Ngành công nghiệp phát nhạc trực tuyến: Ngày càng “nhiều miệng ăn”

Ngành công nghiệp phát nhạc trực tuyến: Ngày càng “nhiều miệng ăn”

Thời đại Internet nên nhiều nền tảng phát nhạc trực tuyến đã ra đời. Điều này khiến nhiều người bình thường “bỗng dưng trở thành ngôi sao”. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là trở thành ngôi sao âm nhạc là điều dễ dàng. Thực tế, đó là điều chưa bao giờ dễ dàng.

Trái lại, thời đại của phát nhạc trực tuyến đang mang lại nhiều khó khăn hơn cho các nghệ sỹ chính thống và chuyên nghiệp, khi sân chơi xuất hiện quá nhiều những người chơi hệ nghiệp dư. Trong khi đó, câu chuyện bản quyền âm nhạc vẫn chưa bao giờ có hồi kết.

Doanh thu ngành âm nhạc, cả phát trực tuyến và biểu diễn trực tiếp, tăng lên. Nhưng, thu nhập của nghệ sĩ lại giảm xuống. Đó là một câu chuyện buồn được viết trên blog âm nhạc Music Industry Blog.

Doanh thu ngành âm nhạc, cả phát trực tuyến và biểu diễn trực tiếp, tăng lên. Nhưng, thu nhập của nghệ sĩ lại giảm xuống. Đó là một câu chuyện buồn được viết trên blog âm nhạc Music Industry Blog

Thêm nhiều miệng ăn

Bất chấp thách thức đại dịch COVID-19, doanh thu phát trực tuyến (streaming) đã tăng 20% ​​vào năm 2020. Số lượng thuê bao trực tuyến còn tăng nhanh hơn nữa. Trong cùng thời kỳ, số lượng nghệ sĩ phát hành cũng tăng hơn 33%. Và đây là một bài toán số học rất đơn giản: nhiều nghệ sĩ mới xuất hiện hơn lượng doanh thu âm nhạc mới, có nghĩa là thu nhập trung bình trên mỗi nghệ sĩ thấp hơn. Như nhà kinh tế học Will Page nói, tình huống này là “có nhiều miệng ăn” hơn.

Ngay cả trong phân khúc nghệ sĩ biểu diễn trực tiếp đang phát triển nhanh, doanh thu tăng nhanh hơn đáng kể so với thị trường chung (34%), thu nhập trung bình của mỗi nghệ sĩ chỉ tăng 2% lên 234 USD một năm, trên tất cả các ghi nhận định dạng âm nhạc. Và tất nhiên, con số thu nhập đó bị lệch hẳn bởi một vài nghìn nghệ sĩ độc lập ‘siêu sao’, song phần lớn thu nhập của các nghệ sĩ thấp hơn rất nhiều.

Năm 2000, có khoảng 5 triệu nghệ sĩ tham gia biểu diễn trực tiếp. Chưa bao giờ có nhiều người phát hành âm nhạc của họ đến công chúng toàn cầu như vậy. Cuộc cách mạng sáng tạo âm nhạc dường như chưa từng có nhiều nghệ sĩ đến như vậy, có đến 5 triệu giấc mơ đang được theo đuổi sự nghiệp.

Nhưng chỉ với 234 USD thu nhập hàng năm, thực tế là gần như tất cả những giấc mơ đó sẽ không thành hiện thực. Giấc mơ âm nhạc vẫn luôn như vậy, nhưng khác biệt là bây giờ kỳ vọng đã được tăng cao, với giải pháp phát nhạc trực tuyến. Tuy nhiên, lại một lần nữa, số lượng phát trực tuyến có thể lớn nhưng chỉ mang lại doanh thu nhỏ. Ví dụ, một nghệ sĩ tự phát hành thu về 100.000 lượt phát trực tuyến có thể chỉ thu về 500 USD. Số tiền này là một khoản lợi nhuận rất khiêm tốn đối với một nghệ sĩ không nắm được toàn bộ cách thức hoạt động của tiền bản quyền phát trực tuyến.

Với các nền tảng phát trực tuyến, “dân” nghiệp dư đã bước lên sân khấu của “dân” chuyên nghiệp

Đây là một nghịch lý nhỏ. Ngày càng nhiều nghệ sĩ có thể tiếp cận khán giả toàn cầu bằng phương thức phát nhạc trực tuyến, nhưng có rất ít nghệ sỹ hoặc thậm chí là không nghệ sỹ nào đạt mức thu nhập ý nghĩa. Phần lớn cuộc tranh luận về thu nhập của các nghệ sỹ khi phát nhạc trực tuyến đều xoay quanh hoàn cảnh của nghệ sĩ thuộc tầng lớp trung lưu. Trong khi đó, động lực lớn để thành công trong cuộc chơi là sự sáng tạo của tầng lớp những người đam mê nghiệp dư. Trong kinh doanh âm nhạc xưa, những nghệ sĩ này đã sống trong một thế giới khác với những nghệ sĩ chuyên nghiệp. Họ chơi tại các quán bar địa phương và bán một số ít các đĩa CD mà họ đã thu âm tại một phòng thu địa phương.

Giờ đây, họ sử dụng các công cụ dành cho những nhà sáng tạo, đúng như những người chuyên nghiệp và có âm nhạc của họ cũng như những nghệ sỹ chuyên nghiệp xuất hiện trên cùng một nền tảng. Điều này có vẻ ấn tượng khi những người nghiệp dư chơi trong cùng một giải đấu với những người chuyên nghiệp, nhưng không phải vậy!

Vấn đề là nếu họ đủ tài năng, làm những điều đúng đắn và thu hút khán giả, thì họ có thể tham gia giải đấu đó, nhưng chỉ có 0,05% các nghệ sĩ nghiệp dư làm được như vậy.

