Việt Nam nỗ lực thực hiện các cam kết về bảo vệ bản quyền
Ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng giám đốc Công ty CP Truyền thông đa phương tiện Thủ Đô (Thủ Đô Multimedia), đơn vị bảo trợ công nghệ cho MCM Online, cho biết cùng với sự phát triển của công nghệ số thì vấn đề vi phạm bản quyền nói chung và bản quyền âm nhạc nói riêng đã trở thành vấn đề nhức nhối. Do đó, việc ứng dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ chất xám, bảo vệ tài sản trí tuệ trên môi trường mạng sẽ đáp ứng được lòng mong mỏi, bức xúc của các nhạc sĩ, các tác giả.
“Có được bảo vệ bản quyền, minh bạch khi tác phẩm được sử dụng mới đảm bảo quyền lợi kinh tế của nhà sáng tác, từ đó thúc đẩy nền âm nhạc nước nhà phát triển”.
Việc ứng dụng công nghệ bảo vệ bản quyền âm nhạc trên Internet rất phù hợp với xu thế quốc tế. Những năm gần đây, các tổ chức quốc tế đã có những chuyên đề bàn thảo sâu về vai trò sử dụng công nghệ mới vào việc quản lý và bảo vệ các tác phẩm trên môi trường mạng.
Phát biểu tại sự kiện ra mắt hệ sinh thái bản quyền âm nhạc trực tuyến MCM, ông Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam (VDCA), cho biết bảo vệ bản quyền tác giả cũng như tài sản trí tuệ không chỉ là vấn đề trong nước mà còn là những cam kết quốc tế quan trọng. Việt Nam đã là thành viên của WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ (SHTT) thế giới) hay WTO (Tổ chức thương mại quốc tế), nên vấn đề bảo vệ bản quyền, sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề chúng ta phải quan tâm.
Tuy nhiên, thực tế diễn ra rất phức tạp, gần như các nhà sản xuất nội dung chưa được bảo vệ tác quyền, gây nhiều vấn đề nhức nhối trong công tác quản lý. Theo ông Nguyễn Minh Hồng, “Tôi tin rằng Cục Bản quyền tác giả cũng rất đau đầu. Hệ sinh thái MCM ra đời là cơ hội nhưng cũng là thách thức, đòi hỏi những nỗ lực sử dụng các giải pháp công nghệ hiệu quả để bảo vệ bản quyền âm nhạc và nhiều lĩnh vực khác”.
Theo bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục bản quyền tác giả, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTT&DL). các quốc gia trên thế giới cũng đang bàn thảo về vấn đề bảo vệ bản quyền. Việt Nam đang trong quá trình tham gia vào hai hiệp ước quốc tế của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới là Hiệp ước WIPO về quyền tác giả (WCT) và Hiệp ước WIPO về Trình diễn và Ghi âm (WPPT). Ngày 17/2/2022 vừa qua, Hiệp ước WCT đã chính thức có hiệu lực tại Việt Nam. Với sự kiện này, Việt Nam chính thức tham gia sân chơi bảo vệ bản quyền quốc tế, thực thi các cam kết về bảo vệ bản quyền, trong đó có vấn đề bảo vệ bản quyền trên môi trường số.
Ngoài ra, bà Oanh cho biết Việt Nam cũng đang xem xét để tham gia hiệp ước WPPT. “Đó là những cam kết, nỗ lực của Việt Nam với quốc tế trong vấn đề bảo vệ bản quyền. Câu chuyện tôn trọng bản quyền, công khai minh bạch là câu chuyện mà những người sáng tác, những nhạc sỹ, nhà sản xuất nội dung đều mong mỏi”.
“Ở khía cạnh cơ quan nhà nước, chúng tôi đang nỗ lực xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật hoàn chỉnh hơn. Quốc hội đang xem xét thông qua sửa đổi một số điều về luật SHTT, trong đó có những vấn đề về bảo vệ bản quyền trên môi trường số. Khi hành lang pháp lý đã đầy đủ, đồng bộ, đặc biệt với sự tham gia các hiệp ước quốc tế, chuyện thực thi luật bản quyền, minh bạch công khai trong khai thác bản quyền, đặc biệt với sự góp phần của các nền móng công nghệ, sẽ đáp ứng được mong mỏi của các nhà sản xuất nội dung”.
ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông
Đồng quan điểm với bà Oanh, ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông, cho biết: “Ngành công nghiệp nội dung số là một lĩnh vực kinh doanh rất lớn, và chúng ta cần có sự thúc đẩy, động lực mới cho thị trường này”.
Theo ông Đồng, bảo vệ bản quyền là một mảnh ghép quan trọng cuối cùng để hoàn chỉnh, đặc biệt là bảo vệ về mặt pháp lý, cho ngành công nghiệp nội dung số. Đối với thị trường âm nhạc, dù phát triển và có nhiều bài hát, nhiều nhạc sỹ tài năng, nhưng “về mặt pháp lý chúng ta lại đang có nhiều lỗ hổng, đặc biệt về mặt bảo vệ bản quyền tác giả”.
Ông Đồng cho biết Hàn Quốc có nền công nghiệp văn hóa âm nhạc rất phát triển, vì ở đó quyền tác giả, các hợp đồng pháp lý được thực hiện rất nghiêm túc. Theo ông, khi hội nhập quốc tế, Việt Nam cần phát triển và có các nghĩa vụ bảo vệ bản quyền tác giả, thực thi hợp đồng chặt chẽ. Công nghệ mang đến một công cụ bảo vệ bản quyền rất mạnh.
Ứng dụng các công nghệ mới để bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến
Đại dịch COVID-19 là một cú hích cho nền công nghiệp âm nhạc và thu âm toàn cầu. Xu thế nghe nhạc trực tuyến đã trở nên phổ biến và thúc đẩy nền âm nhạc tăng trưởng trong thời đại Internet. Theo thống kê, Việt Nam đang có khoảng 70 triệu người sử dụng Internet, chiếm hơn 70% dân số. Thị trường âm nhạc trực tuyến có rất nhiều dư địa để phát triển tại Việt Nam. Quản lý tốt vấn đề bản quyền trên Internet, Việt Nam sẽ thúc đẩy sự phát triển của âm nhạc trực tuyến, từ đó mang lại doanh thu lớn cho ngành công nghiệp này.
Làm chủ công nghệ, bảo vệ được bản quyền âm nhạc trực tuyến không chỉ giải quyết được bức xúc của nhạc sỹ ở Việt Nam mà còn phù hợp với xu thế phát triển của âm nhạc trong kỷ nguyên mới.
Ông Nguyễn Minh Hồng cho biết VDCA rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ bản quyền. Hội đã thành lập Trung tâm bản quyền số, với mục tiêu bảo vệ tác quyền trên môi trường mạng khi tình trạng vi phạm bản quyền trên mọi lĩnh vực đang diễn ra hết sức trầm trọng. Trung tâm đã đi vào hoạt động, đóng góp và bảo vệ bản quyền nội dung số nhưng chủ yếu tập trung vào các nội dung báo chí, văn học và khai thác bản quyền trên các nền tảng mạng xã hội. Vì vậy, Chủ tịch VDCA hy vọng MCM Online sẽ có các hoạt động phối hợp để cùng trao đổi chia sẻ kinh nghiệm.
Ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Đa phương tiện Thủ Đô
Nói về việc ứng dụng công nghệ để bảo vệ bản quyền nội dung số, ông Nguyễn Ngọc Hân cho biết vấn đề ứng dụng công nghệ để bảo vệ bản quyền âm nhạc có vẻ đang xa lạ, nhưng lại rất thông dụng với các lĩnh vực nội dung khác, chẳng hạn như phim, truyền hình. Khái niệm DRM (digital right management) rất quen thuộc với các mảng nội dung phim truyện, truyền hình.
Theo thông tin được ông Hân đưa ra, công tác bảo vệ bản quyền cho phim và các nội dung có giá trị lớn trên truyền hình, như giải Ngoại hạng Anh, đã được bảo vệ tốt bằng công nghệ Việt Nam. “Chúng tôi tin rằng các giải pháp tốt đã được áp dụng này cũng sẽ bảo vệ tốt cho lĩnh vực âm nhạc”, ông Hân nói.
MCM Online sẽ sử dụng hiệu quả công nghệ của mình, nhanh chóng bắt tay với các tổ chức trong nước và quốc tế, hình thành nền âm nhạc trực tuyến theo xu hướng quốc tế, giúp ngành âm nhạc trở thành ngành mũi nhọn, đóng góp doanh thu xứng đáng cho nền kinh tế đất nước.
Đặc biệt, trong cuộc trao đổi bên lề sự kiện ra mắt hệ sinh thái bản quyền âm nhạc trực tuyến MCM, Tổng giám đốc Thủ Đô Multimedia, cho biết hệ sinh thái bảo vệ bản quyền MCM sẽ ứng dụng blockchain vào tính năng hợp đồng thông minh. Đầu tiên, hệ sinh thái MCM sẽ minh bạch số lần đếm mỗi khi tác phẩm được sử dụng qua công nghệ bảo vệ bản quyền Sigma DRM và đánh dấu bản quyền Sigma Watermarking. Trong hợp đồng thông minh, công nghệ blockchain sẽ thông báo ngay lập tức những kết quả này đến tất cả các bên liên quan đến tác phẩm.
