghiệp 4.0, được xếp ngang hàng với những công nghệ như xử lý dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI) hay Internet vạn vật (IoT).
Khi nói đến blockchain, do tính minh bạch và không thể thay đổi, công nghệ này thường được hướng tới các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,… Tuy vậy, có một thực tế là các kịch bản sử dụng của blockchain phần lớn vẫn nằm trên lý thuyết.
Theo ông Hân, đó cũng là lý do khiến nhiều người chưa hiểu đúng về công nghệ blockchain, chỉ biết đến blockchain thông qua những đồng “tiền ảo” với những đợt bơm thổi giá. Điều này đã vô tình khiến hình ảnh của blockchain bị hiểu sai và trở nên méo mó trong mắt nhiều người.
“Trong thời đại Internet thì dữ liệu là tài sản có giá trị nhất. Blockchain chỉ đơn giản là một công nghệ cho phép ghi chép dữ liệu mà không ai có thể sửa xóa hay giả mạo được. Blockchain nên hiểu là một công nghệ, và việc sử dụng công nghệ vào các ứng dụng tốt, sẽ đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. Một hồ sơ làm việc sau khi ra trường của sinh viên sẽ được liên tục cập nhật và lưu lại được tất cả các lần sửa sẽ giúp các công ty có thể dễ dàng tìm được ứng viên mà mình mong muốn là một ứng dụng rất điển hình trong trường hợp này”, ông Hân Nguyễn nói.
Tại Việt Nam, đã có những công ty đi tiên phong trong việc đưa công nghệ blockchain vào thực tế cuộc sống. Tiêu biểu trong số đó là trường hợp của Thủ Đô Multimedia – doanh nghiệp top đầu Việt Nam về lĩnh vực bản quyền số.
Với việc nắm trong tay giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số Sigma DRM và Sigma Multi-DRM, Thủ Đô Multimedia là doanh nghiệp tiên phong ở Việt Nam và Đông Nam Á được tổ chức Cartesian kiểm định và chứng nhận đạt tiêu chuẩn bảo mật quốc tế. Đây cũng là 1 trong 6 doanh nghiệp của châu Á và 1 trong 20 doanh nghiệp trên thế giới đạt được chứng chỉ bảo mật này.
Sigma DRM cũng là giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số được vinh danh tại lễ trao Giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam Digital Awards (VDA) năm 2020 và lọt top 10 Viet Solution cùng năm đó.
Giải pháp bảo vệ bản quyền do Thủ Đô Multimedia phát triển hiện đã được ứng dụng cho các dịch vụ truyền hình của Việt Nam như VTVcab On, TV360, Gojapan, Nexta.
Các kỹ sư người Việt của Thủ Đô Multimedia đã làm ra nhiều sản phẩm công nghệ Make in Vietnam
Ông Nguyễn Ngọc Hân – CEO Thủ Đô Multimedia cho biết, công ty đang phát triển giải pháp của mình lên một mức cao hơn bằng cách ứng dụng công nghệ blockchain vào lĩnh vực bảo vệ bản quyền nội dung số.
Theo ông Hân, bằng việc kết hợp giữa Sigma DRM giúp bảo vệ bản quyền và blockchain – giúp ghi nhận tức thời thù lao của các bên tham gia sáng tạo tác phẩm sẽ giúp giải quyết vấn đề nhức nhối về xâm phạm bản quyền và minh bạch thù lao trên môi trường mạng.
Vi phạm bản quyền trên môi trường số thường xảy ra bởi đây là những hàng hoá vô hình có đặc trưng là tính xuyên biên giới và dễ dàng chia sẻ. Do đó, rất dễ dàng để tạo ra một bản sao có chất lượng nội dung không thay đổi thông qua chia sẻ ngang hàng với chi phí biên bằng 0.
“Các nhà sáng tạo, phát hành nội dung gần như không thể kiểm soát nổi việc các sản phẩm của họ được chia sẻ trên mạng”, ông Hân nói.
Theo CEO của Thủ Đô Multimedia, với việc ứng dụng blockchain, mỗi lần chia sẻ nội dung số đều sẽ được ghi lại bởi hệ thống. Việc sử dụng nội dung được thực hiện bằng hợp đồng thông minh với một khoản phí mạng lưới nhất định, chi phí biên vì thế sẽ tăng lên.