Ước mơ ngoài tầm với

Có những giấc mơ dường như có thể chạm tới dễ dàng nhưng bằng cách nào đó giấc mơ không bao giờ nằm trong tầm tay. Trớ trêu thay, cảm xúc đó lại là mảnh đất màu mỡ cho sự bất mãn và oán giận sinh sôi. Các thành phần của ngành kinh doanh âm nhạc, như nghệ sĩ, nhà phân phối kỹ thuật số, dịch vụ phát trực tuyến, công cụ dành cho người sáng tạo, phải có bản lĩnh để vượt ra ngoài phạm vi kinh doanh hiện tại về ước mơ của nghệ sĩ.

Khắc phục vấn nạn về tiền bản quyền phát trực tuyến sẽ không thay đổi mọi thứ. Ngay cả khi tăng gấp đôi tỷ lệ tiền bản quyền, 100.000 lượt phát trực tuyến vẫn chỉ tạo ra 1.000 USD cho một nghệ sĩ độc lập. Trong khi đó, các dịch vụ phát trực tuyến sẽ mất 40 xu trên mỗi USD kiếm được và số tiền đó chỉ là để trang trải tỷ lệ bản quyền, tức là thậm chí không tính đến những thứ như có sản phẩm, nhân viên, văn phòng, tiếp thị hoặc điều hành hoạt động khác.

Cuộc chiến tìm kiếm thu nhập

Tiền bản quyền phát trực tuyến sẽ không bao giờ tăng lên đối với hầu hết các nghệ sĩ độc lập. Và đây không chỉ là vấn đề của các nghệ sĩ tự phát hành: hầu hết các nghệ sĩ sẽ không bao giờ được trả đủ tiền từ việc phát nhạc trực tuyến và việc cố gắng đòi tiền bản quyền phát trực tuyến ở thời đại hiện nay gần như vô vọng. Trước tình cảnh này, doanh nghiệp âm nhạc cần xây dựng các nguồn doanh thu phụ trợ cho những người sáng tạo âm nhạc. Có rất nhiều các làm, chẳng hạn như bán dịch vụ viết bài hát trên Soundbetter; Bán dịch vụ đăng ký trên Twitch; Bán nhạc miễn phí bản quyền trên Artlist; Bán đăng ký nghệ sĩ trên Vòng kết nối của người hâm mộ….

Các hãng thu âm, quản lý, nhà phân phối, dịch vụ phát trực tuyến và các công ty cung cấp công cụ sáng tạo đều cần đầu tư vào việc giúp nghệ sĩ của họ xây dựng cơ sở người hâm mộ và thu nhập trên các nền tảng đó. Khoản đầu tư này mang lại thu nhập cho người sáng tạo sẽ đảm bảo họ có thể tiếp tục tạo ra thứ âm nhạc thúc đẩy các mô hình kinh doanh mà hầu hết những người sáng tạo riêng lẻ không và không thể làm được.

Tuy nhiên, thị trường cũng cần một thứ gì đó hơn thế nữa – một chất keo nền tảng gắn kết sự sáng tạo, khán giả và tiêu dùng với nhau. Việc một nghệ sĩ âm nhạc kiếm tiền khác với việc một người phát trực tiếp trò chơi. Người phát trực tiếp trò chơi tạo, phát trực tiếp, tìm và kiếm tiền từ khán giả của họ trên một nền tảng (ví dụ: YouTube hoặc Twitch). Tuy nhiên, một nghệ sĩ âm nhạc tạo ra âm nhạc trên một nền tảng, đưa nó đến một nền tảng khác để phân phối, sau đó đưa nó vào các nền tảng phát trực tuyến nơi nghệ sĩ không có mối quan hệ trực tiếp với khán giả của họ.

Nhà xuất bản ảo “mọc lên như nấm”: Tác giả loay hoay tìm giải pháp bảo vệ bản quyền sách trên mạng

Nhà xuất bản ảo “mọc lên như nấm”: Tác giả loay hoay tìm giải pháp bảo vệ bản quyền sách trên mạng

Bùng nổ nạn sách giả trên mạng Internet

Sách và các tác phẩm văn học hiện được phân phối trên thị trường dưới hai hình thức sách giấy truyền thống và sách điện tử. Hiện sách giấy vẫn chiếm phần lớn thị phần của thị trường sách nhờ trải nghiệm chân thật, sự tập trung, gần gũi và mùi thơm của giấy. Sự xuất hiện của sách điện tử (dưới định dạng ebook, sách nói…) là tất yếu đi cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin. Sự ra đời của các thiết bị và phần mềm đọc sách như Kindle, Sony Reader, Nook… khiến người đọc ngày càng có xu hướng chuyển dịch sự lựa chọn của mình sang sách điện tử.

Theo Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), kết thúc năm 2019, ngành xuất bản Việt Nam đã xuất bản 33.000 cuốn sách với 400 triệu bản, tổng doanh thu đạt 2.600 tỷ đồng. Trong đó, xuất bản phẩm điện tử đạt trên 2.400 cuốn với 1,5 triệu lượt truy cập, tăng 25 lần về số cuốn, 5 lần về lượt truy cập so với năm 2018.

Sách điện tử ngày càng phổ biến

Ngay từ khi mới xuất hiện, sách điện tử đã được đón nhận nồng nhiệt và trở thành phương thức tiếp cận tri thức không thể thiếu bởi những lợi ích: Mang theo bất cứ đâu, số lượng kho sách khổng lồ, trọng lượng nhẹ, không hỏng, hay đánh mất… Dù vô cùng tiềm năng và đi đúng theo xu hướng của thế giới nhưng thị trường sách điện tử Việt Nam vẫn còn rất nhiều rào cản khiến nó chưa thể phát triển mạnh mẽ. Một trong những rào cản lớn nhất vấn nạn sách lậu tràn lan cả ở các hiệu sách truyền thống, cũng như trên môi trường mạng.

Vấn nạn xâm phạm tác quyền tại Việt Nam diễn ra ngang nhiên, phổ biến và nghiêm trọng. Một số cá nhân, tổ chức tự in sách của các nhà xuất bản (NXB) chính thống chuyển thành phiên bản ebook và đưa lên mạng chia sẻ miễn phí, thậm chí là chào bán có thu phí. Vấn nạn vi phạm bản quyền sách trên mạng đã bị phát hiện từ nhiều năm nay. Cụ thể, năm 2016, Cục An ninh Văn hóa Thông tin và Truyền thông (Bộ Công an) cho biết, trên mạng có khoảng 10 NXB “ảo” chuyên phát hành, ngang nhiên công khai chào bán ebook. Theo các quy định của pháp luật, các NXB này đang phạm pháp.