Ông Hân cho biết Việt Nam hiện đang ở những bước đầu tiên xây dựng và áp dụng công nghệ cho lĩnh vực bảo vệ bản quyền. “Chúng tôi áp dụng tất cả các tiêu chuẩn quốc tế vào giải pháp của Việt Nam, đưa công tác bảo vệ bản quyền âm nhạc phát triển theo lộ trình quốc tế”.
“Điều tôi muốn nhấn mạnh về hệ sinh thái MCM là hoàn toàn sử dụng công nghệ và chất xám của người Việt Nam, để xây dựng nên công nghệ cho nước mình. Các giải pháp công nghệ của MCM đã được quốc tế kiểm định và công nhận”.
MCM là hệ thống bảo vệ bản quyền trên Internet đầu tiên tại Việt Nam, được xây dựng bằng hai công nghệ: Bảo vệ bản quyền Sigma DRM và đánh dấu bản quyền Sigma Watermarking.
Công nghệ Sigma DRM tiến hành mã hóa tất cả các bản nhạc, cấp khóa giải mã mỗi khi tác phẩm được sử dụng và mỗi lần cấp khóa hệ thống sẽ đếm như một lần sử dụng tác phẩm. Việc cấp khóa cho mỗi lần sử dụng, có thể ví như một lần xin phép sử dụng tác phẩm và đó là nền tảng để minh bạch số lần sử dụng tác phẩm trên môi trường Internet. Công nghệ DRM hiện nay đã được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu để bảo vệ bản quyền trong lĩnh vực truyền hình hay xuất bản điện tử.
Trong khi đó, công nghệ Sigma Watermarking được dùng để đánh dấu (ký số) khi muốn phân phối hay phái sinh 1 tác phẩm âm nhạc, từ đó giúp các tác giả có thể truy vết, dễ dàng kiểm tra nguồn gốc, hoặc theo dõi việc phân phối, sử dụng tác phẩm của họ trên môi trường mạng./.
Theo thông tin trên trang observer.com, mới đây, Liên minh những người làm âm nhạc (Music Workers Alliance – MWA), một tổ chức đại diện cho các nhạc sĩ, DJ và kỹ sư âm thanh độc lập, đã phát động một chiến dịch bảo vệ công lý cho nền âm nhạc phát trực tuyến. Liên minh vận động các nhà làm luật thay đổi những điều khoản cho phép các công ty như Google và YouTube kiếm hàng tỷ USD từ việc vi phạm bản quyền hàng loạt bài hát, bản nhạc; và cho phép các dịch vụ phát trực tuyến như Spotify trả mức thù lao xứng đáng cho các nhạc sĩ.
“Vi phạm bản quyền hàng loạt làm giảm giá trị tất cả các tác phẩm âm nhạc và tạo ra một thị trường chợ đen rộng lớn”, Ben Brock, tay trống và là thành thành viên MWA cho biết tại cuộc biểu tình khởi động chiến dịch của MWA hồi tháng 2 được observer.com dẫn lời.
Các thành viên MWA đã lên tiếng về việc vi phạm bản quyền âm nhạc trực tuyến. Họ mô tả cách một album, sau khi được phát hành, xuất hiện trên YouTube, nơi mọi người có thể nghe miễn phí. Ngay cả khi bản nhạc không có trên YouTube, thu nhập của nhạc sỹ vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng vi phạm bản quyền trực tuyến diễn ra khắp nơi trên Internet, hoặc mức thù lao rẻ rúng mà các nền tảng trả cho các nhạc sỹ.
Do tình trạng vi phạm bản quyền quá tràn lan như vậy, nên âm nhạc, đang bị đối xử như thông tin, nghĩa là đòi hỏi phải được sử dụng miễn phí. MWA cho rằng đây là một hệ tư tưởng tạo ra hàng tỷ USD cho những nền tảng công nghệ nhưng lại làm giảm số lượng những người sáng tạo nội dung.
Trong khi đó, tại Việt Nam, tình trạng vi phạm bản quyền âm nhạc trực tuyến cũng đáng báo động. Tại một sự kiện giới thiệu nền tảng bảo vệ bản quyền âm nhạc MCM gần đây, nhạc sỹ Xuân Phương đã bày tỏ: “Thời gian gần đây các vụ vi phạm bản quyền âm nhạc trên mạng ngày càng gia tăng, gây bức xúc lớn với giới nhạc sỹ, tổn hại đến sự nghiệp sáng tác, lao động nghệ thuật của chúng tôi”.
Bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục bản quyền tác giả, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cho biết trong thời đại công nghệ số phát triển, khi công nghệ phát triển từng giờ từng phút, vấn đề bảo vệ bản quyền trở thành vấn đề nhức nhối.
Bà Oanh nhận định câu chuyện vi phạm bản quyền trong lĩnh vực số không chỉ có ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Khi các tác phẩm được đưa lên khai thác trên Internet, chỉ một cú nhấp (click) chuột tác phẩm đã đến được với công chúng. Chính vì sự thuận tiện này trong môi trường số, các tác giả có thể đưa tác phẩm đến với công chúng nhanh chóng rộng rãi hơn. Nhưng sự thuận tiện của công nghệ cũng khiến nạn vi phạm bản quyền lan rộng.
“Nếu chúng ta bảo vệ được bản quyền các tác phẩm, thì mới có thể khuyến khích các tác giả đầu tư sáng tác. Trong môi trường số, không chỉ Việt Nam mà thế giới cũng rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ bản quyền trên môi trường số”, bà Oanh nhấn mạnh.
Ngày 22/2/2022 vừa qua, nền tảng bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến MCM chính thức ra đời. Buổi ra mắt đã thu hút sự chú ý của đông đảo các nghệ sỹ, hầu hết đều là nạn nhân của nạn vi phạm bản quyền, đều có những tác phẩm bị đưa ra sử dụng, thương mại hóa mà không hề được xin phép bản quyền, chưa nói đến việc trả tiền bản quyền. Vì vậy, các nghệ sỹ đều đặt niềm tin vào một giải pháp công nghệ giúp bảo vệ tác phẩm.
CKS giúp bảo vệ bản quyền âm nhạc bằng cách nào?
Ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng giám đốc Công ty CP Truyền thông đa phương tiện Thủ Đô (Thủ Đô Multimedia), đơn vị bảo trợ công nghệ cho MCM Online, cho biết giải pháp bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến của MCM có điểm mạnh nằm ở công nghệ. MCM tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ bản quyền. Trong mỗi giải pháp có các bí quyết riêng và giải pháp của MCM đã được các tổ chức quốc tế công nhận đạt chuẩn.
Ông Hân chia sẻ: “MCM chứa đựng nhiều hy vọng của chúng tôi. Thứ nhất, đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng một nền tảng bảo vệ bản quyền theo tiêu chuẩn quốc tế, áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế vào cho lĩnh vực bản quyền. Thứ hai, chúng tôi đang nhìn thị trường sử dụng bản quyền âm nhạc theo một chiều hướng mới, đó là người dùng có xu thế sử dụng âm nhạc trực tuyến đang tăng mạnh, và vì thế cần có một nền tảng cung cấp âm nhạc trực tuyến – nền tảng này không chỉ giúp các nhạc sỹ, nhà sản xuất trong nước có thể cung cấp âm nhạc, mà khi chúng ta xây dựng một nền tảng tiêu chuẩn quốc tế, thì các đơn vị âm nhạc quốc tế cũng yên tâm khi cung cấp nhạc vào thị trường Việt Nam”.
Theo thống kê, tiêu dùng âm nhạc trên nền tảng số mỗi năm đều tăng 2 con số, điều đó cho thấy âm nhạc trực tuyến đang có nhiều dư địa phát triển. Trong khi đó, những nội dung số như âm nhạc trực tuyến là những sản phẩm vô hình, chúng ta không thể nhìn bằng mắt. Ví dụ có một tệp (file) nhạc mp3, khi chuyển file nhạc đó cho một đơn vị A và rồi lại chuyển file đó cho đơn vị B, không ai nhìn thấy “sự chuyển giao qua lại” này. Vì vậy, để phân biệt được, khi chuyển cho đơn vị thứ nhất, tác phẩm phải được “ký một CKS”, và cũng tác phẩm đó khi chuyển cho đơn vị hai, tác phẩm sẽ có “CKS thứ hai”.
Dựa trên cơ chế công nghệ đó, một nền tảng mạng xã hội, ví dụ như TikTok, khi họ dùng tác phẩm, dù chỉ một giây, nhưng đã có CKS và từ đó sẽ truy vết được đoạn nhạc đó được đơn vị nào sử dụng.
Theo ông Hân, MCM xử lý vấn đề từ gốc trước. Nếu tất cả nhạc sỹ, ca sỹ, nhà sản xuất âm nhạc đều thực hiện bảo vệ bản quyền tác phẩm, thực hiện CKS, khi đó tất cả tác phẩm trên Internet sẽ được định hình, không còn là “sản phẩm vô hình” nữa.
MCM hiện đang cung cấp công cụ CKS miễn phí. Các đơn vị có tác phẩm chỉ việc tải tác phẩm lên hệ thống và lưu lại, sản phẩm đầu ra đã chứa CKS. Trong công tác phân phối tác phẩm, các bên sẽ dùng sản phẩm đã có CKS.
