Vi phạm bản quyền số đang ngày càng phổ biến với nhiều hình thức khác nhau, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.Trước bài toán nan giải này, ngày 26/9 Hội thảo với chủ đề “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong ngành công nghiệp âm nhạc, điện ảnh và truyền hình số”, được tổ chức bởi Hội Truyền thông Số Việt Nam ( VDCA) và Thủ Đô Multimedia để đưa ra những giải pháp công nghệ tối ưu cho những nhức nhối trên. Tham gia hội thảo, báo laodong.vn cũng có những chia sẻ đồng quan điểm:Cuộc cách mạng số hóa mang lại sự thuận tiện cho người dùng, nhưng cũng tạo ra những thách thức trong việc bảo mật và bảo vệ bản quyền.
Những lỗ hổng của các giải pháp bảo vệ bản quyền số
Theo Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA), trong bối cảnh phân phối nội dung kỹ thuật số đang diễn ra sôi động, sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng truyền hình OTT (Over-The-Top) và các nhà phát hành phim trực tuyến đã đưa người dùng tới một thời kỳ tiêu thụ nội dung giải trí hoàn toàn mới mẻ.Tuy nhiên, cách mạng số hóa cũng mang đến những thách thức chưa từng có trong việc bảo mật và bảo vệ bản quyền nội dung, yêu cầu ra đời các giải pháp mới để bảo vệ nội dung khỏi hàng loạt các rủi ro về xâm hại bản quyền.Các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT như TV360, FPT Play và các hãng phát hành phim trực tuyến như Netflix, Hulu và Hotstar đã trở thành những nhân tố quan trọng trong hệ sinh thái giải trí internet khi đáp ứng nhu cầu nội dung không giới hạn. Vì vậy, việc đảm bảo tính toàn vẹn và độc quyền cho các nội dung phát hành đã trở thành một vấn đề quan trọng và là bài toán mà các nhà sở hữu và phát hành nội dung ngày càng coi trọng.Theo bà Quyên Phạm – Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Liên minh Sáng tạo Nội dung số Việt Nam, mặc dù các biện pháp chặn tên miền cũng đã bắt đầu được thực thi tại Việt nam; các giải pháp quản lý quyền kỹ thuật số (DRM) như Widevine, FairPlay và PlayReady đã được triển khai để ngăn chặn truy cập và phân phối trái phép, nhưng các giải pháp bảo vệ bản quyền hiện tại vẫn chưa đủ sức bảo vệ và cần một phương pháp đa chiều để giải quyết các rủi ro đang hiện hữu.Bên cạnh những lỗ hổng của DRM, các nhà cung cấp truyền hình OTT và các hãng phát hành trực tuyến phải đối mặt với một loạt các rủi ro khác đòi hỏi các giải pháp bảo vệ bản quyền toàn diện như: Vấn đề dùng thiết bị quay màn hình để phát lại hay vấn đề khai thác các mạng riêng ảo (VPN) để né tránh hạn chế địa lý, cho phép truy cập nội dung từ quốc gia này phân phối nội dung trái phép tại một quốc gia khác…Ứng dụng AI bảo vệ bản quyền: Lá chắn mới toàn diện hơnNgày 26.9, phát biểu tại tọa đàm “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc – điện ảnh – truyền hình số”, ông Phạm Hoàng Hải – Giám đốc Trung tâm Bản quyền Nội dung số – Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) nhấn mạnh: Sự bùng nổ của các trang web lậu với hình thức cắt ghép, đăng tải nội dung; livetreams trên mạng xã hội là thực trạng vi phạm bản quyền nội dung số nói chung, cũng như ngành âm nhạc, điện ảnh và truyền hình số nói riêng.Bà Quyên Phạm cho hay: Nhằm đối phó với những mối đe dọa đa dạng này, Sigma Multi-DRM giới thiệu một biện pháp bảo vệ đột phá – Sigma Active Observer (SAO). Đây là giải pháp đổi mới vượt xa các hạn chế của giải pháp DRM truyền thống, cung cấp một cơ chế phòng thủ linh hoạt và tích cực, chủ động phát hiện và thông báo các nguy cơ vi phạm bản quyền.Cũng theo bà Quyên Phạm, SAO còn có khả năng phát hiện và loại bỏ VPN; kháng lại sự giả mạo gói tin, tiêu diệt các nỗ lực khai thác việc truy cập nội dung qua các khu vực khác nhau. Biện pháp tích cực này tăng cường hạn chế địa lý và cắt giảm việc truy cập thâm dụng nội dung trái phép xuyên biên giới…Xem chi tiết tại: https://laodong.v
Tìm kiếm
Bài viết gần đây
- Ứng Dụng Công Nghệ Số Trong Lĩnh Vực Âm Nhạc 14/12/2023
- Chương trình Đào Tạo: Lập Kế Hoạch Kinh Doanh 11/12/2023
- Thủ Đô Multimedia góp mặt và trưng bày giải pháp sigma OTT 29/10/2023
- Thủ Đô Multimedia: Nhận Biên Bản Hợp Tác Đổi Mới Sáng cho các doanh nghiệp tiên phong, Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (IPSC) 13/10/2023
- Thủ Đô Multimedia: Sáng kiến ‘Made by Vietnam’ nhận biên bản ghi nhớ thuộc dự án Tăng Cường Năng lực Cạnh tranh Khu vực Tư nhân Việt Nam (IPSC) 13/10/2023
Phản hồi gần đây