Sách điện tử ngày càng được ưa chuộng so với sách giấy

Trên thế giới, tháng 9/2009, CNN đưa tin, cuốn sách The Lost Symbol (Biểu Tượng Thất Truyền) của tác giả Dan Brown ra mắt tại Mỹ dưới định dạng điện tử trên trang Amazon. Số lượt mua sách tăng chóng mặt và mở ra kỳ vọng mới vào thị trường sách điện tử. Nhưng chỉ trong vài ngày, các bản lậu miễn phí xuất hiện tràn lan trên các trang Rapidshare hay BitTorrent với hơn 100.000 lượt tải xuống. Vi phạm bản quyền số, trước đây giới hạn trong ngành âm nhạc và điện ảnh, nay lan sang ngành xuất bản sách.

Dù biết sản phẩm của mình có thể dễ dàng sao chép nhưng các NXB vẫn chấp nhận hoạt động này và mở rộng ấn bản điện tử bởi đây là xu hướng chung và doanh thu quá hấp dẫn. Amazon cho biết, người sử dụng Kindle mua sách trung bình nhiều hơn 3,1 lần các khách hàng mua sách truyền thống. Tại Việt Nam, nếu đạt 20% thị phần, doanh thu sách điện tử của ngành xuất bản được kỳ vọng cán mốc 1.000 tỷ đồng trong tương lai gần.

Các NXB phải dùng giải pháp công nghệ để bảo vệ mình

Các nhà xuất bản “ảo” mọc lên như “nấm sau mưa” và ngang nhiên vi phạm pháp luật. Thế nhưng đối phó với những NXB “ảo” này không hề dễ. Đánh sập NXB “ảo” này thì các NXB “ảo” khác lại mọc lên. Đại diện một NXB chính thống từng chia sẻ, do bị sao chép, làm giả nhiều ebook nên NXB này có thời điểm phải “đại hạ giá” ebook còn 5.000-10.000 đồng/bản, thậm chí 1.000 đồng/bản và chấp nhận bù lỗ.

Với sách giấy, theo Nghị định 159/2013 quy định hành vi in lậu, in giả từ 300 bản trở lên sẽ bị phạt từ 20-30 triệu đồng. Với chế tài còn nhẹ nhàng như vậy, các đơn vị sách giả có thể thoả sức tung hoành bởi “cùng lắm” bị phạt 30 triệu đồng.

Các NXB chỉ còn biết tích cực tuyên truyền, trông chờ vào ý thức của độc giả, nhưng thực ra việc chờ người dùng có ý thức là điều không hiệu quả trong phòng chống vi phạm bản quyền.

Các NXB gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệ bản quyền sách

Nhờ sự phát triển của công nghệ, Việt Nam hiện đã có giải pháp giúp các nhà xuất bản chủ động bảo vệ mình trước vấn nạn vi phạm bản quyền sách điện tử. Công ty Cổ phần Truyền thông Đa phương tiện Thủ Đô (Thudo Multimedia) là công ty công nghệ đi tiên phong phát triển giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số đạt chuẩn toàn cầu (với tên thương mại là Sigma Multi-DRM).

Sigma Multi-DRM là giải pháp bảo vệ bản quyền Make in Vietnam được vinh danh tại Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020. Sigma Multi-DRM đã vượt qua những bài kiểm định gắt gao của Cartesian – tổ chức uy tín hàng đầu thế giới, tuân thủ hoàn toàn các yêu cầu bảo mật của các nhà sản xuất nội dung lớn, giảm thiểu rủi ro về vấn nạn ăn cắp bản quyền nội dung trên mạng.

Về giải pháp ngăn chặn vấn nạn xâm phạm bản quyền trên môi trường mạng, ông Nguyễn Ngọc Hân – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Đa phương tiện Thủ Đô chia sẻ: “Về bản chất, Sigma Multi-DRM thay thế khả năng kiểm soát bản quyền vốn đã rất thụ động và kém hiệu quả từ chính người chủ sở hữu nội dung kỹ thuật số và đặt nội dung kỹ thuật số đó dưới sự kiểm soát của một chương trình máy tính.”

Sơ đồ giản lược cách thức sản phẩm Sigma Multi-DRM bảo vệ bản quyền nội dung số

Với giải pháp Sigma Multi-DRM, máy chủ thư viện sách điện tử sẽ mã hoá nội dung, hạn chế quyền truy cập, sao chép và in tài liệu của người dùng dựa trên các ràng buộc do người giữ bản quyền của nội dung đặt ra.

Như vậy, các nhà xuất bản có thể yên tâm những sản phẩm trí tuệ của cả một tập thể được an toàn dưới sự dòm ngó của đơn vị phân phối sách lậu.

VTVcab ON đạt 8 triệu lượt tải: Bất ngờ của làng giải trí số Việt

VTVcab ON đạt 8 triệu lượt tải: Bất ngờ của làng giải trí số Việt

Trong thời đại Internet bùng nổ, việc những thế hệ Millennials, GenZ “ăn ngủ” cùng smartphone, máy tính bảng, smart TV…đã tạo ra sự thay đổi lớn trong phương thức tiếp cận thông tin và giải trí.

Theo báo cáo Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT – Bộ TT&TT), năm 2020, cả nước có 35 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền với 13,8 triệu thuê bao phát sinh cước phí hàng tháng. Doanh thu năm 2019 của toàn thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam ước đạt 8.600 tỷ đồng. Trong đó, lượng thuê bao truyền thống của ngành truyền hình tăng trưởng chậm ở mức 5-6% và doanh thu cũng chậm không kém 6-7%. Các con số trên cho thấy, thị trường truyền hình truyền thống về cơ bản đã dần bão hòa.