“Và như vậy, chúng ta sẽ phát triển được những gì chúng ta bảo vệ, phát triển được những tác phẩm đã có CKS, dần dần công tác bảo vệ sẽ lan ra, và giúp phần lớn các tác phẩm âm nhạc trên môi trường Internet được định danh”, ông Hân chia sẻ.
Công nghệ sử dụng CKS là công nghệ chèn mã vào trong các phổ nhạc, việc chèn mã liên tục sẽ bảo vệ toàn bộ tác phẩm. Những đơn vị muốn sử dụng tác phẩm phải có “chìa khóa” để giải mã, dù họ chỉ sử dụng một đoạn nhạc ngắn, do phần mềm loại bỏ nhiễu không thể loại bỏ toàn bộ những mã chèn này. Thứ hai, trong suốt bản nhạc, CKS cũng được đóng liên tục, nên nếu cắt một đoạn nhạc nhỏ ra, đoạn nhạc đó vẫn bao gồm CKS.
Hiện nay ở Việt Nam, việc bảo vệ bản quyền âm nhạc trên Internet vẫn chưa được đơn vị nào áp dụng công nghệ CKS, như vậy, để bảo vệ tác phẩm. MCM đời giống như một miếng ghép, ghép vào công tác bảo vệ, phân phối âm nhạc truyền thống. Ông Hân cho biết trong tương lai, với công nghệ bảo vệ bản quyền như vậy, MCM sẽ xây dựng những kho nhạc có bản quyền, bảo vệ bản quyền cho các đơn vị, tổ chức.
“Bằng giải pháp này, chúng tôi có thể hợp tác với tất cả các bên có nhu cầu bảo vệ bản quyền. Đó vừa như một miếng ghép nhưng lại có tính tương hỗ, tạo thành bức tranh tổng thể trong việc sử dụng bản quyền âm nhạc Việt. Và từ đó, việc sử dụng bản quyền âm nhạc số sẽ đi vào nề nếp”, CEO Thủ đô Multimedia nói./.
Khám phá hành trình lãnh đạo của ông Hân Nguyễn – CEO Thủ Đô Multimedia, người tiên phong ứng dụng công nghệ Blockchain và phát triển giải pháp bản quyền cho truyền hình và thương mại điện tử.
Năm 2021, điều thành công nhất của Thủ Đô Multimedia là sự chủ động gắn bó của đội ngũ người lao động. Đó chính là đòn bẩy giúp Thủ Đô Multimedia duy trì hoạt động trong suốt thời gian đại dịch Covid-19 hoành hành. Nhờ vậy, Công ty làm chủ hoàn toàn các giải pháp trong lĩnh vực truyền hình, truyền hình tương tác, bản quyền âm nhạc bằng năng lực của các kỹ sư trong nước, một dấu ấn của doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm công nghệ xếp hạng 20 trên thế giới.
Khởi đầu năm mới, tôi tin rằng Thủ Đô Multimedia đang ấp ủ nhiều dự định- Ông Hân Nguyễn nói?
– Thủ Đô Multimedia là một doanh nghiệp trẻ và chúng tôi luôn tin sức trẻ có thể tạo ra những sản phẩm công nghệ bắt kịp vòng quay thời đại. Năm 2022, Thủ Đô tiếp tục đưa ra các sản phẩm mới bằng cách áp dụng các giải pháp công nghệ, trong đó chắc chắn có Blockchain.
Blockchain là một công nghệ giúp ghi dữ liệu vào hệ thống mà không ai có thể chỉnh sửa hay tác động vào được. Năm 2022, tỷ lệ người biết tới khái niệm này đã vượt 5%, cũng có thể gọi là năm mùa xuân của Blockchain, tức là đến giai đoạn các doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi: Blockchain làm được việc gì thay vì đi tìm hiểu: Blockchain là gì như những năm về trước.
Bằng việc trả lời: Blockchain làm được việc gì, các doanh nghiệp sẽ thấy khi họ cần an toàn và minh bạch thì nên ứng dụng blockchain. Mảng game và thương mại điện tử được Thủ Đô Multimedia lựa chọn tiên phong ứng dụng công nghệ blockchain, bởi đây là lĩnh vực nhiều người dễ tiếp cận. Thông qua 2 yếu tố quan trọng là kịch bản người dùng và chất lượng công nghệ, chúng tôi sẽ đánh giá được chất lượng sản phẩm.
Chẳng hạn với Bemil (trò chơi được phát triển bởi Thủ Đô) dù đã nửa năm phát hành ở thị trường nước ngoài, đến giờ này vẫn là sản phẩm có số người dùng tăng trưởng tốt nhờ các kịch bản mới cập nhật và có áp dụng Blockchain. Khi áp dụng Blockchain, nhờ yếu tố bảo mật nên tài sản khi chơi game của người chơi sẽ không ai (kể cả nhà phát hành) có thể thay đổi được, cũng như không ai có thể hack hay tấn công tài sản của người chơi được.
Kết hợp Blockchain với game, đó là giá trị tích cực mà chính công nghệ chuỗi khối này mang đến trong lĩnh vực trò chơi. Với Fado Go, chúng tôi cũng đã đề xuất ứng dụng công nghệ Blockchain vào quản lý điểm thưởng cho người dùng. Hiện Fado.vn đang nằm ở vị trí top 6 các trang thương mại điện tử ở Việt Nam, với lượt truy cập khoảng 1 triệu lượt/tháng. Đây là trang thương mại điện tử lớn nhất ở Việt Nam vì cho phép người nước ngoài có thể mua hàng xuyên biên giới.
Điểm thưởng của Fado Go có điểm đặc biệt là nhờ áp dụng hợp đồng thông minh từ công nghệ blockchain, sẽ không ai có thể thay đổi được điều kiện. Nhờ đó, mỗi lần mua hàng, các điểm thưởng của người mua tự động được ghi nhận theo đúng tỷ lệ mà chủ sàn thương mại điện tử cam kết. Điểm thưởng đó rất an toàn, tạo ra sự yên tâm và gắn kết của người mua hàng. Việc tự động trả điểm thưởng mà không phải lo lắng về bảo mật giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhân lực và tiền bạc khi duy trì các tính năng rất quan trọng này.
Theo ông, xu hướng công nghệ nào sẽ phổ biến?
– Theo tôi, mỗi công ty ứng dụng công nghệ đều quan tâm tới hai xu hướng, đó là xu hướng chuyên môn trong lĩnh vực đang phát triển và xu thế công nghệ đang có tính chất bao trùm. Ở Thủ Đô Multimedia, trong lĩnh vực truyền hình sẽ phát triển truyền hình tương tác và giải pháp quảng cáo cho truyền hình OTT. Với giải pháp truyền hình tương tác vừa hoàn thiện, tôi tin đó sẽ là trải nghiệm mới giúp người xem trực tiếp tham gia vào việc trả lời các gameshow bằng điều khiển từ xa.
Còn với giải pháp quảng cáo cho truyền hình OTT, chúng tôi khát vọng sẽ ra mắt giải pháp giúp người xem lọc bớt những quảng cáo không phù hợp và chỉ phải xem quảng cáo phù hợp với họ.
Còn xu hướng công nghệ bao trùm sẽ phát triển chính là công nghệ chuỗi khối. Theo tôi công nghệ chuỗi khối giờ đã trở nên thân thuộc như hơi thở và công nghệ này sẽ ứng dụng trong nhiều ngành đòi hỏi dữ liệu minh bạch và tự động như: truy nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp, theo dõi vận chuyển hàng hóa…
Ông có thể tiết lộ dự án mới mà Thủ Đô triển khai trong năm 2022?
– Đầu năm 2022, lĩnh vực mới Thủ Đô Multimedia áp dụng công nghệ Blockchain chính là bảo vệ bản bản quyền âm nhạc. Ngày 22/2 vừa qua, Hệ sinh thái bản quyền âm nhạc trực tuyến MCM đã chính thức ra mắt tại Hà Nội. Theo đó, MCM sử dụng hai công nghệ: Bảo vệ bản quyền Sigma DRM và đánh dấu bản quyền Sigma Watermarking do các kỹ sư của Thủ Đô phát triển.
Trong lĩnh vực nội dung số nói chung và nhạc số nói riêng trên phạm vi toàn cầu, cũng như tại Việt Nam, vấn đề các tác giả không được trả tác quyền trở nên nhức nhối. Nếu không giải quyết tốt việc này sẽ tạo ra hệ lụy là các tác phẩm sáng tạo sẽ ngày càng ít đi chỉ vì một nhóm người lợi dụng sự phát triển của công nghệ gây lên. Nếu âm nhạc, hay các tác phẩm văn học không còn được sáng tạo nữa, lúc đó tâm hồn con người sẽ trở nên khô cạn và văn hóa của quốc gia cũng bị bào mòn. Đó thực sự là vấn đề mà các doanh nghiệp công nghệ như Thủ Đô Multimedia cần tìm cách tháo gỡ.
Ngày xưa mỗi lần biểu diễn hay ghi băng đĩa, các tác giả đều được xin phép và đều biết sản phẩm của mình được sử dụng như thế nào, số lượng bao nhiêu, việc chi trả tác quyền tại thời điểm đó thật dễ dàng. Nhưng khi tất cả nội dung này được chuyển sang nền tảng số thì vấn đề tác quyền trở nên không thể kiểm soát được, vì thế cần có sự chính xác và khách quan ghi nhận lại mỗi lần sử dụng tác phẩm đó trên nền tảng số. Việc đếm chính xác số lần sử dụng này đã được Thủ Đô kế thừa bằng công nghệ Sigma DRM được phát triển từ những năm trước.