Công nghệ blockchain sẽ không chỉ được ứng dụng trong bảo vệ bản quyền truyền hình mà còn các nội dung âm nhạc, xuất bản phẩm điện tử hay nói rộng hơn là tất cả những ngành liên quan đến sáng tạo.
“Blockchain còn có thể tạo ra những mô hình kinh doanh mới khi cho phép người dùng sang nhượng hoặc thu phí các nội dung bản quyền mà họ sở hữu sau khi đã sử dụng. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được khi giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số Sigma DRM của Thủ Đô Multimedia được tích hợp thêm công nghệ blockchain”, ông Hân nói.
Trước đó, Thủ Đô Multimedia cũng đã thành công trong việc ứng dụng blockchain vào Fado Go – sàn thương mại điện tử do công ty này là đồng sáng lập. Ở trường hợp của Fado.vn, blockchain được ứng dụng vào việc tích điểm (Loyalty Points) cho khách hàng và ghi nhận tần suất sử dụng các tiện ích mua và vận chuyển hàng từ Fado. Khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm, vì Blockchain sẽ giúp không ai có thể sử dụng trái phép được điểm thưởng ngoài họ.
Hai giải pháp: Truyền dẫn độ trễ thấp Streaming và Bảo vệ bản quyền nội dung số Sigma DRM đạt Giải thưởng VDA 2020
Blockchain sẽ mang về 5 tỷ USD cho kinh tế số Việt Nam
Chia sẻ về tầm nhìn của mình với blockchain, ông Nguyễn Ngọc Hân cho biết, đây chính là công nghệ của tương lai, một bước phát triển tiếp theo của Internet. Do vậy, blockchain chỉ là sớm hay muộn sẽ được ứng dụng vào những ngành có nhu cầu chuyển đổi số.
Ông Hân cho rằng: “Nếu không biết đến Internet, bạn đang đứng ngoài thời cuộc. Tuy nhiên trong khoảng 10 năm nữa, nếu không biết đến blockchain, chúng ta sẽ giống với những người không sử dụng Internet trong suốt 20 năm qua”.
Từng là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực game mobile ở Việt Nam thời điểm nước ta mới có sóng 3G, ông Hân cũng nhận định, tiềm năng ứng dụng của blockchain trong lĩnh vực game, giải trí sẽ vô cùng rộng mở.
Hiện nhiều hãng thời trang, nước giải khát như Nike, CocaCola đã bắt đầu sử dụng blockchain để tăng sự gắn kết giữa người dùng với sản phẩm, thương hiệu của họ. Do đó, lĩnh vực game sẽ mở rộng sang cả mảng trò chơi cho khối ngành sản xuất một cách tự nhiên.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hân, một trong những đặc điểm nổi trội của người Việt Nam là sự nhanh nhẹn, khả năng khéo léo cộng với đầu óc thông minh. Điều này đã được minh chứng khi những sản phẩm đinh, có giá cao nhất của những thương hiệu thời trang đình đám thế giới như Nike, Adidas đều có bóng dáng của những đôi tay người Việt.
Người Việt Nam đủ thông minh, khéo léo để đi đầu và thực tế là đang đi đầu trong việc ứng dụng blockchain cho lĩnh vực game. Bằng chứng là sự xuất hiện của một loạt các dự án blockchain đình đám với sự tham gia của đội ngũ kỹ sư IT trong nước.
Có khởi đầu từ một công ty game, Thủ Đô Multimedia hiện cũng tham gia trào lưu này bằng việc bảo trợ ra đời một tựa game tích hợp blockchain ở Serbia. Với khoảng 200.000 người chơi tại các thị trường như Ukraina, Philipines, Tây Ban Nha… Sau 2 tháng phát hành, sản phẩm này cũng gây tiếng vang lớn trên thị trường quốc tế.
“Chúng tôi nhìn thấy được những tiềm năng to lớn của Việt Nam trong mảng thị trường này. Tuy nhiên, Việt Nam liệu có giữ được ngọn cờ đầu hay không? Có tạo ra một ngành công nghiệp hay không? Đó là một bài toán rất lớn, đòi hỏi nhiều yếu tố như kiến thức, sự định hướng,…”, ông Hân nói.
Không một lĩnh vực nào trong nền kinh tế có thể tạo ra giá trị lớn, trong một thời gian ngắn với một lượng nhân sự ít ỏi giống như các dự án blockchain. Bằng chứng là nhiều dự án blockchain có giá trị tỷ USD trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam chỉ có vẻn vẹn 30-40 nhân sự.