VTVcab ON có mặt thị trường OTT vào tháng 7/2019

Ngược lại, truyền hình Internet OTT (Over The Top –ứng dụng và dịch vụ cung cấp nội dung cho người sử dụng dựa trên các nền tảng Internet) có tốc độ tăng trưởng như vũ bão tại Việt Nam. Thống kê của Cục PTTH&TTĐT cũng cho thấy, số thuê bao sử dụng ứng dụng OTT phát triển với tốc độ hơn 50%/năm và không ngừng gia tăng. Tổ chức nghiên cứu Muvi đưa ra dự báo doanh thu thị trường OTT Đông Nam Á giai đoạn 2020-2021 có thể đạt đến mức 650 triệu USD/năm.

Chiếc bánh OTT béo bở trị giá hàng trăm triệu USD khiến hàng loạt doanh nghiệp cả nội lẫn ngoại đều “thèm khát”. Trên thị trường OTT diễn ra cuộc chiến khốc liệt nhằm giành miếng bánh của riêng mình. Việt Nam hiện có 35 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh và truyền hình trả tiền. Trong đó, 20 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung truyền hình trên Internet. Nổi bật lên trong số các doanh nghiệp này phải kể đến VTVcab ON.

VTVcab ON là ứng dụng cung cấp dịch vụ xem truyền hình trực tuyến và video theo yêu cầu được phát triển bởi VTVcab và Công ty cổ phần Truyền thông Đa phương tiện Thủ Đô. Ứng dụng VTVcab ON chạy trên 4 nền tảng: Smart TV, Smart Phone, Android box và website.

Mới ra mắt vào thời điểm 25/07/2019, chỉ sau chưa đầy 2 năm, VTVcab ON đã trở thành 1 hiện tượng trong làng giải trí số. VTVcab ON hiện đã có gần 8 triệu lượt tải (mobile 3,5 triệu và Smart TV 4,3 triệu), lượng người sử dụng hàng tháng khoảng 500.000 người. Bình quân mỗi ngày có khoảng 1 triệu lượt xem trên ứng dụng. Đây là một con số bất ngờ đối với một dịch vụ OTT nội địa.

VTVcab ON chạy đồng nhất với chất lượng cao và rõ nét trên 4 nền tảng: Smart TV, Smart Phone, Android box và website

Lý giải cho thành công đặc biệt của VTVcab ON phải kể đến nội dung trên các kênh và VOD (mảng nội dung theo yêu cầu) đầy đủ, đặc sắc và đa dạng bậc nhất tại Việt Nam. Số kênh truyền hình trên hệ thống VTVcab ON lên tới 200 kênh. Duy nhất trên VTVcab ON có đầy đủ các nhóm kênh theo vùng miền như nhóm kênh SCTV, nhóm kênh Vĩnh Long, nhóm kênh HTV, nhóm kênh truyền hình của từng địa phương,… đáp ứng toàn diện nhất nhu cầu của mọi khán giả.

VTVcab ON sở hữu rất nhiều VOD mua độc quyền và tự sản xuất với hàm lượng sáng tạo cao. Hàng nghìn nội dung về thể thao, phim bom tấn Hollywood, Hàn Quốc, Trung Quốc, sự kiện hot, hoạt hình, gameshow thiếu nhi… được cập nhật tới từng phút với hơi thở của thời đại. Các nội dung này đều được kiểm duyệt kỹ càng (đặc biệt là nhóm kênh thiếu nhi), mua và bảo vệ bản quyền hợp pháp bằng công nghệ bảo vệ bản quyền số Sigma Multi-DRM – một giải pháp đã được Catersian chứng nhận đạt chuẩn bảo mật toàn cầu.

Những sự kiện thể thao đỉnh cao trên thế giới như giải đấu bóng đá La Liga, Bundes Liga, Ngoại hạng Anh, UEFA Champion League, giải quần vợt ATP… được VTVcab ON truyền hình trực tiếp mượt mà với độ trễ cực thấp – chỉ 3s so với mức 30-70s của các dịch vụ truyền hình OTT khác, ghi điểm mạnh mẽ tới khách hàng và thu hẹp khoảng cách giữa truyền hình OTT với truyền hình số DVB-T2.

VTVcab ON có số lượng kênh truyền hình và video theo yêu cầu đặc sắc và đầy đủ bậc nhất trên thị trường OTT Việt Nam

Khách hàng sử dụng dịch vụ có thể xem các nội dung trên VTVcab ON đồng nhất với chất lượng cao và rõ nét trên các nền tảng: Smart TV, Android TV box, Website.

Trong một thị trường OTT còn non trẻ, đặc biệt đang bị tác động tiêu cực của nạn vi phạm bản quyền, trốn thuế, rất cần có thêm những ứng dụng nội dung số có nội dung chất lượng cao, chuyên nghiệp, kiểm duyệt kỹ càng, tuân thủ đúng luật pháp Việt Nam như VTVcab ON.

Chỉ có dùng công nghệ mới ngăn chặn được nạn “ăn cắp” chất xám công khai trên mạng

Chỉ có dùng công nghệ mới ngăn chặn được nạn “ăn cắp” chất xám công khai trên mạng

Tâm lý nghe nhạc miễn phí sẽ giết ngành công nghiệp âm nhạc

Nhiều năm về trước, hàng trăm website nhạc số rầm rộ ra đời và chừng ấy số lượng website đóng cửa. Lý do là bởi nạn xem đĩa CD lậu, nghe và tải nhạc “chùa” trực tuyến. Thời điểm đó, không mấy khán giả nghĩ tới việc bỏ tiền túi hàng tháng cho món ăn tinh thần này. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đĩa CD lậu đã lỗi thời nhưng vi phạm bản quyền nhạc số (cụ thể là nghe và tải nhạc “chùa”) vẫn ăn sâu bám rễ vào một bộ phận khán thính giả.