Trong mùa xuân 2022, chúng tôi giải quyết tiếp bài toán ứng dụng tính năng hợp đồng thông minh của Blockchain để hệ thống độc lập thông báo số lần sử dụng tác phẩm đến tất cả các đối tượng tham gia hình thành tác phẩm. Với việc ứng dụng này, dữ liệu về số lần sử dụng tác phẩm hoàn toàn độc lập và không ai có thể chỉnh sửa được hay có thể nói đó là tính minh bạch đến tận cùng mà một hệ thống bảo vệ bản quyền cần phải đạt tới.
Tôi đánh giá việc áp dụng hợp đồng thông minh vào lĩnh vực nhạc nói riêng, và sắp tới được áp dụng vào những mảng có nội dung số nói chung sẽ là một trong những thành tựu có tính chất thúc đẩy công nghệ Blockchain phát triển.
Điều đó có nghĩa, Blockchain không chỉ được sử dụng cho tiền số và game?
– Chính xác. Blockchain là một công nghệ. Công nghệ đó đơn giản là bảo mật, khiến không ai có khả năng thay đổi và tấn công vào dữ liệu đã áp dụng Blockchain, giúp cho dữ liệu được an toàn.
Ông Hân Nguyễn cùng các cán bộ nhân viên của Thủ Đô Multimedia
Quản trị một công ty công nghệ, điều khó khăn và thuận lợi nhất là gì?
– Khó khăn nhất chính là công nghệ thường xuất hiện lĩnh vực mới, mảng mới. Để làm được điều đó, người quản trị doanh nghiệp sẽ phải giải thích, đề xuất cho đội ngũ tham gia đồng thuận về lĩnh vực đó; tiếp theo nữa là phải cam kết, cam kết rất nhiều. Và cuối cùng, thách thức mà tôi luôn gặp phải đó là khi làm xong một dự án thì câu hỏi sẽ là tiếp theo làm gì?
Nhưng điều thuận lợi khi quản trị công ty công nghệ ở Việt Nam lại chính là đội ngũ. Đội ngũ nhân sự ở công ty tôi, khi đã được giải thích và hiểu rõ vấn đề để thực hiện dự án thì họ lại rất chịu thương chịu khó. Tôi luôn tin, lĩnh vực công nghệ thông tin đòi hỏi tính sáng tạo mà người Việt Nam mình có thế mạnh. Bởi, nhân sự trẻ về công nghệ ở Việt Nam khá thông minh và khéo léo, khi tạo ra sản phẩm công nghệ sẽ có sự khác biệt. Với cách nghĩ đó, các sản phẩm của Thủ Đô Multimedia đều do các kỹ sư người Việt thực hiện.
Theo ông, một doanh nhân thành công sẽ là người như thế nào?
– Tôi nghĩ rằng, một doanh nhân thành công sẽ là người tạo ra được sản phẩm có ích cho thị trường. Doanh nhân cũng là người xây dựng được đội ngũ vừa có kiến thức, kinh nghiệm, bắt kịp với sự phát triển của xã hội, đồng thời phải bảo đảm lợi ích kinh tế cho đội ngũ của mình tốt hơn so các doanh nghiệp khác.
Dịch Covid-19 khiến cuộc sống bị đảo lộn, thay đổi nhiều giá trị sống, trước thử thách này, doanh nhân cần những phẩm chất gì?
– Mỗi người đều có cách nhìn, nhưng tôi nghĩ bài học quan trọng nhất của người đứng đầu là chuẩn bị phương án cho các rủi ro. Để làm được việc đó, họ cần phẩm chất biết tích lũy, biết cập nhật kiến thức và biết tạo ra môi trường làm việc hạnh phúc.
Về tích lũy tài chính, khi làm bất cứ sản phẩm nào, tôi cũng băn khoăn sản phẩm này làm ra có ai dùng không? Vòng đời của sản phẩm là bao lâu? Song song với trăn trở đó, tôi dành nhiều thời gian cùng bộ phận chuyên môn tích lũy tài chính để dự trù cho những khó khăn có thể xảy đến. Ở Thủ Đô Multimedia, tôi thường chia sẻ với nhân viên rằng: Nếu có bất kỳ điều gì xảy đến, Công ty cam kết các chế độ chính sách vẫn không thay đổi trong suốt 3 năm nữa. Và trong khoảng 3 năm đó, chúng ta sẽ nỗ lực để tạo ra sản phẩm mới và tạo dựng vùng an toàn mới.
Về cập nhật kiến thức, người đứng đầu cùng một lúc phải cập nhật rất nhiều thông tin, từ nhân lực, sản phẩm và biến cố xã hội. Tùy vào từng thời điểm, thông tin nào cần thiết hơn thì phải ưu tiên tìm hiểu sâu hơn. Khi dịch Covid-19 diễn ra, tôi là người trực tiếp mua và tiếp cận các báo cáo dự báo trên toàn cầu, sau đó tổng hợp, đưa ý kiến và cập nhật chính xác về dịch bệnh cho nhân viên Thủ Đô Multimedia để người lao động tự tin.
Tôi cho rằng, rủi ro như đại dịch, người lãnh đạo phải là người cập nhật thông tin một cách chính xác. Vai trò cập nhật thông tin và phát ngôn chính xác của người lãnh đạo doanh nghiệp lúc này vô cùng quan trọng.
Cuối cùng, giá trị cốt lõi của doanh nhân là phải tạo ra một doanh nghiệp hạnh phúc. Ở Thủ Đô Multimedia, toàn thể nhân viên được quan tâm và bảo đảm mọi chính sách kể cả khi đại dịch. Trong năm 2021, ngoài lương, chúng tôi bảo đảm quyền lợi của nhân viên trong các dịp lễ, Tết. Kèm với đó, Công ty còn tặng thực phẩm, thuốc men phòng dịch. Bản thân tôi khát khao tạo ra một doanh nghiệp hạnh phúc. Đó là công việc mà tôi cảm thấy có nhiều động lực nhất. Thủ Đô Multimedia có 100 nhân viên và nếu nhân viên của mình hạnh phúc thì có nghĩa là có hơn 100 gia đình hạnh phúc.
Ông Hân Nguyễn – CEO Thủ Đô Multimedia
Từ những trải nghiệm của ông, mỗi startup muốn thành công cần yếu tố gì?
– Mỗi lĩnh vực khác nhau thì có những trải nghiệm khác nhau, tôi chỉ nói về lĩnh vực công nghệ. Theo tôi, để đứng vững được mình phải xác định hướng đi trong ngắn hạn, phát triển đội ngũ và xây dựng sản phẩm phù hợp với tầm nhìn và đội ngũ hiện có. Với công nghệ, phải định hướng được lĩnh vực mình 2 năm sau thế nào, bởi 1 năm không thay đổi thì đã lạc hậu rồi.
Thứ hai, phải phát triển và chăm sóc đội ngũ đạt được mục tiêu định hướng của mình. Phát triển đội ngũ là phát triển toàn diện, từ tuyển dụng, lương bổng, tầm nhìn, nhằm xây dựng mục tiêu mà công ty đã định ra. Điều quan trọng là sản phẩm làm ra phải bán được, có như thế thì doanh nghiệp mới tồn tại. Với cách nhìn ấy, sản phẩm phải phù hợp với thị trường, bớt bay bổng. Quy mô của sản phẩm có thể nhỏ hơn dự kiến ban đầu, nhưng sản phẩm sẽ ra thị trường nhanh hơn, mang tiền về nuôi doanh nghiệp.
Ngoài các yếu tố trên, đòi hỏi các nhà sáng lập phải biết hy sinh quyền lợi, cống hiến để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Theo tôi, tinh thần cống hiến tại startup rất quan trọng. Ngoài ra, việc giao lưu học hỏi những người đi trước cũng quan trọng không kém. Khi có vấn đề, nên hỏi những người có kinh nghiệm. Nếu được, trước khi thành lập doanh nghiệp, các bạn trẻ dành ra 5-6 tháng tìm hiểu và học hỏi từ những người đi trước để được chia sẻ kinh nghiệm thất bại, kinh nghiệm phát triển thị trường
Liên hệ với Thủ Đô Multimedia để được tư vấn về OTT solution ALL IN ONE
Sáng 22/2 tại Hà Nội, Công ty cổ phần Bản quyền âm nhạc trực tuyến (MCM Online) đã chính thức ra mắt Hệ sinh thái bản quyền âm nhạc trực tuyến MCM (gọi tắt là MCM). Đây cũng là lần đầu tiên, tại Việt Nam ra đời hệ sinh thái bảo vệ bản quyền âm nhạc trên Internet.
MCM sử dụng hai công nghệ: Bảo vệ bản quyền Sigma DRM và đánh dấu bản quyền Sigma Watermarking. Giải pháp bảo vệ và đánh dấu trên từng bản nhạc giúp tác giả có thể đo đếm chính xác số lượt sử dụng và theo dõi được việc phân phối sử dụng tác phẩm trên internet.