Theo ông Hân, sự đóng góp của blockchain cũng như nền kinh tế Blockchain cho Việt Nam sẽ ngày một nhiều hơn. Do vậy, sẽ rất tốt nếu các doanh nghiệp nhận được sự đồng hành của Chính phủ để có thể ứng dụng công nghệ blockchain vào công cuộc chuyển đổi số và tạo ra thêm nhiều giá trị.
Dẫn chứng về câu chuyện trước những năm 2000, chỉ 1% dân số Việt Nam biết đến Internet, sau hơn 20 năm, tỷ lệ người dùng Internet tại Việt Nam hiện đã tăng dần lên mức 80%.
Ông Hân cho rằng, nếu được đầu tư phát triển đúng mức, công nghệ blockchain cùng những ứng dụng của nó sẽ có thể đem về 5 tỷ USD cho nền kinh tế số Việt Nam trong năm 2022 và sẽ còn cao hơn nữa trong những năm tới.
Khi thế giới ngày càng phẳng hơn, người Việt sẽ có thể phát huy những ưu điểm của mình, blockchain sẽ trở thành nền tảng để người Việt tạo ra những sản phẩm khác biệt cung cấp cho thị trường toàn cầu rộng lớn.
Tình trạng vi phạm bản quyền tác phẩm nói chung và tác phẩm báo chí văn học nghệ thuật nói riêng diễn ra khá phổ biến hiện nay. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng uy tín chất lượng mà còn cả nguồn thu nhập của các tổ chức cá nhân sở hữu tác phẩm. Có một thực tế là hoạt động sao chép, đánh cắp bản quyền tác giả đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn, tinh vi hơn, điều đó đòi hỏi phải có những giải pháp công nghệ ngăn chặn và bảo vệ.
Một trong số các giải pháp công nghệ hiện đang được sử dụng, đó là giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số Sigma Multi DRM do các kỹ sư Việt Nam nghiên cứu và phát triển vừa vượt qua các đánh giá nghiêm ngặt và hoàn tất kiểm định bởi Cartesian. Sigma Multi DRM là tổ hợp bao gồm 4 giải pháp bảo mật: Playready, Widevine, Fairplay. Sigma DRm đã hội đủ tiêu chuẩn để hầu hết các hãng sở hữu bản quyền lớn nhất trên toàn cầu đồng ý cấp nội dung trên môi trường Internet
Giải pháp Sigma Multi DRM giúp ngăn chặn các hành vi phát sóng trái phép truyền hình có bản quyền
Một giải pháp công nghệ nhưng có thể sử dụng để bảo vệ các nội dung số như Truyền hình có bản quyền, xuất bản điện tử, nhạc số. Ngoài ra Sigma Multi DRM còn là giải pháp để bảo mật cho các dữ liệu riêng tư như hệ thống Camera an ninh dân dụng và trong các giải pháp điều hành thành phố thông minh. Điều đặc biệt là khi chủ sở hữu tác quyền sử dụng giải pháp này, những người hưởng thụ nội dung số không bị ảnh hưởng hay gặp phiền toái gì khi hưởng thụ tác phẩm đã được bảo vệ trên không gian số.
Ông Đoàn Trung Kiên – Giám đốc bộ phận OTT chia sẻ “Giải pháp này là dành cho các nhà cung cấp nội dung vì vậy những người dùng cuối như là người xem truyền hình, người nghe nhạc, người đọc sách sẽ không bị ảnh hưởng gì. Nếu người dùng có những hành vi như là download file nhạc, coppy sách, quay phát trái phép những nội dung truyền hình có bản quyền thì sẽ bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời”
Ông Đoàn Trung Kiên – Giám đốc bộ phận OTT của Thudo Multimedia
Để chống lại việc vi phạm bản quyền ngoài việc tích hợp giải pháp bảo vệ nội dung thì việc sử dụng giải pháp Fingerprint Online nhằm phát hiện nguồn phát video lậu và ngăn chặn kịp thời khi nội dung được thu và phát lại bằng các thiết bị quay màn hình là một cặp giải pháp hữu hiệu trong môi trường trực tuyến. Có thể nói việc một doanh nghiệp Việt Nam phát triển và làm chủ công nghệ bảo vệ bản quyền có ý nghĩa quan trọng khi mà tình trạng vi phạm bản quyền trên môi trường số ở Việt Nam rất nhức nhối và chưa có giải pháp để ngăn chặn triệt để.
Phản hồi gần đây