Theo Liên đoàn Công nghiệp Ghi âm Quốc tế (IFPI), vi phạm bản quyền nhạc số trên mạng có nhiều hình thức. Bao gồm: Tạo các cơ sở dữ liệu âm nhạc trên các website hoặc các giao thức truyền dữ liệu FTP (File Transfer Protocol); tải lên và tải xuống file nhạc qua các nhóm trên Internet hoặc chia sẻ nhạc qua mạng lưới ngang hàng Peer-to-peer (P2P). Hành vi vi phạm bản quyền gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tất cả các bên tham gia sản xuất âm nhạc bao gồm: ca sĩ, nhạc sĩ, nền tảng cung cấp nhạc có bản quyền.

Trang nhacso.net đóng cửa sau 10 năm hoạt động

Khán giả không chịu bỏ tiền nghe nhạc, nền tảng nhạc số không có nguồn thu, nhạc sĩ không có nhuận bút, ca sĩ thể hiện không có tiền. Tất cả các bên tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối nhạc đều không sống nổi bằng nhạc số. Trên thế giới, trước đây, ca sĩ, nhạc sĩ sống chủ yếu bằng việc bán đĩa nhạc vật lý và sau này là nhạc số. Còn ở Việt Nam, ca sĩ sống bằng việc đi diễn tại các phòng trà, nhãn hàng, show âm nhạc. Một nhạc sĩ đã phải thốt lên rằng làm nhạc ở Việt Nam như “làm từ thiện”.

Các website nhạc số không chỉ trông chờ vào nguồn thu từ phí dịch vụ hàng tháng của khách hàng. Website nhạc số yêu cầu trả phí đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam là nhacso.net. Năm 2005, nhacso.net là nền tảng có bản quyền đầu tiên ra đời. Đây là dấu mốc quan trọng trên thị trường nhạc trực tuyến trong nước. Nhưng sau hơn 10 năm hoạt động, tháng 10 năm 2016, website này đã chính thức đóng cửa. Sự kiện này cho thấy các website muốn sống tốt bằng nguồn thu trả phí là rất khó khăn và để thay đổi thói quen nghe nhạc “chùa” thực sự không dễ dàng.

Những tia sáng trên thị trường nhạc số

Sau nhiều năm, thị trường nhạc số đã bắt đầu có những vệt sáng. Sự chuyển mình, dù còn chậm, nhưng rất tích cực. Điểm sáng đầu tiên phải kể đến là sự lên tiếng của nhiều nghệ sĩ về vấn nạn bản quyền. Điển hình là ca sỹ Mỹ Tâm, nữ ca sĩ gốc Đà Nẵng rất quyết liệt trong vấn đề bảo vệ bản quyền tác phẩm của mình.

Cô thắng thắn chia sẻ với báo chí: “Bản thân tôi thấy các trang nhạc online Việt Nam hiện tại không coi trọng bản quyền của nghệ sĩ. Tôi rất buồn khi phải chứng kiến điều này khi mình đang sống trong thời đại văn minh. Vì vậy tôi chấp nhận là người duy nhất đứng ngoài việc này chứ không đồng tình đi theo cái sai được dù có thế nào“.

Nữ ca sĩ Mỹ Tâm tiên phong trong bảo vệ bản quyền âm nhạc

Tất nhiên, không phải nghệ sĩ nào cũng có lượng người hâm mộ hùng hậu, tên tuổi đã thành thương hiệu và vị trí vững chắc như Mỹ Tâm để có thể nói không với nghe và tải nhạc lậu. Nhiều nghệ sĩ, đặc biệt là các ca sĩ trẻ, vẫn phải dựa vào các website nghe nhạc miễn phí để quảng bá sản phẩm của mình đến với công chúng. Dù vậy, đây vẫn là tín hiệu rất tích cực và cần lan toả nhiều hơn nữa.

Điểm sáng thứ hai là sự xuất hiện của các ông lớn trong lĩnh vực phân phối nhạc số như Spotify và Apple Music tại Việt Nam. Apple Music xuất hiện tại Việt Nam sớm hơn (năm 2015) nhưng chưa thực hiện tạo được dấu ấn rõ nét trên thị trường như Spotify (xuất hiện ở Việt Nam năm 2018).

Spotify thổi làn gió mới vào thị trường nhạc số trả tiền của Việt Nam

Spotify là ứng dụng nghe nhạc số, ra mắt lần đầu tại Thụy Điển năm 2008. Ứng dụng sở hữu hơn 40 triệu bài hát đều có bản quyền. Theo Wikipedia, kết thúc năm 2020, Spotify có hơn 345 triệu người dùng thường xuyên, trong đó gồm 155 triệu người dùng trả phí. Nền tảng này phân chia khoảng 70% tổng doanh thu cho người sở hữu bản quyền nội dung. Spotify nổi trội so với nhiều trang web nhạc số nội địa khác bởi âm nhạc chất lượng cao, có bản quyền, giao diện đơn giản, thuật toán cá nhân hoá danh sách phát nhạc và phí hàng tháng khá thấp, chỉ 59.000 đồng. Sự xuất hiện của các nền tảng nghe nhạc nước ngoài đã thổi làn gió mới cho thị trường nhạc số Việt Nam.

Công nghệ sẽ giải quyết triệt để vấn nạn vi phạm bản quyền

Những dấu hiệu tích cực như có nhiều nghệ sĩ lên tiếng, các nền tảng nước ngoài tham gia thị trường Việt Nam đã phần nào góp phần giảm bớt vấn nạn vi phạm bản quyền. Tuy vậy, nếu chỉ trông chờ vào các yếu tố này thì chưa đủ bởi việc tìm kiếm, nghe và tải nhạc số “chùa” vẫn còn quá dễ, quá tiện.

Trước thực trạng vi phạm bản quyền nội dung trên không gian mạng, ngày càng tinh vi và khó kiểm soát, vào cuối năm 2020 Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố đang triển khai phối hợp cùng các đơn vị khác để thành lập Trung tâm bảo vệ bản quyền nội dung số, nhằm bảo vệ bản quyền nội dung trên môi trường số. Cuộc chiến bản quyền sẽ là cuộc chiến lâu dài, thế nên việc bảo vệ bản quyền sẽ cần sự phối hợp khăng khít giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

Dự kiến trong quý II/2021, Trung tâm bảo vệ bản quyền nội dung số sẽ được thành lập. Trung tâm mới được kì vọng sẽ bảo vệ bản quyền một cách hiệu quả, đảm bảo công bằng cho các đơn vị sản xuất nội dung.