Tại buổi ra mắt, ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng Giám đốc Công ty Truyền thông Thủ đô, đơn vị đồng hành phát triển giải pháp cho biết, việc ứng dụng các giải pháp bảo vệ bản quyền trên Internet là rất cần thiết và được các nước áp dụng.
MCM được xây dựng bằng hai công nghệ: Bảo vệ bản quyền Sigma DRM và đánh dấu bản quyền Sigma Watermarking.
[VCPMC thu hơn 150 tỷ đồng tiền bản quyền âm nhạc trong năm 2020]
Trong đó, công nghệ Sigma DRM tiến hành mã hóa tất cả bản nhạc, cấp khóa giải mã mỗi khi sử dụng tác phẩm, và mỗi lần cấp khóa hệ thống sẽ đếm như một lần sử dụng tác phẩm.
Việc cấp khóa cho mỗi lần sử dụng, có thể ví như một lần xin phép sử dụng tác phẩm và đó là nền tảng để minh bạch số lần sử dụng khi tác phẩm được phân phối trên môi trường Internet. Công nghệ DRM hiện nay đã được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu để bảo vệ bản quyền trong lĩnh vực truyền hình hay xuất bản điện tử.
Công nghệ Sigma Watermarking được dùng để đánh dấu (ký số) khi muốn phân phối hay phái sinh một tác phẩm âm nhạc, từ đó giúp các tác giả có thể truy vết để dễ dàng kiểm tra nguồn gốc, hoặc theo dõi việc phân phối, sử dụng tác phẩm.
Tại lễ ra mắt, đại diện Công ty MCM Online cho biết, bằng việc áp dụng giải pháp truy vết và bảo vệ bản quyền, MCM hướng tới cung cấp 3 dịch vụ chính: Đó là, ủy quyền bảo vệ và phân phối giúp các nhạc sĩ, tổ chức sở hữu bản quyền có thể hợp tác, trở thành đối tác của MCM để ủy quyền bảo vệ, quản lý và minh bạch khai thác kinh doanh các bản nhạc trên Internet.
Tiếp đó, giải pháp giúp xây dựng kho nhạc được bảo vệ bản quyền cho các tổ chức và cá nhân. Đồng thời còn giúp đánh dấu tác phẩm miễn phí; đánh dấu tất cả bản ghi, tác phẩm âm nhạc, sách nói, podcast nhằm định danh tác phẩm cho từng đơn vị phân phối nhạc.
“Việc áp dụng giải pháp công nghệ giúp MCM bảo đảm 3 yếu tố: Bảo vệ, minh bạch và truy vết khi cung cấp một tác phẩm âm nhạc trên môi trường internet,” đại diện MCM Online cho biết.
Cũng tại sự kiện, đại diện một số nhạc sĩ đã ký kết ủy quyền tác phẩm âm nhạc với Công ty MCM Online để bảo vệ bản quyền trên Internet./.
CHIA SẺ VỚI FORBES VIỆT NAM
Với giới công nghệ ở Việt Nam, Hân Nguyễn là cái tên quen thuộc. Anh là kỹ sư phần mềm tham gia thực hiện dự án phát triển và thương mại thành công TV đầu tiên tại công ty điện tử Hà Nội (HANEL) giai đoạn 2002-2004. Năm 2010 anh cùng cộng sự sáng lập công ty cổ phần Truyền thông đa phương tiện Thủ Đô (Thủ Đô Multimedia) và đảm nhận vai trò tổng giám đốc điều hành. Hơn 10 năm qua, anh dẫn dắt Thủ Đô Multimedia tiên phong phát triển ứng dụng và game online trên di động ngay từ những ngày đầu tiên Việt Nam phát sóng 3G.
Năm 2016, với khát vọng phát triển dịch vụ mới bằng năng lực của kỹ sư người Việt, Thủ Đô Multimedia tập trung phát triển giải pháp cho dịch vụ truyền hình OTT và IPTV mang thương hiệu Sigma. Sau 18 tháng tập trung nghiên cứu, Thủ Đô Multimedia đã làm chủ các giải pháp cần có cho một đài truyền hình – giải pháp trước đây vốn chỉ dành cho các doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, Sigma Multi DRM – giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số được Cartesian kiểm định và công nhận đạt chuẩn bảo mật toàn cầu – đưa Thủ Đô Multimedia thành doanh nghiệp thứ 20 trên thế giới có phát minh trong lĩnh vực này. Mới đây nhất anh là nhà sáng lập sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Fado.vn, tổng giám đốc Bemil.io, đưa các ứng dụng blockchain vào hai dự án có quy mô quốc tế này.
CEO Hân Nguyễn đã có những nhận định về tương lai blockchain trong phát triển mô hình kinh tế mới, mang lại những giá trị mới cho cộng đồng.
Năm 2021 chứng kiến sự bùng nổ của nhiều dự án blockchain do các công ty Việt Nam phát triển, anh có thể chia sẻ quan điểm của mình về tương lai blockchain?
– Blockchain là một công nghệ của tương lai. Cách đây 20 năm người nào chưa biết Internet coi như bị đứng ngoài thời cuộc. Tương tự 10 năm nữa đối với blockchain cũng vậy. Blockchain là hạ tầng công nghệ, còn về lợi ích hay hạn chế của nó phụ thuộc vào việc mỗi người sử dụng công nghệ đấy ra sao.
Internet đến thời điểm này đã trải qua hai thế hệ, thời kỳ đầu là Internet đã giải quyết nhiều câu chuyện về kết nối. Khi Internet ra đời giúp các nhà cung cấp dịch vụ toàn cầu kết nối được với nhau là giai đoạn thứ hai. Internet đến thời điểm bây giờ là có thể nói là thời kỳ rực rỡ nhất. Nhưng sau Internet thì phải có một cái gì mới hơn, không lẽ Internet chỉ dừng lại đến điểm bây giờ?
Những người làm công nghệ như chúng tôi luôn đặt ra những hoài nghi, vậy Internet có dừng lại hay không? Câu trả lời là Intenet vẫn phải phát triển và chắc chắn là con người sẽ chuyển sang một thứ khác với Internet hiện nay, đó là Internet thế hệ thứ ba. Thế hệ Internet mới ra đời, đó chính là blockchain.
Năm 2021 ghi dấu ấn khi một số tên tuổi từ Việt Nam được thế giới biết đến nhờ phát hành sản phẩm game blockchain ra toàn cầu rất thành công. Anh nhìn nhận thế nào về hiện tượng này?
– Trong lĩnh vực về game, xu thế ứng dụng blockchain trên cơ sở minh bạch và tạo ra được một môi trường trao đổi giữa những người chơi game thông qua nhà phát hành là xu thế khả thi, có thể mở rộng.
Trong tầm nhìn của tôi, quy mô blockchain không chỉ áp dụng cho các nhà phát hành game truyền thống mà nó còn mở rộng cho các nhà cung cấp dịch vụ hay gameshow. Quy mô gameshow sẽ mở rộng đến cả các ngành sản xuất ở một trạng thái tự nhiên trên toàn cầu.
Thủ Đô Multimedia, đồng sáng lập ra trang thương mại điện tử xuyên biên giới Fado.vn đã ứng dụng blockchain vào phát triển thuật toán tích lũy điểm thưởng (loyalty points) cho khách hàng, đồng thời ghi nhận số lượng hay tần suất mua hàng của người đó bằng hợp đồng thông minh. Hiện nay Việt Nam đang bắt kịp với xu thế mới là sản xuất ra những game ứng dụng blockchain dẫn đầu thế giới, đã và đang vươn nhanh ra toàn cầu. Thủ Đô Multimedia cũng là studio bảo trợ phát triển game Bemil.
Việc Việt Nam là một trong những quốc gia bước chân sớm vào lĩnh vực game ứng dụng blockchain là điều rất đáng khích lệ. Theo tôi, người Việt Nam có ưu điểm là khá nhanh nhẹn và thông minh. Chúng ta khéo léo, có thể tạo ra những sản phẩm tốt để đáp ứng nhu cầu thị trường. Việc ứng dụng blockchain cho game chúng ta đang nhanh chóng bắt kịp, nhưng có trở thành dẫn đầu hay không, hay tạo ra được ngành công nghiệp có lợi thế của người đi đầu hay không thì là bài toán rất lớn. Bài toán này liên quan nhiều mặt từ kiến thức, định hướng cho ứng dụng blockchain vào các sản phẩm để dễ dàng đi ra toàn cầu.
Theo anh, yếu tố nào đã thúc đẩy game blockchain từ Việt Nam có những bước phát triển đáng khích lệ như vậy?
– Đối với các game truyền thống khi đi ra toàn cầu, muốn kiếm tiền các nhà phát hành phải tích hợp quảng cáo hoặc công cụ thanh toán. Họ phải làm việc với các kênh quảng cáo, tới quốc gia nào thì phải tích hợp kênh thanh toán phù hợp quốc gia đó. Ngay như Apple bây giờ cũng chưa cung cấp kênh thanh toán đến toàn bộ các quốc gia, thậm chí mở đến một số quốc gia thì kênh thanh toán vẫn bó hẹp trong trong nhóm tiêu dùng có sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Các game truyền thống không có công cụ thanh toán đủ tốt.
Khi ứng dụng blockchain thì dễ dàng tạo ra kênh thanh toán không biên giới. Giữa tất cả người dùng trong một game sẽ có kênh thanh toán duy nhất và đồng nhất, dẫn đến game blockchain rất dễ đi ra toàn cầu.