Tuy nhiên, bên cạnh sự quyết liệt của các cơ quan chức năng thì chính các đơn vị sở hữu bản quyền cũng cần nỗ lực tìm kiếm phương án để chủ động ngăn chặn vấn nạn vi phạm bản quyền.

Ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng giám đốc Thudo Multimedia

Bên cạnh những hỗ trợ từ chính sách của cơ quan nhà nước, thì hiện nay đã có những giải pháp công nghệ cho phép các nhà sở hữu nội dung có thể chủ động chọn cho mình những giải pháp phù hợp để bảo vệ “đứa con” của mình.

Ông Nguyễn Ngọc Hân – Tổng Giám đốc Công ty CP Truyền thông Đa phương tiện Thủ Đô (Thudo Multimedia) chia sẻ: “Các đơn vị sản xuất và phân phối nội dung cần chủ động bảo vệ thành quả lao động của mình trên môi trường số. Hiện chúng tôi đã phát triển giải pháp công nghệ Make in Vietnam với tên gọi Sigma Multi-DRM giúp các nhà sản xuất và phân phối nội dung số bảo vệ bản quyền. Hệ thống Sigma Multi-DRM lý tưởng bảo đảm được tính linh hoạt, hoàn toàn minh bạch với người dùng và những rào cản phức tạp để ngăn chặn việc sử dụng bản quyền trái phép.”

Sigma Multi-DRM là giải pháp bảo vệ bản quyền Make in Vietnam được vinh danh tại Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020. Sigma Multi-DRM đã vượt qua những bài kiểm định gắt gao của Cartesian – tổ chức uy tín hàng đầu thế giới, tuân thủ hoàn toàn các yêu cầu bảo mật của các nhà sản xuất nội dung lớn, giảm thiểu rủi ro về vấn nạn ăn cắp bản quyền nội dung trên mạng.”

Bảo vệ bản quyền vẫn luôn là vấn đề khiến các nghệ sĩ trăn trở. Giải pháp bảo vệ bản quyền bằng công nghệ giúp các nghệ sỹ tập trung toàn bộ tâm huyết vào sản xuất âm nhạc, đảm bảo nhận về những giá trị đúng với chất xám bỏ ra.

Nghe nhạc trực tuyến trở thành phương thức giải trí phổ biến của người Việt

Nghe nhạc trực tuyến trở thành phương thức giải trí phổ biến của người Việt

Trong một khảo sát gần đây do Q&Me thực hiện về hành vi nghe nhạc của người Việt Nam, khảo sát được thực hiện với 1.500 người từ độ tuổi 18 tới 44. Theo kết quả khảo sát, nghe nhạc là phương thức giải trí phổ biến nhất, các kênh nghe nhạc cũng trở nên linh hoạt và đa dạng hơn nhờ vào kết nối mạng ngày càng trở nên rộng rãi.

Trong 1.500 người được khảo sát có 64% là nam giới và 36% nữ giới, 28% ở Hà Nội, 28% ở Thành phố Hồ Chí Minh và còn lại ở các tỉnh khác. Độ tuổi được chia đều theo 4 nhóm nhóm dưới 18 tuổi, nhóm 19 – 22 tuổi, nhóm 23 – 29 tuổi và nhóm từ 30 trở lên.

Kết quả khảo sát cho thấy, về mức độ thường xuyên nghe nhạc,75% số người được khảo sát cho biết nghe nhạc hàng ngày, và là hình thức giải trí chính. 57% nghe vài lần một ngày, 19% nghe một lần một ngày, 12% nghe 4 – 6 lần/một tuần. Trong khi đó 80% số người được khảo sát nghe nhạc dưới 1 tiếng, trong khi đó khoảng 1/5 số người nghe nhạc rất nhiều từ 1 giờ trở lên.

Đối với thể loại nhạc theo quốc gia, thì phổ biến nhất là nhạc Việt Nam với 95% người nghe, sau đó là nhạc tiếng Anh của Mỹ chiếm 28% và nhạc Hàn Quốc chiếm 27%, tiếp theo sau là nhạc Trung Quốc, Nhật, Anh và châu Âu nói chung, Nhật các nước châu Á khác và nhạc Latin.

Đối với dòng nhạc, thì phổ biến nhất đương nhiên là nhạc Pop với 44% người nghe, sau đó là nhạc EDM/Dance với 33%, nhạc Hiphop/Rap với 29%, Bolero 28%, Rock 20%, Cổ điển 17%, R&B/Soul 12%, Country 11%, Jazz 11%, các thể loại khác chung khoảng 27%.

Mọi người thường nghe nhạc vào thời gian lướt mạng chiếm tới 50%, thời gian làm việc chiếm 44%, làm việc nhà chiếm 35%, chỉ thuần túy nghe nhạc chiếm 28%, khi học chiếm 26%, khi di chuyển chiếm 26%, khi đọc sách và nghe nhạc đều chiếm tới 12%.

Một thông số đáng lưu ý đó là thiết bị sử dụng đề nghe nhạc. Có tới 93% số người sử dụng điện thoại di động để nghe nhạc, trong khi chỉ có 34% người sử dụng máy tính xách tay, 31% số người sử dụng tivi, 17% sử dụng máy tính bảng, chỉ còn 10% số người khảo sát sử dụng máy nghe nhạc MP3/MP4 một thiết bị vô cùng phổ biến trong khoảng 10 năm trước, và 7% vẫn tiếp tục duy trì sử dụng radio.

Các phương tiện nghe nhạc ngày càng phụ thuộc nhiều vào Internet

Việc sử dụng các thiết bị điện tử để nghe nhạc cũng làm thay đổi thói quen lựa chọn kênh để nghe nhạc của người Việt. YouTube hẳn nhiên là kênh được nhiều người sử dụng nhất chiếm tới 86%, sau đó là Zing với 59%, Nhaccuatui chiếm 34%, Facebook chiếm 23%, Spotify một ứng dụng có bản quyền, người dùng phải trả tiền nổi lên ở Việt Nam khoảng 3 năm nay chiêm 14%, Apple chiếm 8%, sau đó là một số ứng dụng khác chiếm dưới 5%.