Thêm vào đó, khác với các game truyền thống, các nhà đầu tư cho game blockchain phần lớn là nhà đầu tư nước ngoài nên Việt Nam được lợi từ những luồng đầu tư nước ngoài trực tiếp vào mà không bị thông qua nhiều thủ tục. Việt Nam sẽ được lợi cả về mặt dòng tiền và được lợi bởi hệ sinh thái của mỗi nhà đầu tư đem đến cho sản phẩm đó. Với lợi thế không bị giới hạn về hàng rào thanh toán, lại được sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài là những cơ hội rất lớn của game Blockchain.
Các nhà sản xuất và phát hành có nhiều cơ hội đối với game blockchain, còn đối với các nhà đầu tư cơ hội và thử thách của họ thì sao, thưa anh?
– Với những lợi thế về kênh thanh toán, lợi thế về thu hút nhà đầu tư nước ngoài, chỉ là bước đầu, còn việc có làm ra được sản phẩm tốt hay không thì cần phải có các đơn vị dẫn dắt. Và phải xác định được sản phẩm đó phải tốt cho thị trường, dành cho thị trường, chứ không chỉ tốt cho một nhóm các nhà đầu tư.
Theo đánh giá của tôi, phần lớn hiện các game Blockchain ở Việt Nam nói chung đang chạy theo trào lưu thứ nhất: Cứ tạo dự án để gọi nhà đầu tư, rất nhiều dự án không có sản phẩm vẫn bị đẩy giá trị coin lên hàng trăm lần, bài toán này chỉ có lợi cho những người chạy theo nhằm trục lợi dựa trên hiệu ứng FOMO (hiệu ứng chạy theo đám đông, sợ bỏ lỡ cơ hội). Hiện có nhiều game đang chạy theo xu hướng này, minh chứng là nhiều game mới chỉ dừng ở dạng kêu gọi dự án mà chưa ra được sản phẩm.
Thêm vào đó, phần lớn các dự án game, kể cả game mới đang là dự án hay game đã ra đời rồi nhưng người chơi không chơi game mà mua coin để đầu tư, họ không phải người chơi game mà họ là các nhà đầu tư tiền kỹ thuật số. Cũng không thể trách được các trào lưu này, vì thị trường đang trong giai đoạn đầu nên còn nhiều sự hỗn mang, nhưng tính mới của game Blockchain là không phủ nhận được.
Dần dần thị trường game Blockchain sẽ phải hướng tới xu thế tạo giá trị bền vững cho người chơi, dành những lợi ích cho nhà đầu tư, cho cộng đồng chơi game thực sự. Thời gian sẽ loại bỏ hàng nghìn những dự án game không có sản phẩm trên thị trường. Gần đây có một số sản phẩm mà đồng coin chỉ còn tăng x1, x2, thậm chí có nhiều nhà đầu tư rút khỏi dự án là một minh chứng rõ nét. Đây là thời điểm mà những sản phẩm có chất lượng sẽ đi lên được, thị trường sẽ nhường chỗ cho các sản phẩm tốt, có lợi cho người dùng.
Trong bối cảnh thị trường đang hỗn loạn như vậy, việc Bemil ra đời có áp lực gì không?
Sản phẩm game Bemil do Thủ Đô Multimedia bảo trợ (nhà phát hành ở Serbia) được phát triển từ 3 năm trước, ra mắt phiên bản Open Beta tháng 8.2021 và đón nhận được sự ủng hộ của người chơi tại nhiều quốc gia, trong đó có Nga, Ukraina, Philippines, Tây Ban Nha và nhiều nước khác.
Bemil hướng tới người chơi thông qua các việc ra mắt các phiên bản trải nghiệm cho từng tập người chơi khác nhau, đội ngũ phát triển sản phẩm liên tục điều chỉnh kịch bản game để hoàn chỉnh gameplay phù hợp với thị trường mà mình định hướng đến.
Theo số liệu từ chúng tôi, Bemil chính thức phát triển người dùng thật vào giữa tháng 8.2021 và có 80.000 lượt tải trong vòng 20 ngày, chỉ số phát triển người dùng hàng ngày đạt 5,7%, lượng gỡ bỏ sản phẩm sau 2 tháng rất ít, với chỉ 304 người. Bemil là một trong những game NFT phát triển nhanh nhất với 200.000 lượt tải về trong 6 tháng đầu. Hiện tại, cộng đồng game gồm có 35.000 thành viên trên Telegram, hơn 52.000 người theo dõi trên Twitter và tốc độ người đăng ký trên kênh Facebook hằng tuần tăng 200%.
Mục tiêu của chúng tôi khi phát triển Bemil là mong muốn chuyển dịch người chơi game từ “play to win” sang “play to earn”, họ vừa chơi, đào sản phẩm thông qua các hoạt động trong game và nhà phát hành sẽ chia lợi nhuận cho người chơi để tạo sự gắn kết. Trong trường hợp người chơi không có tiền, họ chấp nhận xem quảng cáo thì cũng sẽ được chia sẻ doanh thu khi xem quảng cáo đó.
Hướng phát triển tiếp theo của Bemil, trong thời gian ngắn nữa, là game sẽ tạo ra kịch bản có xu thế tương tác người chơi với người chơi thông qua chế độ “nhà tù”. Tiếp theo đó là mô hình “bang hội” để kết nối từng nhóm vào nhau để xây dựng hành tinh hoặc siêu hành tinh. Kịch bản game ứng dụng Blockchain sẽ trí tuệ hơn nhiều và gắn kết người chơi với nhau. Chúng tôi dự kiến phiên bản mới sẽ phát hành tới người chơi trong năm 2022.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa Bemil và các game blockchain khác là gì?
Với mục tiêu hướng đến những người ở nhà trong thời gian đại dịch, Bemil mang lại công cụ giải trí cho họ, nếu người chơi không muốn trở thành user sẽ có thể chơi miễn phí, nhưng chỉ khác là họ không đào ra các token trong game (đồng Becoin).
Lộ trình phát triển của game đã thực hiện từ 3 năm trước, với hướng đi khác phần lớn các game Blockchain hiện nay, Bemil gần giống với game truyền thống hơn, chúng tôi phát triển với mục tiêu giúp người chơi giải trí, và có thể giúp họ có khoản thu nhập ổn định thông qua việc tham gia vào các thử thách trong game. Nhà vận hành game đóng vai trò đứng ở giữa sẽ vận hành mô hình hệ thống kinh tế nhỏ (mini economic system) không bị tác động bởi hiệu ứng FOMO. Chúng tôi đã chứng kiến ngoài tính giải trí, những cộng đồng người chơi Bemil tại Philippines còn làm chương trình Thank you Bemil như cách thể hiện những giá trị giải trí của game mang lại bằng cách tự quay các clip chia sẻ những lợi ích của game lên Fanpage của Bemil. Cộng đồng người chơi Bemil cũng tại Philippines đứng ra cùng Bemil quyên góp hỗ trợ nhiều nhà container di động với giá khoảng 5.000USD mỗi căn để làm nơi tiếp nhận những trường hợp khó khăn để giúp đỡ hoặc tổ chức các chương trình tặng quà cho người nghèo. Đây là những giá trị đích thực mà Bemil mang lại cho cộng đồng.
Đầu năm 2008, tôi nghỉ việc ở một doanh nghiệp nhà nước và nhận thấy cơ hội phát triển trong lĩnh vực dịch vụ giá trị gia tăng cho ngành viễn thông là rất cao. Cùng với các đồng sáng lập, chúng tôi lập ra Thủ Đô Multimedia để tập trung vào mảng này.
Nhiều người nghĩ công ty truyền thông là làm dịch vụ liên quan tổ chức sự kiện nhưng chúng tôi nghĩ khác. Chúng tôi làm ra sản phẩm online trên di động như là trò chơi và ứng dụng, và mỗi sản phẩm đó sẽ có nhiều người dùng và lượng khách hàng của mỗi sản phẩm dịch vụ của chúng tôi chính là 1 kênh truyền thông để chúng tôi phát triển các dịch vụ tiếp theo.
Nhìn lại 11 năm qua, anh chia giai đoạn phát triển của công ty ra sao? Anh thấy giai đoạn nào là quan trọng nhất?
Tôi chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu khi công ty bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực giá trị gia tăng cho di động. Vào thời điểm hầu hết các công ty phát triển dịch vụ gia tăng qua tin nhắn SMS và đầu số thì Thủ Đô Multimedia chọn hướng đi cung cấp dịch vụ gia tăng trên Ứng dụng và Game cho điện thoại di động. Chúng tôi gọi đó là các dịch vụ Advance VAT (giá trị gia tăng tiến bộ). Nhờ vậy, người dùng không phải soạn tin nhắn hay nhớ cú pháp nhắn tin mỗi lần sử dụng dịch vụ, và thời gian đó Thủ Đô Multimedia là một trong số ít các doanh nghiệp có thành công lớn với cách đi này.
Giai đoạn 2, chúng tôi dừng các dịch vụ Advance VAT dù đang tăng trưởng về người dùng và doanh số để chuyển hướng hoàn toàn sang nghiên cứu, phát triển giải pháp cho lĩnh vực truyền hình OTT và IPTV.
Khi đang làm cái cũ, đủ tốt, đủ thân quen, phải bỏ nó đi sang làm cái mới đầy rẫy khó khăn, thậm chí ảnh hưởng tới doanh thu khiến nhiều thành viên băn khoăn có, phản đối có. Tuy nhiên, trải qua đến giờ, chúng tôi tự hào khi trở thành doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có thể phát triển toàn bộ giải pháp cho 1 đài truyền hình Internet, đầy đủ các ứng dụng trên tất cả các loại thiết bị: Mobile, Web, Smart box và Smart TV.
Thậm chí, chúng tôi đã đạt những thành tựu mang tầm thế giới khi giải pháp Sigma Multi-DRM được Cartesian kiểm định và công nhận là doanh nghiệp thứ 20 toàn cầu có phát minh trong lĩnh vực bảo vệ bản quyền nội dung số. Đặc biệt, trong lĩnh vực bảo vệ nội dung số cho ngành truyền hình chỉ có 10 cái tên, trong đó có Thủ Đô Multimedia của Việt Nam.
Giai đoạn 3 từ đầu 2020, chúng tôi nghiên cứu những ứng dụng của blockchain. Chúng tôi nhận thấy blockchain là xu thế khách quan và tất yếu trong công nghệ. Những người làm công nghệ chúng tôi hiểu rằng chỉ 10 năm nữa, blockchain sẽ đóng vai trò quan trọng như Internet như hiện nay. Nếu 10 năm tới mà ai không biết tới blockchain thì họ cũng sẽ lạc hậu như những người chưa từng biết tới Internet hôm nay.
Blockchain sẽ là xu thế tất yếu. Thủ Đô Multimedia chuyển mình sang nghiên cứu ứng dụng và điểm hay của công nghệ mới này vào những sản phẩm giải pháp mà chúng tôi đang có. Hiện tại, chúng tôi đã tài trợ phát triển các sản phẩm ứng dụng blockchain, chẳng hạn như game Bemil ứng dụng blockchain được nhà phát hành Serbia cho ra mắt thị trường quốc tế từ tháng 7 vừa qua. Khác các game đang có trên thị trường, Bemil với phương thức play-to-earn được người dùng nước ngoài đón nhận rất tốt.
Được thiết kế để hướng tới người chơi thực sự, giúp họ vừa giải trí vừa có thể kiếm tiền thông qua xây dựng, làm nhiệm vụ hay đánh chiếm thuộc địa…. Đối với nhiều quốc gia, chẳng hạn như Philippines, số tiền mà một người chơi kiếm được mỗi ngày vào khoảng 1 USD là đủ tiền lo lương thực cho cả gia đình.
Anh nghĩ sao khi gọi sự phát triển sản phẩm của Thủ Đô Multimedia thời gian qua là sự tiến hóa? Công cuộc này đặt ra những đòi hỏi gì với đội ngũ nhân sự của công ty, nhất là khi 100% sản phẩm đều là Make in Việt Nam, đều do người Việt Nam tạo ra?
Tôi không nghĩ đó là sự tiến hóa. Thủ Đô Multimedia mới có lịch sử hơn 10 năm, hầu hết các trụ cột từng gắn bó ngày đầu đến nay vẫn là nhân sự của công ty. Các bạn đều rất trẻ. Nói trên một phương diện nào đó, tôi cũng giống các bạn 9x thôi, bởi năm 2008 tôi cũng mới bắt đầu dừng chương trình đang học ở nước ngoài và đi làm như các bạn.
Về mặt tinh thần, tôi nghĩ rằng chúng tôi còn khá trẻ. Khi nhìn vào một công ty 9x, bạn sẽ thấy nó thực sự rất trẻ. Trong ngành công nghệ, con người chúng tôi đã quen với sự thích ứng nhanh bởi công nghệ phát triển quá nhanh. Chúng tôi buộc phải quen với điều đó để trưởng thành và tiếp tục tồn tại.
Trước tôi, các anh thế hệ 7x cũng xây dựng rất nhiều các công ty dịch vụ giá trị gia tăng đầu số và tin nhắn, lúc rực rỡ nhất thị trường có khoảng 500 doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến bây giờ, các công ty đó hầu hết đã biến mất khỏi thị trường Việt Nam hoặc không tìm ra được cái mới để tiếp tục phát triển. Nhiều doanh nghiệp cố gắng bắt theo cái mới nhưng phần gốc là kiến thức và kinh nghiệm đã gắn liền với dịch vụ nhắn tin, đầu số rất sâu, rất nặng nên bước chuyển mình sang mảng mới trở nên khó khăn.
Chúng tôi thì khác. Chúng tôi luôn thấy sản phẩm phải thay đổi nhanh và liên tục. Ngoài nội sinh, yêu cầu thay đổi cũng tới từ các đối tác bên ngoài như Apple, Facebook, Google… buộc chúng tôi phải thay đổi, thích nghi nếu không muốn bị loại khỏi cuộc chơi.
Anh đánh giá ra sao về năng lực của đội ngũ kỹ sư IT người Việt nói chung và của Thủ Đô Multimedia nói riêng? Điểm mạnh nhất của họ là gì?
Có thể nói rằng phần lớn kỹ sư IT Việt đều xuất thân từ các miền quê. Họ đem được sự chịu thương chịu khó, vất vả của cuộc sống từng trải qua ra thành phố, rồi vào công ty. Điểm đầu tiên họ chịu thương chịu khó để có thể phát triển. Khi các bạn chọn ngành IT, các bạn có thêm ưu điểm là đầu óc logic rõ ràng.
Về ưu điểm của kỹ sư Việt, so sánh với các kỹ sư trên thế giới, kỹ sư Việt nổi bật ở sự thông minh, khéo léo khi thực hiện công việc. Chẳng hạn như với cùng một phần mềm xử lý tín hiệu truyền hình, sản phẩm của nước ngoài cần tới 2,5 giây tính từ lúc tín hiệu vào tới ra. Với giải pháp Sigma Transcode của chúng tôi, thời gian chỉ là 0,5 giây. Việc xử lý video, hình ảnh, giải pháp Transcode nước ngoài yêu cầu server có card đồ họa đắt tiền, hiệu suất cao. Tuy nhiên với sản phẩm của Thủ Đô, chúng tôi sử dụng cả GPU và CPU để xử lý. Giải pháp của chúng tôi có thể xử lý linh hoạt hơn rất nhiều và giá thành cũng giảm đi nhiều nhờ phần cứng linh hoạt.
Ngoài ra, tôi thấy các kỹ sư IT ở Thủ Đô luôn có sự tự trọng cao. Các bạn ấy luôn nghĩ rằng thế giới làm được thì Việt Nam có thể làm được, thậm chí làm tốt hơn, bằng sức lực và trí lực của mình.
Ở chiều ngược lại, anh nghĩ các bạn trẻ hài lòng nhất điều gì trong môi trường làm việc ở Thủ Đô Multimedia?
Chúng tôi là một doanh nghiệp, cũng như các doanh nghiệp IT, chúng tôi hiểu chỉ không làm mới không sai. Khi làm, sai là tất yếu. Chính những cái sai đó là bài học để chúng tôi thành công, trưởng thành ở những bước tiếp theo. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi luôn nỗ lực tạo ra môi trường, tạo động lực và giao quyền, thậm chí giao quyền điều hành để các bạn kỹ sư IT có cơ hội phát triển. Đó chính là điều tạo ra môi trường phù hợp cho các bạn.
Ngay từ buổi đầu thành lập, chúng tôi đã có tiêu chí là trọng dụng nhân tài, coi con người là trung tâm và khao khát thành công để làm chủ ở Việt Nam và tiến ra thị trường thế giới. Đến hôm nay, điều này vẫn còn nguyên giá trị.
Những năm gần đây, giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số Sigma DRM của công ty khá nổi tiếng khi liên tiếp giành được nhiều giải thưởng danh tiếng. Anh có thể chia sẻ chi tiết hơn về sản phẩm này được không?
Thủ Đô Multimedia là doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam có thể làm chủ toàn bộ giải pháp liên quan tới cung cấp giải pháp cho một đài truyền hình kỹ thuật số. Mỗi một giải pháp, từng phần đều có khó khăn riêng nhưng “trái tim” của nó là làm sao để sở hữu được những sáng chế, giải pháp trong lĩnh vực bảo vệ bản quyền.
Vì sao lại vậy? Bây giờ hàng hóa kỹ thuật số, nội dung số trở nên càng ngày càng có giá trị. Facebook là doanh nghiệp cả trăm tỷ USD nhưng tất cả giá trị đều nằm ở nội dung số. Nếu không bảo vệ được tài sản số thì nền kinh tế số không phát triển được.
Đơn giản như truyền hình, nhiều đơn vị không bảo vệ được bản quyền bị cắt sóng, bồi thường hợp đồng ngay cả khi đã thanh toán đủ tiền. Chính vì thế, chúng tôi suy nghĩ và đặt ra quyết tâm tạo được sản phẩm có thể giải quyết được vấn đề bản quyền. Khi làm ra, chúng tôi thấy toàn cầu chỉ có 20 doanh nghiệp làm được điều ấy, chủ yếu là doanh nghiệp lớn như IBM, Adobe, Apple, Microsoft…. Được đứng vào hàng ngũ đó chính là câu trả lời cho khả năng của sản phẩm.