Điều gì khiến cho người sử dụng lựa chọn các ứng dụng để nghe nhạc? Ba yếu tố chính là chất lượng âm nhạc, sự đa dạng và việc cho tải xuống các bản nhạc là quan trọng nhất. Chất lượng âm nhạc là yếu tố hàng đầu được quan tâm chiếm tới 70%, sau đó là sự đa dạng của chủng loại âm nhạc chiếm tới 50%. Tuy hiện nay việc nghe nhạc online đã rất phổ biến, nhưng khả năng được tải nhạc, hay được nghe khi không kết nối cũng chiếm tới 43%. Tiếp theo đó là tính năng mang nhiều tính cá nhân hóa, tạo được danh sách nhạc cá nhân chiếm 26%, không hoặc ít quảng cáo chiếm 22%, tính phí hợp lý chiếm 18%, tốn ít dung lượng nghe nhạc chiếm 15% và cuối cùng là giao diện hấp dẫn chiếm 13%.

Trong các nghệ sĩ Việt thường được nghe nhất, không bất ngờ đó chính là Sơn Tùng MTP, nghệ sĩ có số lượng người hâm mộ trẻ đặc biệt đông đảo ở Việt Nam, thường xuyên giành được số 1 treding YouTube ngay sau khi ra sản phẩm âm nhạc mới. Sơn Tùng chiếm tới 41% số người khảo sát lựa chọn, vị trí thứ hai là của Jack chiếm 34%. Sau đó là những nghệ sĩ khá lâu năm và có số lượng người hâm mộ lớn ở Việt Nam như Mỹ Tâm chiếm 17%, Đan Trường 12%, Hồ Quang Hiếu 10%, Đàm Vĩnh Hưng 9%, Cẩm Ly 8%, Lê Bảo BÌnh 8%, Quang Lê 7% và Lệ Quyên 6%.

Các nghệ sĩ quốc tế thì nghệ sĩ Mỹ chiếm tới 55%, nghệ sĩ Hàn chiếm 26% và nghệ sĩ Anh chiếm 19%. Trong đó Taylor Swift chiếm 20%, Black Pink 18%, BTS 17%, Alan Walker 16%, Westlife 9%, Justin Bieber 8%, Maroon 5 chiếm 8%, Katy Perry 8%.

Câu chuyện “50 sắc thái” và sự nở rộ của xu hướng tự xuất bản sách

Câu chuyện “50 sắc thái” và sự nở rộ của xu hướng tự xuất bản sách

Trong đại dịch, doanh số bán sách của nhiều nhà xuất bản sụt giảm vì phải đóng cửa nhiều hiệu sách, nhưng số lượng sách phát hành qua các kênh điện tử lại tăng lên. Và không chỉ trong đại dịch, xu hướng tự xuất bản sách đang ngày càng nở rộ….

Ngay cả trước đại dịch Covid-19, nhiều thay đổi đã xảy ra trong ngành xuất bản sách. Một số tác giả chỉ trích tình trạng các nhà văn bình thường, mới vào nghề khó có thể xuất bản và kiếm sống vì một số ít các tác giả đình đám luôn chiếm lĩnh thị trường và được các nhà xuất bản ưu ái.

Thành công rực rỡ của “50 sắc thái”

50 Shades of Grey – hay chính là 50 sắc thái – lần đầu tiên được tự xuất bản dưới dạng tiểu thuyết của người hâm mộ và sau đó được một nhà xuất bản lớn chọn mua. Thành công rực rỡ này của 50 sắc thái là một yếu tố thay đổi cuộc chơi xuất bản, khi nổ ra các cuộc thảo luận về những thể loại văn học được cho là không có khả năng tạo ra một lượng lớn khán giả, nhưng thực tế khi cuốn sách đến được với độc giả dưới dạng tự xuất bản, đã được đón nhận nhiệt liệt. Chính vì vậy, câu chuyện về 50 sắc thái cũng tạo ra các cuộc tranh luận về tương lai của xuất bản độc lập – hay xu hướng tự xuất bản – nói chung.

50 Shades of Grey – hay chính là 50 sắc thái – lần đầu tiên được tự xuất bản dưới dạng tiểu thuyết của người hâm mộ và sau đó được một nhà xuất bản lớn chọn mua

Lần đầu tiên tác giả E.L. James đã được đề nghị trả tới 5 triệu USD cho bản quyền bộ phim đối với cuốn tiểu thuyết tự xuất bản của bà, Fifty Shades of Grey. James, một cựu giám đốc điều hành truyền hình có trụ sở tại London, đã xuất bản phần đầu tiên của bộ ba phim Fifty Shades dưới dạng sách điện tử. Cuốn sách không hề được phân phối bởi một nhà xuất bản truyền thống nào ở Mỹ, bộ truyện đã được chú ý thông qua truyền miệng và Facebook. James sau đó đã ký một hợp đồng sách trị giá bảy con số với Vintage. Chẳng bao lâu, Fifty Shades of Grey đã lọt vào danh sách sách điện tử của New York Times và trở thành một trong các cuốn sách bán chạy nhất.

Trong bối cảnh ngành xuất bản đang chuyển mình, một số tác giả thực sự cảm thấy sự thôi thúc thử nghiệm cách truyền tải tác phẩm của mình đến độc giả, bao gồm các hình thức sản xuất sách mới lạ, độc lập với những “người gác cổng” xuất bản truyền thống – chính là các nhà xuất bản truyền thống.

Sách tự xuất bản tăng cao trong đại dịch COVID-19

Trong thời gian đại dịch, phải sống và sinh hoạt trong các biện pháp kiểm soát đại dịch, thời gian ở nhà nhiều, một số người đã dành nhiều thời gian hơn cho việc đọc sách. Nhưng ai được lợi từ xu hướng đọc sách tăng lên rõ rệt? Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos đã có giá trị tài sản ròng của mình tăng gấp đôi lên hơn 200 tỷ USD trong năm 2020. Trong khi đó, nhiều nhà bán lẻ sách nổi tiếng phải đóng cửa các hiệu sách trên khắp đất nước.