Là người sáng lập và dẫn dắt Thủ Đô Multimedia trở thành doanh nghiệp đầu tiên ghi tên Việt Nam trong Top 20 giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số toàn cầu, điều gì khiến anh tự hào nhất ở “đứa con tinh thần” của mình?
Tôi thấy nó trút được cho mình gánh nặng. Như bạn đã biết, chúng tôi đã bỏ tất cả để theo đuổi lĩnh vực này. Dù biết là rất khó nhưng các bạn trẻ, đội ngũ kỹ sư IT người Việt ở Thủ Đô Multimedia đã làm được. Đó là điều khiến tôi được an ủi chứ chưa dám nói là tự hào.
Làm sản phẩm bảo vệ bản quyền thì điều gì là khó nhất?
Cái khó khăn lớn nhất của các công ty làm bảo mật, bảo vệ bản quyền nói chung là không có trường lớp nào đào tạo cho lĩnh vực này. Thứ hai, các tài liệu hướng dẫn làm cũng gần như không có. Khi làm lĩnh vực bảo mật, nó gắn chặt với từng thiết bị.
Ví dụ như với TV, khi làm bảo mật, phải hiểu rõ nó có bao nhiêu cổng ra, làm sao để hiểu đặc tính vật lý phần cứng nhằm chống việc ghi ra HDMI, hiểu rõ hệ điều hành đó hoạt động như thế nào. Có những thay đổi ở lõi hệ điều hành có thể tác động tới bảo mật. Các hãng không chia sẻ hệ điều hành hoạt động như thế nào. Đó là bí mật. Nên muốn làm được phải hiểu rõ về nó, tự nghiên cứu và tìm hiểu.
Khi phát triển xong sản phẩm, phải đem đi kiểm định. Các đơn vị sở hữu nội dung, dựa vào phần kiểm định đó, sẽ tiếp tục kiểm nghiệm một lần nữa. Ngoài ra, lĩnh vực này khá hẹp và có sự thống trị của các “ông lớn” nên sản phẩm cần có sự ưu việt để thu hút được khách hàng.
Tuy nhiên, ở đây cũng có những thuận lợi. Dù nói ra hay không thì các quốc gia, khi chuyển đổi số, đều phải có giải pháp bảo mật của riêng mình cho môi trường số. Với điều kiện mạng như hiện nay của Việt Nam, việc sử dụng một giải pháp trong nước sẽ tránh được những rủi ro khi cáp quang quốc tế có vấn đề chẳng hạn.
Kế hoạch tiếp theo của Thủ Đô Multimedia trong lĩnh vực truyền hình nói chung là gì?
Đầu tiên, chúng tôi sẽ hướng đến cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, vì đây là thị trường chúng tôi có lợi thế nhất rồi sẽ tiếp cận thị trường nước ngoài từ gần tới xa. Năm 2022, chúng tôi sẽ có khách hàng đầu tiên ở Đông Nam Á, sau đó hướng tới tiếp cận thị trường châu Á.
Hiện nay, chúng tôi đã có doanh nghiệp nước ngoài sử dụng giải pháp của mình, chẳng hạn như Jungo TV của Mỹ. Hay mới gần đây nhất chúng tôi cũng kết hợp với Akamai để bán được giải pháp truyền hình cho Bộ Nội Vụ Campuchia.
Được biết Thủ Đô Multimedia đang ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Công nghệ này có ưu điểm gì so với các giải pháp hiện có? Anh kỳ vọng ra sao về tương lai của nó?
Với Internet, thế giới chúng ta phẳng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, khi Internet ra đời, nhiều ngành phát triển nhưng cũng có nhiều ngành điêu đứng bởi sự xâm phạm bản quyền trên môi trường số. Ví dụ ngành âm nhạc, khi Internet ra đời, nó là cơ hội để phát hành rộng rãi tới công chúng toàn cầu. Trước đây, chúng ta muốn nghe một bản nhạc thì phải mua đĩa, thậm chí phải đợi nhiều tháng trời để đĩa chuyển từ nước ngoài về. Tuy nhiên, Internet phát triển giúp bạn có thể thưởng thức âm nhạc mọi lúc, mọi nơi. Ban đầu, Internet khiến cả thế giới số nổ tung.
Tuy nhiên, nó giống như tán cây phát triển quá nhanh nhưng gốc rễ không theo kịp, dẫn tới bị tổn thương. Mỗi lần các tác phẩm của các nhạc sĩ, các nghệ sĩ được sử dụng, công lao của họ cho sản phẩm không được ghi nhận, thù lao không được trả. Họ không được xin phép, không được trả công, dẫn tới việc họ thiếu đi những động lực trong quá trình sáng tạo, phát triển sản phẩm.
Chỉ cần xin phép thôi, chưa nói chuyện trả tiền, tôi nghĩ các nhạc sĩ cũng có động lực lớn để tạo ra tác phẩm. Tuy nhiên, điều đấy cũng không có. Thậm chí, nhiều nhạc sĩ chia sẻ rằng họ vừa tổ chức show trị giá vài tỉ đồng, còn chưa kịp chào bán, đã bị mất trên môi trường số.
Thế giới số khiến nhiều người bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, blockchain ra đời sẽ giúp những ngành đó, cụ thể là nội dung số, được sống lại. Nếu ứng dụng blockchain kết hợp với DRM, mỗi lần sử dụng, hệ thống sẽ ghi nhận và lưu lại sự dịch chuỗi đó. Khi lượt sử dụng được ghi nhận, tác giả sẽ nhận lại từ niềm động viên cho tới lợi ích kinh tế mà họ đáng được hưởng.
Anh kỳ vọng hệ thống bảo vệ bản quyền âm nhạc sẽ làm thay đổi ra sao với ngành công nghiệp âm nhạc trực tuyến Việt Nam?
Khi Việt Nam hội nhập với thế giới trong lĩnh vực Internet, ngành âm nhạc, việc ghi nhận tác quyền cho mảng biểu diễn đã được thực hiện khá tốt. Khi một tác phẩm âm nhạc được dùng trong biểu diễn, có những trung tâm giúp nhạc sĩ ghi nhận được bản quyền. Tuy vậy, ở trong phần đó, nó có một điểm mà chúng ta không thể phủ nhận đó là chưa hoàn toàn minh bạch. Ví dụ, tôi thu được một lượng tiền cho đêm diễn nhưng mỗi nhạc sĩ không biết họ được thụ hưởng bao nhiêu phần trăm trong số đó.
Với sản phẩm bảo vệ bản quyền cho lĩnh vực âm nhạc trên Internet, các nhạc sĩ hãy ủy quyền để chúng tôi bảo vệ bản quyền bằng giải pháp Sigma DRM mà chúng tôi xây dựng. Mỗi lần sử dụng, hệ thống bảo vệ bản quyền sẽ ghi nhận, cấp chìa khóa giải mã và ghi nhận bài hát được sử dụng 1 lần. Thông qua đó thì minh bạch số lần sử dụng, minh bạch được các thanh toán tác quyền cho tác giả trong mỗi lần sử dụng.
Ví dụ, hãng sử dụng nội dung trả 100 triệu tiền tác quyền. Dựa trên số lượt sử dụng và số bài hát được sử dụng, chúng tôi sẽ đếm chính xác lượt dùng và chia doanh thu một cách rõ ràng thông qua đơn vị cơ sở là lượt dùng.
Trước Tết âm lịch năm nay, giải pháp bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến của Thủ Đô Multimedia sẽ được ra mắt. Chúng tôi mong mỏi góp phần bảo vệ tác quyền trong lĩnh vực âm nhạc trực tuyến, trả lại sự công bằng cho các nhạc sĩ.
Trong tương lai, anh định hướng Thủ Đô Multimedia trở thành một doanh nghiệp như thế nào?
Trong 5 năm tới, tôi nghĩ đó là thời điểm chín muồi của truyền hình tương tác. Như Việt Nam bây giờ, chúng ta chưa có khái niệm truyền hình tương tác. Khi người dùng xem truyền hình, họ chưa có cơ hội tương tác với nhà đài. Với công nghệ mà Thủ Đô Multimedia đang phát triển, năm 2022, chúng tôi sẽ ra mắt công nghệ truyền hình tương tác trong lĩnh vực OTT.
Nó có thể giúp người dùng tương tác trực tiếp với nội dung đang chiếu hay tương tác với nhà đài. Nó giống như lịch sử viễn thông, từ các dịch vụ cơ bản (gần như chiếm 100%) nhưng bây giờ dịch vụ giá trị gia tăng lên ngôi, chiếm 85% tổng doanh thu. Sự ra mắt của truyền hình tương tác là dấu ấn đầu tiên, giống 1 cổng để phát triển giá trị gia tăng cho truyền hình. Ở đó, người xem có thể tương tác với các nội dung.
Tôi nghĩ 5 năm tới, lĩnh vực truyền hình tương tác sẽ phát triển và nở rộ như các dịch vụ giá trị gia tăng của ngành viễn thông di động thời gian trước.
Ngoài ra, tôi đoán rằng blockchain được áp dụng vào nhiều lĩnh vực trong đời sống và ngày càng trở nên phổ biến. Ngoài bảo vệ tác quyền, công nghệ này có thể được sử dụng để truy xuất nguồn gốc, ứng dụng của hợp đồng thông minh hay các lĩnh vực tài chính, ngân hàng khác….
Phản hồi gần đây