Trong bối cảnh này, xu hướng tự xuất bản sách trên các nền tảng điện tử càng có sân chơi nở rộ. Trước nay, việc tự xuất bản một cuốn sách đôi khi gặp phải những kỳ thị, rằng cuốn sách đó đã từng bị các nhà xuất bản truyền thống từ chối, vì thế mới phải … tự xuất bản. Hơn nữa, sách tự xuất bản có khả năng thiếu sự kiểm soát và chỉnh sửa chất lượng của các nhà xuất bản truyền thống. Tuy nhiên, điều đó ngày càng bị lu mờ khi xu hướng tự xuất bản lên ngôi và được độc giả đón nhận. Thậm chí, một số “nhà tự xuất bản” hiện cũng thuê cả biên tập viên để kiểm soát lỗi, chất lượng của cuốn sách.

Ngoài ra, xu hướng tự xuất bản cũng ngày càng có nhiều động lực, giảm kỳ thị khi một số nhà văn bày tỏ rằng sự nghiệp của họ không nên bị các nhà xuất bản chính thống truyền thống sai khiến. Vì tất cả những lý do này, tự xuất bản đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn đối với nhiều nhà văn. Tự xuất bản là việc các tác giả chịu toàn bộ trách nhiệm tài chính đối với các giai đoạn sản xuất, phân phối và tiếp thị của một dự án mà họ có thể thuê các cá nhân làm việc tự do.

Một số nền tảng tự xuất bản như Lulu và Smashwords đã báo cáo sự gia tăng doanh số bán các đầu sách tự xuất bản bắt đầu từ tháng 3/2020 khi chính sách phong tỏa vì COVID-19 bắt đầu. Một lý do góp phần gia tăng xu thế tự xuất bản là việc sản xuất sách điện tử. Trong thời gian dịch bệnh, nhiều người ở nhà và dành thời gian trên nền tảng tực tuyến, vì vậy họ dễ dàng mua sách điện tử. Kindle Direct Publishing của Amazon tự hào cho biết vào năm 2020, ở Ấn Độ, “hàng nghìn tác giả” đã tự xuất bản tác phẩm của họ trên nền tảng – với con số được báo cáo là gấp đôi số lượng tác giả so với năm trước.

Là một nhà văn tự xuất bản có nghĩa là tác giả kiểm soát thời điểm xuất bản sách và cung cấp cho độc giả. Ví dụ, một số sự kiện ra mắt sách mùa hè đã bị trì hoãn bởi đại dịch. Tuy nhiên, với các nền tảng hỗ trợ tự xuất bản, các tác giả tự xuất bản đã thu hút được khán giả, những người đang chờ đợi các bản phát hành mới trong thời kỳ phong tỏa vì dịch bệnh và bế tắc của lĩnh vực xuất bản.

Chặng đường 10 năm của của sách tự xuất bản

Trong 10 năm qua, xu hướng tự xuất bản đã tiếp tục phát triển, trở thành một ngành công nghiệp có tiềm năng nhờ áp dụng ebook và các công ty xuất bản trực tuyến. Tuy nhiên, rất khó theo dõi số lượng sách tự xuất bản thực tế vì một số nền tảng như Amazon hay những nền tảng tự xuất bản khác để dữ liệu ở chế độ riêng tư. Nhưng Bowker, một công ty cung cấp thông tin thư mục cho những người làm việc trong ngành xuất bản, đã báo cáo sự gia tăng các đầu sách tự xuất bản trong thập kỷ qua. Bowker cho biết có 148.424 bản in sách tự xuất bản và thêm 87.201 sách điện tử trong năm 2011. Chỉ sáu năm sau, vào năm 2017, theo hồ sơ của công ty, số lượng sách tự xuất bản là hơn một triệu. Con số tiếp tục tăng vào năm sau, với hơn 1,5 triệu cuốn sách tự xuất bản được đăng ký trong hệ thống của Bowker.

Theo Wikipedia, xu hướng tự xuất bản sách đã tăng trưởng mạnh mẽ, thậm chí là “tăng trưởng chóng mặt”. Số lượng sách tự xuất bản đã tăng gấp ba lần từ năm 2006 đến năm 2012. Năm 2008, lần đầu tiên trong lịch sử, số lượng sách được tự xuất bản nhiều hơn những sách được xuất bản theo cách truyền thống. Năm 2009, 76% tổng số sách được phát hành là tự xuất bản, trong khi các nhà xuất bản phải giảm số lượng sách họ sản xuất.

Trở lại năm 2008, có 85.468 đầu sách tự xuất bản. Kể từ đó, số sách tự xuất bản liên tục tăng lên. Đến vào năm 2011, số lượng sách tự xuất bản là 247.210; đến năm 2012 là 459.000; đến năm 2017 đã có 786.935 sách tự xuất bản.Trong khoảng thời gian sáu năm, tăng trưởng số sách tự xuất bản là 218%. Những con số này không tính các đầu sách được xuất bản bởi các nền tảng Kindle Direct Publishing của Amazon. Đây là những con số sách tự xuất bản trên toàn thế giới, nhưng những con số này cũng rất mạnh đối với các thị trường cụ thể. Ví dụ, ở Vương quốc Anh, độc giả đã mua 18 triệu cuốn sách tự xuất bản trong năm 2013, tăng 79% so với năm trước. Số lượng sách tự xuất bản trên các nền tảng cũng tăng cao, vào năm 2012, ¼ sách được bán bởi dịch vụ Kindle Kindle Direct Publishing của Amazon là sách tự xuất bản.

Những phát triển này chỉ ra rằng tự xuất bản chắc chắn có khả năng giành một vị trí lâu dài trong hệ sinh thái xuất bản. Các phương thức xuất bản mới này có thể trở nên hấp dẫn đối với các tác giả, những người có thể sản xuất tác phẩm của họ và cung cấp tác phẩm cho công chúng mà không cần bất kỳ “người gác cổng” nào.